Miễn, giảm học phí cho sinh viên 5 chuyên ngành Y
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa phê duyệt Đề án “Khuyến khích đào tạo và phát triển nhân lực y tế các chuyên ngành lao, phong, tâm thần, pháp y và giải phẫu bệnh giai đoạn 2013-2020″. Theo đó, miễn, giảm học phí cho sinh viên theo học 5 chuyên ngành trên.
Sinh viên ngành y đang thăm khám bệnh nhân.
Theo Đề án, đến năm 2020, sẽ đào tạo khoảng 2.500 nhân lực thuộc 5 ngành trên. Trong đó, 30 người trình độ tiến sĩ; 30 thạc sĩ; 170 bác sĩ chuyên khoa cấp 2; 570 bác sĩ chuyên khoa cấp 1; 1.500 bác sĩ đa khoa định hướng chuyên ngành; 200 cử nhân xét nghiệm kỹ thuật định hướng chuyên ngành giải phẫu bệnh và pháp y.
Tổng số nhân lực trên được phân bổ như sau: Chuyên ngành lao: 250 nhân lực; chuyên ngành phong 550; chuyên ngành tâm thần 600; chuyên ngành pháp y 550; chuyên ngành giải phẫu bệnh 550.
Thực hiện Đề án này, ngoài việc ưu tiên đầu tư, xây dựng các chương trình đào tạo và biên soạn tài liệu giảng dạy, đầu tư, nâng cấp các phòng thí nghiệm, thực hành tiền lâm sàng và cơ sở đào tạo lâm sàng…các trường thuộc ngành y sẽ ưu tiên điểm thi tuyển và duy trì chế độ đào tạo liên thông đối với các sinh viên theo học các chuyên ngành nêu trên; ưu tiên thi tuyển và những điều kiện tuyển sinh đối với những học viên thi vào nội trú, chuyên khoa cấp 1, chuyên khoa cấp 2, thạc sĩ, tiến sĩ.
Video đang HOT
Đặc biệt, miễn, giảm học phí đối với tất cả các loại hình đào tạo cho các sinh viên, học viên theo học các chuyên ngành trên.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Chưa có quy định ngành học độc hại
Cùng học một chuyên ngành nhưng sinh viên ở trường này được miễn giảm học phí do được xếp vào ngành độc hại nhưng trường khác thì không.
Nhận định khác nhau
Mới đây, một nhóm sinh viên (SV) ngành khoa học môi trường của Trường ĐH Tôn Đức Thắng bức xúc vì không được xác nhận đang học ngành độc hại để được hỗ trợ 70% học phí.
Một SV đại diện nhóm cho biết: "Tụi em có biết Nghị định 49 của Chính phủ quy định một số chuyên ngành nặng nhọc, độc hại sẽ được giảm 70% học phí, áp dụng từ năm 2010. Theo danh mục do Bộ LĐ-TB-XH ban hành thì có ngành này. Tụi em xin giấy xác nhận của trường để về phòng LĐ-TB-XH của quận làm thủ tục hỗ trợ học phí theo đúng quy định nhưng trường lại không chịu xác nhận. Trong khi đó bạn bè em cũng học ngành này ở một số trường khác thì được công nhận là ngành độc hại". SV này cho biết thêm, hiện tại đang học năm 3 chuyên ngành, bắt đầu học ở phòng thí nghiệm nhiều và phải tiếp xúc với hóa chất.
SV ngành kỹ thuật môi trường thường tiếp xúc với hóa chất trong phòng thí nghiệm.
Hiện nay một số ngành học như khoa học môi trường, kỹ thuật môi trường, công nghệ môi trường... đào tạo ở nhiều trường ĐH. Tuy nhiên để xác định nó có phải là ngành độc hại hay không, thì mỗi trường có nhận định khác nhau.
Tiến sĩ Trần Cao Vinh, Trưởng phòng Công tác SV Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP. HCM, cho hay: "Khoa học môi trường là một trong những ngành mà trường đã xác nhận là ngành độc hại cho SV để SV về địa phương xin hỗ trợ 70%học phí". Trong danh mục nhóm ngành, nghề độc hại do ĐH Nông Lâm TP. HCM quy định cũng có ngành kỹ thuật môi trường. Tại ĐH Bách khoa TP. HCM và Sư phạm kỹ thuật TP. HCM, ngành liên quan đến môi trường đều được xác nhận là ngành độc hại.
Các trường rối
"Hiện nay trong thông tư liên tịch giữa Bộ GD-ĐT, Bộ Tài chính, Bộ LĐ-TB-XH hướng dẫn thực hiện Nghị định 49 đều căn cứ vào 6 quyết định của Bộ LĐ-TB-XH từ năm 1993 đến năm 2005. Điều này là bất hợp lý vì các quyết định này ban hành danh mục về các nghề, công việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm mà người lao động đang trực tiếp làm việc tại các doanh nghiệp, nhà máy chứ không phải là các ngành đang được đào tạo tại các trường. Có những ngành chỉ 1, 2 môn tiếp xúc với độc hại, thậm chí có ngành tên thì trùng với nghề trong danh mục nhưng khi học thì không hề có môn nào độc hại, nguy hiểm. Do đó các trường đang rất rối. Bộ GD-ĐT nên đứng trên phạm vi quản lý ngành để có văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể nhằm đảm bảo quyền lợi cho SV".
Thạc sĩ Nguyễn Anh Đức Trưởng phòng Công tác học sinh - sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP. HCM
Quy định thiếu cụ thể,rõ ràng
Theo ông Bắc, dù trường có xác nhận thì về địa phương cũng chưa chắc đã được giải quyết, vì hiện nay các địa phương cũng có nhận định khác nhau về ngành nghề độc hại. "Các văn bản hướng dẫn còn chung chung. Nếu là ngành độc hại thì phải xác định trên tiêu chí nào? Chẳng hạn có một môn thì sao? Có 3, 4 môn đã được gọi là nhiều hay chưa... Bộ GD-ĐT và Bộ LĐ-TB-XH cần quy định rõ" - ông Bắc cho biết.
Tiến sĩ Nguyễn Kim Quang, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP. HCM, cũng công nhận: "Các văn bản vận dụng nghị định này hiện nay có tới 2 - 3 thông tư nhưng lại không có quy định chặt chẽ, rõ ràng. Để đảm bảo khách quan và khoa học, thì việc xếp loại độc hại này phải có một cơ quan chuyên ngành thẩm định".
Tiến sĩ Trần Cao Vinh nhận định: "Hiện nay việc đánh giá đều mang tính cá nhân, không có cơ sở hội đồng thẩm định cho nên cũng một ngành học mà có trường xác nhận độc hại, có trường không. Theo tôi, cần có quy định hướng dẫn cụ thể để có sự thống nhất cho các trường".
Vì việc xác nhận này không làm mất đi nguồn thu của trường mà lại có lợi cho SV cho nên một số trường đã cố gắng tạo điều kiện hỗ trợ cho SV bằng cách ngay từ đầu đã ban hành danh mục các ngành nghề độc hại, nguy hiểm đang được đào tạo trong trường. Bà Hoàng Lan, cán bộ Phòng Công tác SV Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM, cho biết: "Chúng tôi cũng chỉ xem xét ở mức độ tương đối với mục đích tạo điều kiện cho SV, thấy có lợi SV thì làm. Mặc dù khi các em mang giấy xác nhận về địa phương, thì phải trải qua một lần đánh giá nữa và có địa phương giải quyết, có địa phương không bởi chưa có quy định cụ thể rõ ràng. Chúng tôi rất mong Bộ GD-ĐT có một công văn hướng dẫn chi tiết để các em học những ngành này không bị mất quyền lợi".
Theo Thanh Niên
Sẽ dừng tuyển sinh ngành thạc sĩ, tiến sĩ không đảm bảo chất lượng Năm 2013, Bộ GD-ĐT tiếp tục rà soát, kiểm tra các cơ sở đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, dừng tuyển sinh và đào tạo đối với những ngành, chuyên ngành không đáp ứng được các điều kiện đảm bảo chất lượng. Nhằm tăng cường đảm bảo chất lượng đào tạo sau đại học, năm 2013, Bộ GD-ĐT sẽ sửa đổi, bổ sung...