Miễn, giảm học phí vẫn khan hiếm người học
Nghị định 74 của Chính phủ đã sửa đổi, bổ sung đối tượng được miễn, giảm học phí ở một số ngành nhằm thu hút người học. Thế nhưng vì nhiều lý do, số lượng người học các ngành này vẫn khan hiếm.
Nghị định này bổ sung các đối tượng được miễn học phí bao gồm sinh viên học chuyên ngành Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; học sinh, sinh viên, học viên các chuyên ngành lao, phong, tâm thần, pháp y và giải phẫu bệnh. Đối tượng được giảm 70% học phí gồm học sinh, sinh viên các chuyên ngành nhã nhạc, cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với dạy nghề.
Ảnh minh họa
PGS-TS Đặng Văn Tịnh, Phó phòng Đào tạo trường ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết: “Số lượng sinh viên ngành lao, phong, tâm thần, giải phẫu, pháp y… quá hiếm. Cử nhân bác sĩ đa khoa sau khi tốt nghiệp, thường đăng ký học tiếp vào các chuyên khoa khác chứ ít ai chịu chọn những chuyên khoa này”. PGS-TS Phạm Lê An, Phó phòng sau ĐH Trường ĐH Y Dược TP.HCM, thông tin thêm: “Mặc dù nguồn bệnh hằng năm không thay đổi, nhu cầu thậm chí có thể nói là cao, nhưng những năm gần đây vẫn khan hiếm người học các ngành này”.
Tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, các ngành triết học (Mác-Lênin), Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng có số lượng thí sinh đăng ký ít, tỷ lệ chọi và điểm chuẩn khá thấp so với các ngành còn lại. Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Trưởng phòng Đào tạo, cho hay: “Hằng năm chỉ tiêu của ngành triết học là 120, nhưng luôn phải tuyển thêm khoảng 40 chỉ tiêu nguyện vọng bổ sung. Điểm chuẩn của ngành này cũng chỉ cao hơn điểm sàn một chút, 14,5 – 15 điểm”.
Số lượng người học các ngành như chèo, tuồng, cải lương ở Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội rất ít ỏi. Ông Nguyễn Đình Thi, Phó hiệu trưởng, công nhận: “Khoảng 5 – 6 năm trở lại đây, thí sinh đăng ký rất thấp, mỗi ngành chỉ khoảng 15 – 16, cải lương chỉ 10 em, trong khi chỉ tiêu thì nhà nước cấp thoải mái, miễn sao có người học”. Ông Thi cho hay năm 2012 có 13 thí sinh đậu vào ngành cải lương, 18 vào chèo. Riêng tuồng năm nay không có thí sinh nào dự thi. Các chuyên ngành xiếc, nhã nhạc, cung đình… ở một số trường nghệ thuật khác cũng trong hoàn cảnh tương tự.
Video đang HOT
Có thể nói, việc miễn, giảm học phí đối với những ngành học này trong giai đoạn ngày càng ít người mặn mà theo đuổi, là một chính sách cần thiết để củng cố, thu hút nguồn nhân lực. Thế nhưng, còn rất nhiều rào cản khiến người học e ngại.
PGS-TS Phạm Lê An nhìn nhận: “Làm bác sĩ đã có nhiều áp lực rồi, nhưng bác sĩ lao, tâm thần, phong, giải phẫu… chắc chắn áp lực lớn hơn”. Ông An bày tỏ, việc miễn học phí và chế độ phụ cấp, đãi ngộ dành cho những người học và làm trong các ngành này chứng tỏ sự quan tâm của nhà nước, nhưng mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ. Theo ông An, vấn đề lớn hơn là môi trường làm việc những ngành này vẫn còn sơ sài, lạc hậu.
Về các loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian như chèo, tuồng, cải lương, ông Nguyễn Đình Thi lý giải: “Đúng là ngày nay, các diễn viên loại hình này sống được bằng nghề rất khó. Khán giả đang ngày một ít đi. Chúng tôi cũng rất nỗ lực để góp phần duy trì và bảo tồn nhưng nếu được nhà nước hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa, đảm bảo được đời sống cho nghệ sĩ thì mới hy vọng thu hút đầu vào”.
Được biết, Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội cùng các nhà hát chèo, tuồng, cải lương trực thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch đang phối hợp thực hiện dự án tuyển sinh, bằng cách về các địa phương tuyển bậc trung cấp trước. Trong thời gian đi học, sinh viên được nhận vai diễn và được trả lương, sau khi ra trường được làm việc tại nhà hát và bố trí chỗ ở.
Theo TNO
Xóa tan sương mù đến với nước Anh
"Mỗi lần tham dự một kì triển lãm, tớ lại thấy ước mơ du học Anh của mình ngày càng rõ nét."
Đó là tâm sự rất thật của bạn Vũ Thúy Hoa, chuyên Lý trường Hà Nội - Amsterdam. Giống như 2.000 bạn teen khác đã đến Triển lãm Giáo dục Vương Quốc Anh 2012 tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng ngày 20, 21 và 23/10/2012 vừa qua, Hoa hy vọng có thể tìm được một học bổng phù hợp với sức học cũng như kinh tế của gia đình.
"Gỡ rối tơ lòng" du học
Tương tự những năm trước, khách tham quan chỉ cần chuẩn bị câu hỏi dành cho 63 trường Đại học - Cao đẳng Anh tham dự Triển lãm. Bạn Thanh Huyền, sinh viên trường RMIT Hà Nội đã phấn khởi cho biết:"Lúc trước mình có dự định apply vào trường University of Essex mà không thành. Nhờ đến Triển lãm lần này mà mình đã biết đến trường University Campus Suffolk có chương trình liên thông với Essex. Mình có thể nhận bằng Essex sau khi học xong Campus Suffolk. Trường này cũng không đòi hỏi mình phải có IELTS vì RMIT vốn đã giảng dạy bằng tiếng Anh. Ngoài ra trường cũng không yêu cầu ba năm kinh nghiệm để được học MBA, đây quả là một lợi thế lớn với người chưa đi làm như mình."
Các teen Hà Nội hào hứng tìm hiểu thông tin tại triển lãm
Ngoài ra, các teen nhà mình đều cho biết rất phấn khích với các cơ hội ưu đãi, giảm học phí, hỗ trợ thủ tục visa, thi IELTS. Có những trường còn miễn phí thi IELTS và giảm 500 bảng khi xin visa. "Hầu hết các trường đều cam kết sẽ nhận trực tiếp hồ sơ của chúng tớ và trả lời sau 2 đến 3 ngày, không cần phải thông qua các trung tâm tư vấn du học nữa." Thanh Huyền nói.
Đại diện các trường tại Hà Nội - TP.HCM - Đà Nẵng rất nhiệt tình đón tiếp các bạn tham dự triển lãm
Living Books và ba yếu tố không biên giới
Song song với sự tư vấn của các trường, các bạn còn được các Living Books (cuốn sách sống) kể những câu chuyện rất thật về những tháng ngày tại Anh của họ. Đó là anh Nguyễn Hồ Quang Hà với câu chuyện về lần chia buồn với người thầy vừa mất mẹ tại quán bar, nơi hết sức bình dân với người Anh, nơi mà người ta ngồi với nhau để chia sẻ sở thích, niềm vui, hoàn toàn không phân biệt tuổi tác, địa lý, địa vị.
Hay như tâm sự của Đinh Thị Hồng Liên về công việc hiện tại: "Trước đây tôi chưa hề nghĩ mình có thể là người tổ chức sự kiện. Đó không phải là vị trí tôi đăng ký xin tuyển vào nhưng tôi vẫn nhận công việc này. Lý do vì tôi muốn thử và học cái gì đó mới và đây cũng là cơ hội khám phá bản thân mình." Nếu không tới với Broxtowe College, Nottingham, không trải qua những kỷ niệm vui buồn, không đối mặt với những khó khăn của một cuộc sống xa nhà đầy biến động, không tiếp xúc với một nền giáo dục đa dạng và đầy hấp dẫn như Anh quốc, liệu Liên có đủ kiến thức, sự tự tin và các kỹ năng giao tiếp để thử sức ở một lĩnh vực mới như bây giờ?
Các anh chị Living Book tại Đà Nẵng rất "cute" và thân thiện các bạn nhé!
Ngoài những câu chuyện rất thú vị của các Living Books, các bạn tham dự Triển lãm còn được biết đến định nghĩa về "Ba yếu tố ko biên giới": Sự chân thành, tài năng, chăm chỉ và trách nhiệm. Dù bạn đến từ đâu, mang màu da hay văn hóa như thế nào, ba yếu tố trên mới là thước đo đánh giá con người bạn.
Hãy "chiêm ngưỡng" những khoảnh khắc đẹp của các teen tại triển lãm vừa qua tạihttp://www.facebook.com/BritishCouncil.EducationUKVietnam và http://kenh14.vn/hoc-duong/goc-nhin-moi-tai-trien-lam-giao-duc-anh-quoc-2012-2012103112194466.chn. Hẹn gặp lại các teen tại Triển lãm giáo dục Vương Quốc Anh 2013 và hãy thường xuyên cập nhật sự kiện về Giáo dục Anh của Hội đồng Anh trên website: www.educationuk.org/vietnam.
Theo TTVN
Trung tâm luyện thi tung nhiều "chiêu" hút sĩ tử Để đón lượng sĩ tử về thủ đô luyện thi đại học sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT, các trung tâm luyện thi ĐH ở Hà Nội tung ra nhiều "chiêu" hấp dẫn như miễn phí nhà trọ, giảm học phí, tư vấn lựa chọn ngành thi, cách làm bài thi... Dạo qua các phố ở Hà Nội xưa nay...