Miễn dịch cộng đồng sau tiêm vaccine kéo dài bao lâu?
70% dân số tiêm vaccine phòng Covid-19 sẽ tạo ra miễn dịch cộng đồng. Miễn dịch cộng đồng có thể tạo ra bằng cách khác không, và sẽ kéo dài hay chỉ ngắn hạn theo hiệu lực của vaccine? (Nguyễn Nam Giang, TP HCM).
Trả lời:
Miễn dịch cộng đồng là khi hầu hết mọi người trong cộng đồng đã có miễn dịch với một bệnh truyền nhiễm (thông qua tiêm chủng hoặc đã mắc bệnh trước đó). Khi một số lượng nhất định dân số có miễn dịch, chu trình lây nhiễm bị phá vỡ, virus không truyền dễ dàng từ người này sang người khác nữa. Nhờ vậy chuỗi lây nhiễm bệnh chậm hoặc dừng lại.
Quan điểm “tạo miễn dịch cộng đồng bằng cách cho virus lây truyền tự nhiên” là hoàn toàn sai lầm. Bởi, để virus tự do phát triển dẫn đến hậu quả rất nhiều người mắc bệnh và tử vong, làm tăng gánh nặng y tế và thảm hoạ diệt chủng do dịch bệnh như những thế kỉ trước đây. Miễn dịch cộng đồng tự nhiên chắc chắn không phải là chiến lược và lựa chọn đúng đắn đối với bệnh Covid-19. Tiêm vaccine phòng Covid-19 là cách tốt nhất để đạt được miễn dịch cộng đồng.
Nếu có miễn dịch cộng đồng thì chúng ta sẽ bảo vệ được những người không thể tiêm vaccine, những người nhạy cảm với bệnh và dễ tử vong, như trẻ nhỏ, người già, người có hệ miễn dịch yếu. Càng nhiều người được tiêm vaccine Covid-19, càng ít người bị bệnh và càng bảo vệ thêm được nhiều người trong cộng đồng.
Video đang HOT
Tùy vào mục tiêu và mô hình bệnh tật của từng quốc gia mà độ bao phủ của vaccine cần đạt được từ 70-95% dân số để có được miễn dịch cộng đồng (nghĩa là số người dân ở nước đó được tiêm vaccine đạt tối thiểu từ 70-95% trong tổng dân số), khiến virus không còn có thể lây lan đáng kể cho số người còn lại chưa tiêm.
Đối với những bệnh lý đã được khống chế bởi vaccine (sởi, bạch hầu, thủy đậu…) thì miễn dịch cộng đồng kéo dài khi độ bao phủ vaccine duy trì đủ lớn.
Đối với đại dịch Covid-19, ngoài độ bao phủ của vaccine thì hiệu lực vaccine với những biến thể khác nhau của virus cũng ảnh hưởng đến miễn dịch cộng đồng. Một số chuyên gia trên thế giới cho rằng khó có thể đạt được miễn dịch cộng đồng sớm hiện nay do biến chủng mới Delta của nCoV có thể lây nhiễm trong cả người đã được tiêm chủng.
Người dân Hà Nội đi tiêm vaccine phòng Covid-19 trong chiến dịch tiêm chủng diện rộng, hồi đầu tháng 8. Ảnh: Giang Huy
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh
Đơn vị Tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM
Các ngân hàng lớn của Mỹ thúc giục nhân viên tiêm vaccine
Các ngân hàng lớn trên Phố Wall đã bắt đầu thực thi các quy định nghiêm ngặt hơn về khẩu trang và vaccine đối với nhân viên, trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại các văn phòng.
Một công nhân đeo khẩu trang bảo vệ làm sạch các máy rút tiền tự động tại chi nhánh Citibank của Citigroup Inc ở New York. Ảnh: Bloomber
Cụ thể, hai ngân hàng Citigroup Inc và Morgan Stanley áp dụng những quy định khắt khe tại trụ sở chính ở New York, nơi nhân viên buộc phải tiêm phòng. Trong khi đó, các ngân hàng khác như JPMorgan Chase & Co và Goldman Sachs Group Inc không bắt buộc tiêm nhân viên tiêm vaccine, song cả hai ngân hàng đều yêu cầu nhân viên chưa tiêm phòng phải đeo khẩu trang và được xét nghiệm hàng tuần.
Ngân hàng Bank of America Corp sẽ chỉ cho phép các nhân viên đã được tiêm chủng trở lại văn phòng vào đầu tháng Chín, đồng thời khuyến khích các nhân viên khác đi tiêm.
Theo dữ liệu theo dõi của Reuters, sự phổ biến rộng rãi của vaccine ngừa COVID-19 tại Mỹ đã khiến các ca mắc mới giảm đáng kể trong nửa đầu năm nay. Tuy nhiên, do sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta, số ca mắc mới trung bình hàng ngày trong bảy ngày qua đã tăng 35%.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngân hàng Wells Fargo & Co đã lùi ngày bắt đầu hoạt động trở lại văn phòng sang tháng Mười.
Theo các nguồn tin nội bộ của các ngân hàng, phần lớn lực lượng lao động của Phố Wall đều được tiêm phòng, nhưng vẫn có một nhóm nhân viên phản đối việc tiêm chủng do vấn đề sức khỏe hoặc tôn giáo.
Giới chuyên gia y tế gần đây đã lên tiếng lo ngại về việc hàng triệu người Mỹ không tiêm vaccine ngừa COVID-19, trong khi tỷ lệ người dân tiêm chủng đầy đủ của nước này chưa tới 51%.
Với số ca nhập viện và ca mắc COVID-19 gia tăng trên toàn quốc do biến thể Delta, Chính phủ Mỹ đã ra yêu cầu bắt buộc toàn bộ các nhân viên liên bang tiêm chủng và tiến hành xét nghiệm thường xuyên trong trường hợp chưa tiêm chủng. Nhưng Washington lại khó có thể yêu cầu mọi người dân Mỹ phải tuân theo yêu cầu này.
Lo ngại biến thể Delta lây lan, nhiều thành phố ở Australia tăng cường phòng dịch Ngày 16/8, Melbourne - thành phố lớn thứ hai của Australia - đã ban bố lệnh giới nghiêm phòng ngừa COVID-19 trong nỗ lực ngăn chặn đợt bùng phát dịch bệnh do biến thể Delta gây ra. Theo quyết định, người dân không được ra khỏi nhà từ 21h tối hôm trước đến 5h sáng hôm sau, bắt đầu áp dụng từ tối...