Miễn học phí cho sinh viên sư phạm: Dễ sinh lười học và lãng phí?
Chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm từng có tác dụng tích cực trong việc thu hút sinh viên. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng nó có nhiều điều chưa phù hợp.
Bộ Giáo dục – Đào tạo vừa đưa ra đề xuất thay chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm bằng việc cho vay tín dụng, cấp học bổng cho sinh viên học tập tại các cơ sở đào tạo giáo viên. Với lý do: Nhu cầu thị trường lao động đã thay đổi, sinh viên sư phạm trên cả nước ra trường chưa có việc làm hoặc làm không đúng ngành nghề gây lãng phí; bởi vậy, cần thiết phải bỏ quy định miễn học phí đối với sinh viên ngành này.
Sinh viên sư phạm sẽ được hỗ trợ vay tiền để đóng học phí và các loại phí sinh hoạt khác. (Ảnh minh họa: Hải Nguyễn)
Miễn học phí làm sinh viên lười học
PGS.TS Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM – nêu quan điểm rằng, nên bỏ chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm.
Ông Dũng cho rằng chính sách này gây nhiều lãng phí, trong khi sinh viên sư phạm ra trường thất nghiệp nhiều. Hơn nữa, nhiều sinh viên sư phạm sau khi được học miễn phí ra trường lại làm cho nơi khác chứ không phục vụ cho sư phạm, gây lãng phí.
“Cho nên tốt hơn hết là cho vay tín dụng, em nào học thì cho vay tiền. Nếu ra trường làm sư phạm thì sẽ hoàn trả cho các em, còn nếu làm ngoài thì các em phải trả lại số tiền này”.
Nói về việc nếu như bỏ chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm sẽ làm các trường khó khăn hơn trong việc tuyển sinh, bằng chứng là năm qua rất nhiều trường sư phạm trắng thí sinh, ông Dũng cho rằng phải chấp nhận vì đầu ra là quan trọng, nếu như có việc làm thì kể cả đóng học phí thì học sinh vẫn hào hứng để thi vào trường sư phạm.
Video đang HOT
Chính sách miễn học phí được áp dụng từ 20 năm trước, để thu hút người giỏi vào ngành sư phạm. (Ảnh minh họa: Hải Nguyễn)
Theo ông Dũng, với mức sống hiện nay thì số học phí này không đáng là bao, không phải vì miễn học phí mà thu hút học sinh vào, thậm chí còn gây ra tác dụng ngược. Học sinh thi vào sư phạm không vì đam mê yêu thích mà chủ yếu vì được miễn học phí. Chính sách này có thể còn khiến cho sinh viên lười học, bởi vậy phải đóng tiền thì sinh viên mới cố gắng học.
Bỏ miễn học phí cho sinh viên sư phạm cần có lộ trình
Trong khi đó PGS.TS Nguyễn Thám – nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) – cho rằng, chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm đã có thời gian dài tác động tích cực đến tuyển sinh sư phạm, đặc biệt là thời kỳ đó sinh viên sư phạm ra trường có cơ hội làm việc đúng ngành đã chọn.
“Hiện nay học sinh giỏi ít mặn mà với sư phạm, chủ yếu là cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp quá khó khăn. Trong điều kiện khó tuyển sinh vào các trường sư phạm như hiện nay, nếu bỏ chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm thì lại càng khó tuyển hơn” – ông Thám nói.
Vì vậy theo ông Thám, cần phải có lộ trình cụ thể, để học sinh giỏi vào sư phạm cần có những giải pháp tầm vĩ mô như quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo giáo viên và các chính sách phù hợp, tạo động lực cho việc phát triển đội ngũ giáo viên và các trường sư phạm sẽ phải đổi mới trong đào tạo giáo viên để tạo động lực cho thầy – cô giáo tương lai.
Nguyễn Hà
Theo Lao Động
Dự thảo sửa đổi Luật Giáo dục: Sinh viên sư phạm ra làm đúng ngành sẽ được xóa khoản vay học phí
Học sinh, sinh viên sư phạm được vay tín dụng sư phạm để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí trong toàn khóa học. Sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định thì được xóa khoản vay này.
Đó là nội dung sửa đổi của Luật Giáo dục đối với chính sách miễn học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm để đưa ra Quốc hội thảo luận trong kỳ họp tới.
Bộ GD&ĐT cho biết, hiện nay, do nhu cầu của thị trường lao động đã có sự thay đổi, số sinh viên sư phạm trên cả nước ra trường chưa có việc làm hoặc làm không đúng ngành sư phạm còn nhiều, có tình trạng đi làm trái ngành, nghề gây lãng phí rất lớn nguồn nhân lực đầu tư cho giáo dục.
Vì vậy, dự thảo không quy định miễn học phí đối với học sinh, sinh viên sư phạm mà thay bằng chính sách vay tín dụng sư phạm: học sinh, sinh viên sư phạm được vay tín dụng sư phạm để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí trong toàn khóa học, được hưởng các chính sách học bổng khuyến khích học tập, các chế độ miễn, giảm học phí và trợ cấp xã hội quy định.
Sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ không phải trả khoản vay tín dụng sư phạm.
Sinh viên sư phạm được vay tín dụng để đóng học phí. Nếu ra trường làm đúng ngành sẽ được xóa khoản vay này
Bộ GD&ĐT cho hay, chính sách mới này mang lại một số ưu điểm: Học sinh, sinh viên được vay tín dụng để nộp đủ mức học phí và có đủ chi phí sinh hoạt để yên tâm theo học, sau này ra trường làm đúng nghề sư phạm được xóa khoản vay; như vậy nếu sau khi ra trường làm trong ngành sư phạm thì sinh viên vẫn không phải chi trả khoản học phí.
Đối với trường sư phạm, học sinh, sinh viên đóng học phí đầy đủ cho nhà trường theo mức thu, trường có nguồn thu trực tiếp để chủ động trang trải chi phí.
Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Nhà nước sẽ thực hiện hỗ trợ đúng đối tượng, không còn tình trạng hỗ trợ kinh phí cho những người được đào tạo sư phạm nhưng ra trường đi làm ngành nghề khác, làm chính sách hỗ trợ không hiệu quả.
Các trường được tự xây dựng mức học phí
Trong dự thảo Luật Giáo dục cũng đã sửa đổi quy định về mức học phí hiện nay. Theo đó, cho phép các cơ sở giáo dục ngoài công lập được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí đảm bảo bù đắp chi phí.
Các cơ sở giáo dục công lập được cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng cao và chủ động xây dựng mức thu học phí tương xứng.
Đồng thời, để hạn chế tình trạng các cơ sở giáo dục ngoài công lập, mô hình chất lượng cao tăng học phí tùy tiện, Dự thảo bổ sung quy định yêu cầu các cơ sở giáo dục này phải thực hiện công khai chi phí đào tạo, mức thu học phí và lộ trình thu học phí cho cả khóa học, cấp học.
Bộ GD&ĐT cho biết, trước đây học phí là một loại phí thuộc ngân sách nhà nước, cơ chế thu, quản lý, sử dụng học phí thực hiện theo Pháp lệnh phí và lệ phí, theo đó học phí phải được ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước và phải nộp vào kho bạc nhà nước để theo dõi, quản lý theo quy định.
Tuy nhiên, năm 2015 Quốc hội đã ban hành Luật phí, lệ phí, trong đó bỏ học phí ra ngoài danh mục phí, lệ phí do nhà nước quản lý, và coi học phí là giá dịch vụ giáo dục và đào tạo.
Theo đó, học phí thuộc phạm vi điều chỉnh bởi Luật Giá, và cơ chế thu, quản lý sử dụng học phí được chuyển sang cơ chế giá dịch vụ theo quy định của Luật Giá và được tính đúng tính đủ. Vì vậy, cần phải sửa đổi quy định về học phí cho phù hợp với Luật Giá.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Thay đổi chính sách để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo Đại biểu Quốc hội Đinh Thị Bình - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ - cho rằng: Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi lần này đã đưa ra hai nội dung liên quan trực tiếp đến việc chuẩn bị đội ngũ trong ngành Giáo dục, thể hiện tại quy định thay chính sách miễn học phí bằng cho vay tín...