Miễn học phí bậc THCS: Có thực hiện đại trà?
Thông tin Bộ Tài chính yêu cầu TP Hồ Chí Minh xem lại việc miễn học phí bậc THCS đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Bởi hiện đề xuất miễn học phí bậc THCS trong quá trình đóng góp cho dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi- dù được hoan nghênh là đã thể hiện được chủ trương nhân văn trong giáo dục, song cũng đang nhận được những phản biện từ nhiều góc nhìn.
Học sinh trường Tiểu học và THCS Tà Hộc – Sơn La tới trường. Ảnh: Mạnh Dũng.
TP Hồ Chí Minh: Mỗi năm miễn khoảng 350 tỷ đồng tiền học phí
Theo đó, Bộ Tài chính vừa có công văn trả lời về kiến nghị của UBND TP Hồ Chí Minh xin miễn học phí cho học sinh THCS tại các trường công lập trên địa bàn. Theo Bộ Tài chính, việc miễn học phí cho học sinh THCS tại các trường công lập thuộc thẩm quyền của Quốc hội, đối tượng không đóng học phí phải được quy định trong Luật Giáo dục. Do TP Hồ Chí Minh là địa phương có thu nhập bình quân đầu người thuộc diện cao trong cả nước, nên mức học phí từ 85.000 đến 100.000 đồng/tháng/học sinh không phải quá lớn để tạo gánh nặng cho cha mẹ học sinh. Vì thế việc miễn giảm học phí bậc THCS sẽ tạo sự không thống nhất giữa các gia đình có con theo học bậc THCS ở TP Hồ Chí Minh và các địa phương khác.
Trước đó, trong tháng 9/2018 Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đã giao Văn phòng UBND thành phố tham mưu, trình UBND TP văn bản kiến nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ cho phép địa phương này được xem xét miễn học phí cho học sinh bậc THCS tại các trường công lập trên địa bàn. Sau khi có ý kiến chấp thuận của Chính phủ, Văn phòng UBND thành phố đã khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ, trình HĐND thành phố thông qua tại cuộc họp gần nhất theo quy định.
Cũng theo tờ trình của liên Sở Tài chính – Sở GDĐT thành phố, nguồn kinh phí để bù đắp chi phí khi miễn học phí bậc THCS sẽ cân đối từ ngân sách địa phương. Hiện bình quân mỗi năm thành phố thu được khoảng 350 tỷ đồng tiền học phí từ bậc học THCS.
Video đang HOT
Mừng trước chủ trương miễn phí bậc THCS tại một thành phố lớn, song cũng có nhiều ý kiến trăn trở. Có quan điểm ví von cho rằng, bài học miễn thuế nông nghiệp vẫn còn đó. Vì vậy, ngành giáo dục TP Hồ Chí Minh nên lấy bài học đó để thực hiện, không xảy ra nạn “núp bóng phí” để lạm thu như thời gian qua. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng phân tích: Chính phủ nên xem xét và cân nhắc kỹ về việc này, nếu học sinh của TP Hồ Chí Minh được miễn học phí, vậy các tỉnh, thành khác trong cả nước có được miễn không? Không sợ thiếu chỉ sợ nhất là thiếu công bằng. Một số quan điểm khác cho rằng, chỉ nên thực hiện chính sách miễn học phí bậc THCS cho học sinh ở vùng khó.
Băn khoăn lộ trình
Trình bày Báo cáo về dự án Luật Giáo dục sửa đổi trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 9 vừa qua, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, theo dự luật, sẽ không thu học phí đối với trẻ em mầm non 5 tuổi, học sinh THCS trường công lập; hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập và nâng chuẩn trình độ được đào tạo đối với giáo viên mầm non từ trung cấp sư phạm lên cao đẳng sư phạm. Hiện nay khung học phí mầm non, phổ thông quy định đối với các trường công lập khá thấp (khu vực thành thị từ 60.000-300.000 đồng; khu vực nông thôn từ 30.000-120.000 đồng; khu vực miền núi từ 8.000-60.000 đồng). Các cơ sở giáo dục ngoài công lập tự quyết định mức thu học phí. Tuy nhiên đến nay, Nhà nước mới chỉ thực hiện miễn học phí đối với giáo dục tiểu học, còn giáo dục THCS, trẻ em mầm non 5 tuổi (học sinh thuộc diện phổ cập) vẫn chưa được miễn học phí. Điều này gây khó khăn cho việc huy động trẻ đến trường, nhất là ở vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn.
Theo phân tích của Bộ GDĐT, mức thu học phí không quá cao, nhưng cũng là gánh nặng đối với gia đình có mức thu nhập thấp, tiệm cận chuẩn nghèo. Miễn học phí bậc THCS sẽ huy động được trẻ ở lứa tuổi này đến trường, định hình việc phân luồng học sinh THCS và định hướng nghề nghiệp cho các em THPT rõ ràng hơn, khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội và hội nhập quốc tế. Ông Nhạ cho hay: Miễn học phí đối với học sinh THCS sẽ góp phần giảm chi phí cho mỗi cá nhân, gia đình và tiết kiệm nguồn lực cho cả xã hội. Nếu thực hiện chủ trương trên của Chính phủ, mỗi năm sẽ có hơn 5 triệu học sinh được hưởng lợi.
Xung quanh nội dung miễn học phí bậc THCS, Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển bày tỏ băn khoăn: Hiện chưa thấy Chính phủ đưa ra trình lộ trình là thế nào? Ông Hiển lưu ý, nên chăng chỉ nên miễn học phí ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Ông cũng chưa đồng tình lắm với việc miễn học phí toàn bộ bậc THCS, hỗ trợ cả trường ở thành phố lớn, những trường đóng góp 7-8 triệu/tháng mà còn phải xếp hàng mới được vào. Bởi miễn phí quá đại trà là vi phạm nguyên tắc thị trường.
Đồng tình với quan điểm này, nhiều chuyên gia giáo dục phân tích: Nếu không có khoản tiền học phí, các trường sẽ thiếu hụt. Liệu nhà nước có đảm bảo cấp bù đủ ngân sách này, trong khoảng thời gian dài hạn? Với quy mô cả nước, đây sẽ là số tiền không nhỏ. GS Đào Trọng Thi cho rằng, nhiều năm nay ngành giáo dục chưa thực hiện được chủ trương này nguyên nhân cũng chính là do nguồn ngân sách có hạn. Vì thế, Nhà nước thực hiện được chủ trương này là rất nhân văn, nhưng khi quyết định triển khai thì Chính phủ phải tính kỹ lộ trình như thế nào? Nguồn lực ở đâu? Nếu không sẽ khó khả thi.
Còn theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT: Nếu Chính phủ cân nhắc đủ tiền để thực hiện miễn học phí cho THCS thì sẽ tạo điều kiện tốt cho trẻ đúng độ tuổi đến trường. Nhưng điều lo ngại, đã miễn học phí thì không được thu khoản gì nữa, trong khi ngân sách nhiều địa phương khó khăn, nếu không cẩn thận có thể hạn chế đến phục vụ các hoạt động giáo dục. Vì thế, cần cân nhắc thời điểm thực hiện, đối tượng thực hiện, có lộ trình từng bước cụ thể tùy theo ngân sách của Nhà nước.
Mạnh Dũng
Theo daidoanket
Miễn học phí cho học sinh THCS: Xử lý nghiêm nếu thu trái quy định
Mới đây, Chính phủ đã thống nhất chủ trương thực hiện chính sách miễn học phí đối với trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh trung học cơ sở (THCS) trường công lập và hỗ trợ đóng học phí ngoài công lập đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập, đặc biệt là đối với các thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Theo tính toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngoài kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên và chi thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh theo quy định, khi thực hiện chính sách miễn học phí đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi, học sinh THCS công lập và hỗ trợ học phí cho học sinh ngoài công lập, ngân sách phải chi thêm khoảng 4.730 tỷ đồng mỗi năm.
Thực hiện theo đúng chủ trương trên của Chính phủ, mỗi năm sẽ có khoảng hơn 5 triệu học sinh được hưởng lợi. Ngay tại Hà Nội, bắt đầu từ năm học 2018-2019, mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập ở tất cả các địa bàn đều tăng. Cụ thể, học sinh khu vực thành thị đóng 155.000 đồng/tháng/học sinh (tăng 45.000 đồng), ở nông thôn 75.000 đồng/tháng/học sinh (tăng 20.000 đồng), miền núi 19.000 đồng/tháng/học sinh (tăng 5.000 đồng).
Việc miễn học phí ở cấp THCS đang được quan tâm.
Với mức tăng này, người dân ở vùng nông thôn, ngoại thành, miền núi thu nhập chủ yếu từ nghề nông, làm thuê thì việc bớt được vài trăm ngàn đồng tiền đóng học phí mỗi kỳ sẽ làm giảm áp lực về cả tâm lý lẫn tài chính, nhất là những hộ nghèo có hai con cùng đi học.
Khi nghe tin về chủ trương này, nhiều phụ huynh đang có con theo học khối THCS vui mừng và mong việc miễn học phí được triển khai càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, dù vui mừng và đánh giá cao chính sách miễn học phí, nhưng nhiều phụ huynh vẫn lo lắng về các khoản phụ thu. Số tiền vài trăm nghìn đóng học phí một năm học không đáng là bao so với các khoản thu xã hội hóa ở nhiều trường hiện nay. Một phụ huynh có con học ở trường THCS Ba Đình, Hà Nội cho rằng: Thực hiện miễn học phí, các cơ quan chức năng phải ban hành các quy định chặt chẽ khác đi kèm để người dân không phải đóng góp các khoản khác để bù vào học phí.
Thực tế thì luật giáo dục hiện hành quy định ngoài học phí, người học không phải nộp khoản nào khác nhưng rõ ràng, phụ huynh và học sinh vẫn phải "cõng" rất nhiều các khoản tự nguyện khác. Nhiều chuyên gia giáo dục phân tích: Nếu không có khoản tiền học phí, các trường sẽ thiếu hụt. Liệu nhà nước có đảm bảo cấp bù đủ ngân sách này, trong khoảng thời gian dài hạn? Một số lãnh đạo trường THCS cho rằng đây là chính sách nhân văn nhưng bày tỏ băn khoăn về nguồn ngân sách bù cho học phí như trước đây.
Về vấn đề này, theo thông tin từ phía Bộ GD&ĐT, khi đưa ra đề xuất miễn học phí bậc THCS, Bộ đã cân nhắc tới vấn đề phụ huynh có thể phải đóng các khoản khác tăng lên hoặc có thể xảy ra tình trạng lạm thu để có giải pháp kiểm soát. Do vậy, Bộ đã ban hành các văn bản quy định rất chặt chẽ về các khoản được thu, không được thu và yêu cầu các cơ sở giáo dục không được phép thu các khoản trái quy định, sẽ xử lý nghiêm các cơ sở, người đứng đầu các cơ sở giáo dục vi phạm.
Phạm Thảo
Theo laodongthudo
Miễn học phí ở bậc THCS: Phụ huynh không "mặn mà"? Chủ trương miễn học phí bậc THCS lẽ ra phải là tin vui với mọi nhà, mọi người nhưng thực tế không quá nhiều "mặn mà" với chính sách này. Thậm chí, còn lo ngại "cắt" được khoản nhỏ lại dễ thêm nguy cơ "phình" các khoản phụ phí trong nhà trường. Phụ huynh "chê" tin vui Theo Nghị quyết số 104/NQ-CP, Chính...