Miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên ngoài công lập
Một số điểm trong Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ đang được xem xét sửa đổi để cho phù hợp với tình hình thực tế. Dự thảo sửa đổi, bổ sung và đưa vào một số điểm mới đã được đưa lên mạng của Bộ GD-ĐT để xin ý kiến đóng góp.
Điểm quan trọng trong dự thảo này đó là Nhà nước thực hiện cấp bù học phí cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập có đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí theo số lượng người học và mức thu học phí tương ứng với các nhóm ngành nghề được quy định tại Nghị định 49. Nhà nước cấp trực tiếp tiền hỗ trợ miễn giảm học phí cho các đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập (theo mức học phí của các trường công lập trong vùng đối với giáo dục mầm non, phổ thông; theo mức học phí quy định tại Nghị định số 49 tương ứng với các nhóm ngành nghề đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học)
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó dự thảo cũng quy định, học phí theo phương thức giáo dục thường xuyên không vượt quá 150% mức học phí chính quy cùng cấp học và cùng nhóm ngành nghề đào tạo. Học phí đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn khác theo thỏa thuận giữa cơ sở giáo dục và người học.
Ngoài những điểm mới trên thì dự thảo cũng bổ sung, sửa đổi một số điểm khác của nghị định 49. Cụ thể ở phần đối tượng miễn học phí bổ sung thêm đối tượng là sinh viên học chuyên ngành Mác Lê – nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh theo Quyết định số 494/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ và học sinh, sinh viên (HS, SV) học chuyên ngành giải phẫu bệnh, giám định pháp y, pháp y tâm thần.
Tuy nhiên Dự thảo cũng bãi bỏ quy định trẻ em học mẫu giáo và HS, SV có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được miễn học phí.
Video đang HOT
Về phần đối tượng giảm 70% học phí được quy định rõ ràng hơn. Theo đó những đối tượng được hưởng chính sách này là HS, SV các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số ngành học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với dạy nghề.
Sửa đổi, bổ sung đối tượng được giảm 50% học phí, Cụ thể bao gồm trẻ em học mẫu giáo và HS, SV là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên; Trẻ em học mẫu giáo và HS phổ thông có cha mẹ thuộc hộ cận nghèo theo quy định của Nhà nước; HS tốt nghiệp Trung học cơ sở đi học trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp.
Bãi bỏ quy định: Trẻ em học mẫu giáo và HS phổ thông có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hỗ trợ chi phí học tập.
Về nguyên tắc xác định học phí đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập được sửa đổi phù hợp với thực tế. Theo đó, mức thu học phí phải phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân.
Dự thảo cũng bỏ khái niệm chương trình chất lượng cao mà thay vào đó là dùng cụm từ “thực hiện chất lượng giáo dục cao”. Các trường mầm non, phổ thông công lập thực hiện chất lượng giáo dục cao được chủ động xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép đồng thời phải thực hiện Quy chế công khai do Bộ GD-ĐT quy định.
S.H
Theo dân trí
Đóng cửa các trường thiếu thí sinh hay không?
Về việc đến hạn chót nhưng nhiều trường vẫn chưa đủ người học, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga nói: "Bộ chưa có con số chính thức nhưng tình trạng thiếu thí sinh đã được dự báo từ trước.
Biết trước khó khăn này nhưng vì sao Bộ không điều chỉnh chỉ tiêu giao cho các trường theo cơ cấu ngành nghề phù hợp?
Chỉ tiêu của các trường tự các trường xác định theo thông tư 57 dựa trên năng lực đào tạo (đội ngũ, cơ sở vật chất...)
Tuy nhiên, năng lực đó là đảm bảo chất lượng chung chứ không nói cụ thể là ngành nào. Bộ GD&ĐT nhiều lần cảnh báo về sự mất cân đối nghề nghiệp: ngành kinh tế quản trị đã quá nhiều so nhu cầu.
Các trường đã không dự báo được thị trường lao động. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quy hoạch nguồn nhân lực đến năm 2020 các trường phải dựa vào đó để quy hoạch ngành nghề đào tạo.
Vậy có nên hạn chế chỉ tiêu các ngành này khi giao chỉ tiêu đào tạo cho năm 2013 không, thưa ông?
Bộ chỉ quản lý tổng thể. Các trường được tự chủ. Hiệu trưởng các trường chủ động điều hành hoạt động của trường dựa trên quy hoạch, tạo nên ngành nghề hấp dẫn, người học có việc làm sau khi ra trường.
Không có sự điều tiết chung từ Bộ, trường và người học mạnh ai nấy đoán thì sự mất cân đối ngành nghề là khó tránh?
Bộ GD&ĐT không thể điều hành thị trường lao động Chính phủ đã giao cho Bộ kế hoạch Đầu tư làm Quy hoạch nguồn nhân lực. Đó là căn cứ để các trường và người học phán đoán.
Những trường không tuyển đủ sinh viên có bị đóng cửa hay không, thưa ông?
Việc giải thể hay đóng cửa trường phải tuân thủ theo pháp luật. Nếu trường ĐH, CĐ nào có sai phạm, vi phạm luật thì sẽ bị đình chỉ hoạt động, tổ chức lại, giải thể chứ không đóng cửa vì không tuyển sinh đủ người học.
Cám ơn ông.
Theo Hồ Thu (Tiền Phong)
Trường ngoài công lập "kêu khổ" vì thiếu cơ chế Trước tình cảnh "thê thảm" trong tuyển sinh năm 2012, ngày 19/12 tại Hà Nội, Hiệp hội các trường ngoài công lập đã có cuộc họp nội bộ để nghiên cứu các giải pháp kiến nghị lên Bộ GD-ĐT. Trong ngày hôm nay, Hiệp hội này tiếp tục làm việc với các trường phía Nam. Cũng giống như các năm trước, câu chuyện...