Miễn học phí cho con nạn nhân vụ xe Camry đâm chết người
Lãnh đạo trường THPT Vạn Xuân (Long Biên, Hà Nội) đã miễn học phí cho Trần Việt Dương đến khi tốt nghiệp THPT, đồng thời trao cho em và gia đình số tiền ủng hộ 20 triệu đồng.
5 ngày sau vụ việc xe Camry đâm chết người trên phố Ái Mộ (quận Long Biên, Hà Nội) khiến 3 người tử vong, hình ảnh em Trần Việt Dương – con nạn nhân Nguyễn Thị Trúc – khiến nhiều người thương cảm. Nam sinh tâm sự không còn nghĩ đến ước mơ vào đại học khi mất mẹ trong tai nạn giao thông đau lòng. Cậu học trò lớp 12 đang là học sinh trường THPT Vạn Xuân, Long Biên.
Trong gia đình, chỉ còn Dương là chỗ dựa cho người cha là ông Trần Việt Dũng đang đau ốm, bệnh tật. Trước đó, bà Trúc lo kinh tế cho cả gia đình với số lương giúp việc chỉ hơn 1 triệu đồng một tháng. Mẹ mất, bố ốm đau, đồng nghĩa cánh cửa đại học của Dương gần như khép lại.
Ngày 4/3, Ban giám hiệu trường THPT Vạn Xuân đến thăm hỏi gia đình Dương. Lãnh đạo trường quyết định miễn hoàn toàn học phí cho nam sinh tới khi tốt nghiệp. Toàn thể học sinh, giáo viên và các phụ huynh trường THPT Vạn Xuân còn quyên góp, trao cho gia đình 20 triệu đồng.
Ban giám hiệu nhà trường đến thăm và chia sẻ sau nỗi mất mát cùng gia đình Dương. Ảnh: T.N.
Cô Lê Thị Hồng Liên, cố vấn Đoàn trường THPT Vạn Xuân cho biết, trường đã chuẩn bị nhiều biện pháp để giúp đỡ và hỗ trợ gia đình Dương. Nam sinh đã đi học trở lại sau 3 ngày xảy ra sự việc.
Hiện tại, trường THPT Vạn Xuân tiếp tục quyên góp hỗ trợ gia đình Dương. Ngày mai (5/3), cựu học sinh của trường sẽ đến giúp gia đình thêm khoản tiền để trang trải.
Cô Liên nhấn mạnh, điều quan trọng lúc này là động viên nam sinh về mặt tinh thần để sớm vượt qua nỗi đau.
Video đang HOT
Theo Zing
Chuyện cứu người gặp nạn: Sợ 'tai bay vạ gió' nên ngại?
Vụ tai nạn khiến 3 người chết ở Hà Nội khiến dư luận bàn tán không ngớt về việc hành xử của con người khi thấy người gặp nạn.
Mới đây, vụ tai nạn xe Camry khiến 3 người tử vong sáng 29/2 tại phố Ái Mộ, phường Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội đã khiến dư luận bàn tán không ngớt không chỉ bởi hậu quả thảm khốc mà nó để lại mà còn bởi những chuyện xung quanh, ví dụ như sự thờ ơ của người dân khi cứu giúp người gặp nạn.
Thậm chí, câu chuyện này còn thu hút nhiều bàn luận về lòng tốt, đạo đức, cũng như trách nhiệm của con người trong xã hội hiện nay.
Vô cảm hay thiếu bản lĩnh?
Theo đó, sau khi chứng kiến vụ tai nạn, cô giáo Dương Thị Kim Liên, giáo viên trường tiểu học Ngọc Lâm - nơi bé Trần Gia Hân (một trong 3 nạn nhân tử vong) theo học đã đưa bé Hân đi cấp cứu đồng thời đăng tải dòng chia sẻ nói về sự vô cảm của những người tham gia giao thông.
Theo nữ giáo viên, sau khi phát hiện Hân vẫn còn sống, cô và người dân xung quanh nhanh chóng bế bé đi cấp cứu nhưng chỉ nhận được những cái lắc đầu, trốn tránh từ tài xế lưu thông qua đoạn đường xảy ra tai nạn.
Bà Dung (trú tại số nhà 28, phố Ái Mộ, gần nơi xảy ra tai nạn) cho biết, chuyện thờ ơ với người bị nạn này là có thật. Dù không chứng kiến sự việc từ đầu nhưng khi vụ tai nạn xảy ra bà thấy một xe taxi và một ôtô con dừng lại xem rồi chạy thẳng, mặc cho nhiều người gọi mang bé Gia Hân đi cấp cứu.
"Lòng nhân ái giữa con người với con người ngày nay bị mai một khá nhiều. Có một số bạn bày tỏ thái độ bất bình... nhưng tôi dám chắc rằng, không ít bạn có đủ can đảm, dám đưa tay chạm vào cơ thể người gặp nạn, với vô số thương tích" - nickname Van Pham Le chia sẻ quan điểm.
Hiện trường vụ tai nạn 3 người chết.
Bên cạnh ý kiến lên án những ánh mắt thờ ơ của người đi đường, nhiều thành viên cho rằng, việc tự ý đưa nạn nhân đi cấp cứu khá nguy hiểm.
Thành viên Nhật Minh nhận xét, việc đào tạo các kỹ năng sơ cấp cứu tại Việt Nam là quá kém. Đây cũng là lý do khiến nhiều người dè chừng trong việc cứu giúp người bị nạn.
Theo chị Thu Thủy (phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm) thì ùy theo tình trạng mức độ của tai nạn, nếu nạn nhân bị nhẹ thì tôi sẽ đưa đi viện, còn nặng thì phải gọi y tế vì mình đâu có chuyên môn sâu về việc này. Sau khi gọi xe cấp cứu, phải đề nghị mọi người không xúm lại đông để lấy không khí cho người bị tai nạn.
"Nhưng cũng phải nói rằng, nhiều người gặp tai nạn mà thấy máu me thì sợ, chả dám đến gần, "chạy mất dép". Người đứng xem thì nhiều, còn ra giúp đỡ thì ít lắm, vì ai cũng sợ phiền phức. Giờ ai chả thế, trừ khi là người nhà mình" - chi Thuy noi.
"Đó co phai la sư thơ ơ, vô cam không?" - "Không phai la vô cam ma ai đủ ban linh? Cơ ban nhưng ngươi như thê la tinh thần thep", chị nói tiếp.
Trong khi đó ông Nguyễn Văn Liêm (Mỹ Đình) cho hay, đưa đi cấp cứu cũng phải tùy hoàn cảnh khi đó thế nào. Nhiêu ngươi vì giup nan nhân có thể bị hiểu lầm là mình gây tai nạn rồi "tai bay vạ gió".Sợ tai bay vạ gió
"Tôi từng gặp cảnh 2 xe máy đâm nhau, khi đó một nạn nhân đang kêu la ầm ĩ, xe cứu thương thì chưa đến, sẵn có ô tô tôi liền chở họ đến viện luôn.
Đến bệnh viện xong thì người nhà kéo vao định đánh vì tưởng tôi gây ra tai nạn. Lúc đó công an cũng hỏi, cũng bảo làm việc, rất mất thời gian. Trong khi ý thức xã hội chưa cao thì sẽ rất ngại làm những việc tương tự", ông Liêm nói.
Trung tá Trương Quốc Hiên, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra hình sự, Công an Quận Long Biên, TP Hà Nội cho rằng để phân tích sâu hơn việc này, có lẽ chúng ta phải hiểu cội nguồn của vấn đề là tâm lý tại sao người ta lại không làm những việc mà đáng ra họ phải làm.
Ví dụ, thấy người bị thương thì phải cấp cứu đưa đi bệnh viện hoặc có một cái gì đó để xử lý, hạn chế thấp nhất hậu quả tai nạn xảy ra. Ở đây, có thể là do tâm lý, người ta lo ngại về mặt tâm linh, ngại về việc cứu giúp thì sau này, công an lại hỏi, gây phiền hà, làm người ta mất thời gian. Thực tế là như vậy.
"Về phía cơ quan điều tra, tôi cho rằng, hành vi thấy người bị tai nạn mà không cứu giúp là hành vi đáng chê trách. Tôi không nói quá lời, hành vi này là đáng lên án", ông nói.
Còn nhớ cách đây không lâu, dư luận cũng xôn xao vụ việc người dân Đà Nẵng đứng nhìn nam thanh niên chết đuối dưới hồ. Thời điểm đó, người ta cũng đặt ra câu hỏi lòng tốt của con người đã đi về đâu? Sự vô cảm thờ ơ của người dân đã đến mức báo động?
Bờ hồ nơi nạn nhân nhảy xuống
Khi những hình ảnh về người thanh niên chết đuối ở Đà Nẵng tràn lan trên mạng, đã có hàng trăm nghìn những lượt comment, đặt câu hỏi về sự thờ ơ của những người đứng xung quanh. Phần đông comment tìm cách lý giải cho sự thờ ơ đó, người đổ cho nỗi sợ một thanh niên bị nghi ngáo đá, người cho rằng đám đông nhao nhao cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì, có người lại phân tích hẳn một bài dài về lý do tại sao không nên cứu người đang chết đuối - ngay cả khi bạn có biết bơi.
Từ các vụ việc trên có thể thấy rằng hành xử như thế nào khi chứng kiến người gặp nạn vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Thế nhưng có một thực tế rằng nếu chúng ta cứ chọn sống cho mình thì sẽ càng ngày càng thiếu đi những người anh hùng giữa đời thực hay vượt qua giới hạn bản thân vì mấy chữ tưởng chừng ai cũng sẽ dạy con mình: Thấy chết là cứu!
Theo Phu nư News
Bỏ mặc nạn nhân TNGT: "Khó phán xét vô cảm hay vô đạo đức" Chúng ta không nên đặt vấn đề đạo đức ở đây. Rất khó đánh giá ai đó vô cảm hay không. Cách hành xử của con người trong mỗi trường hợp là khác nhau. Ba ngày sau vụ tai nạn liên quan đến chiếc xe Camry trên phố Ái Mộ xảy ra, câu chuyện về sự vô cảm bỏ mặc người bị nạn...