Miền Bắc rét đậm, trẻ mầm non nghỉ học hàng loạt
Dù cuối năm có nhiều việc phải hoàn thành, chị Nhi (Phú Diễn, Hà Nội) vẫn xin phép cơ quan cho làm ở nhà để chăm cô con gái 4 tuổi, vì không muốn đưa con tới trường khi trời mưa rét.
“Nhà mình cách trường 3 km, ngày thường thì không sao, chứ những hôm lạnh cắt da cắt thịt thế này thì đưa con đi học là cả vấn đề. Con gái mình lại hay ốm, nên mình rất lo ra đường nhiễm lạnh rồi con lại ho, sốt cả tuần thì khổ”, chị nói.
Vì vậy, dù đang phải gấp rút chuẩn bị bài vở cho số báo Tết, chị Nhi – biên tập viên một tờ tạp chí ở Hà Nội – cũng tặc lưỡi xin làm việc ở nhà để giữ con, vì không có ông bà trông giúp.
“Hai mẹ con đã ở nhà suốt 3 ngày nghỉ Tết dương lịch, giờ lại tiếp tục đóng cửa ngồi co suốt ngày, cũng chán lắm, nhưng biết làm sao. Thời tiết này tốt nhất hạn chế ra ngoài đường lúc nào hay lúc đấy”, chị Nhi bộc bạch.
Tại trường mầm non Sao Mai (Cầu Giấy, Hà Nội) gần 8 giờ sáng nay chỉ lác đác vài phụ huynh đưa con tới trường, trong khi ngày thường, giờ này cả sân trường đã chật kín xe của bố mẹ chở trẻ tới. Ảnh: Minh Thùy.
Cũng ngại mưa rét ảnh hưởng tới sức khỏe của con nên chị Ngọc Thúy (Trung Hòa, Nhân Chính) đã nhờ ông bà trông bé giúp, dù vài tháng trước, chính chị đã phải hết lời thuyết phục hai cụ mới cho cháu trai đi học. “Sáng ra thấy con rúc sâu trong chăn ngủ ngon lành, thương quá không muốn gọi dậy. Hơn nữa, mưa phùn gió bấc thế này, người lớn mình cũng ngại ra đường, nói gì bọn trẻ. Vậy nên vợ chồng mình quyết định cho con ở nhà, hôm nào ấm áp mới đi học lại”, chị Thúy kể.
Mấy ngày nay, nhiệt độ xuống thấp, kèm mưa, khiến không ít phụ huynh có con nhỏ lựa chọn cho bé nghỉ ở nhà, nhất là khi nhờ được ông bà chăm. Dù vậy, với các gia đình không có osin hay người thân giúp đỡ, thì bố mẹ vẫn phải đưa con đến trường trong tình trạng bịt bùng kỹ càng.
Chị Lan (Khu đô thị Mỹ Đình, Hà Nội), cho biết, mấy ngày nay, vợ chồng chị phải vất vả lắm mới gọi được cậu con trai hai tuổi rưỡi dậy đi học. “Trời lạnh, con không muốn dậy, chẳng muốn đến lớp. Mình nghĩ cũng thương, nhưng bố mẹ đều phải đi làm, không đi học ai trông. Hơn nữa, ở lớp cũng có điều hòa ấm, nên mình cũng đỡ lo”, chị Lan kể.
Video đang HOT
Chị cho biết, từ qua tới nay, lớp con chị học tại một một trường mầm non tư thục ở Mỹ Đình, vắng hoe. Bình thường, khoảng 7 rưỡi các bạn đã tới đông đủ, nhưng hai ngày nay 8 giờ mà trong lớp mới có 3 bạn.
“Trời lạnh những người phải cho con đi học cũng cố gắng đón sớm hơn. Hôm qua mình về lúc 5 giờ chiều mà đã thấy con phải chơi một mình vì các bạn về hết rồi. Thương quá”, chị Lan nói.
Cô Nguyễn Thị Tuyết, giáo viên lớp mẫu giáo lớn, trường mầm non Thanh Xuân Nam, Hà Nội, cho biết, sĩ số lớp cô là 48 nhưng sáng nay chỉ có 36 bạn đi học, các bé cũng đến trường muộn hơn, 8 rưỡi vẫn lác đác có bạn đến, trong khi ngày thường chỉ hơn 7 rưỡi các con đã đi đủ.
Cô Tuyết cho biết, so với các lớp khác, lớp 5 tuổi của cô là đông đủ hơn, vì các cháu đã lớn, sức đề kháng tốt hơn, bố mẹ cũng đỡ lo lắng.
Theo lời cô, vì thời tiết lạnh giá, mưa phùn nên sinh hoạt của các con tại trường cũng có một số thay đổi như, thay vì được tập thể dục và có giờ vui chơi ngoài trời vào buổi sáng, tất cả các hoạt động của trẻ sẽ diễn ra trong lớp. Các cô giáo cũng cố gắng động viên các con tham gia vào các trò chơi vận động nhiều cho ấm người lên.
Trời mưa, rét, tình trạng học sinh tới trường thưa thớt phổ biến ở hầu khắp các trường mầm non cả công và tư tại Hà Nội.
Bà Nguyễn Thị Bằng, phó hiệu trưởng trường mầm non Họa Mi (phường Thành Công, Ba Đình) cho biết, hôm nay, số học sinh đến trường giảm tới 1/3 so với ngày thường. “Cả trường có 650 em thì sĩ số hôm qua là 550, còn ngày nay chỉ còn 430. Các cháu ở những lớp nhỏ nghỉ nhiều hơn lớp lớn, có lớp chỉ còn một nửa số học sinh”, bà Bằng nói.
Theo cô giáo, ngay từ đầu mùa lạnh, nhà trường đã có một loạt biện pháp giữ ấm cho trẻ như lót xốp trên nền nhà, đóng kín tất cả các cửa, giữ nóng đồ ăn, cho trẻ uống nước ấm, trải đệm và đắp chăn ấm cho các con khi ngủ… Dù vậy, trước điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mấy ngày nay, nhiều phụ huynh vẫn không yên tâm đưa con ra ngoài trời để tới trường.
Theo VNE
Nản với "con vua" ở trường học
Quá cưng chiều con, ai chạm đến con mình y như rằng phụ huynh "bật lò xo" phản ứng lại ngay không cần biết đúng sai. Không riêng gì giáo viên mà nhiều học sinh cũng dễ bị "vạ lây" khi... có bạn trong lớp là "thành phần" quá được nuông chiều ở nhà.
"Vua" ở lớp học
Trong khi trẻ mầm non khác chỉ mất 3 - 7 ngày để thích nghi khi đi học thì cháu Kui (tên gọi ở nhà) - con chị Diện đang theo học tại trường mầm non ở Q. Phú Nhuận, TPHCM từ đầu năm học vẫn "trầy trật" chưa xong. Tất cả đều vì gia đình chị Diện quá cưng chiều "thằng cu đích tôn", nếu thầy cô áp dụng các biện pháp "rắn" họ sừng sổ lên ngay.
Cô Hương, giáo viên dạy cháu cho biết cháu Kui trước theo học ở trường khác, mới chuyển trường mình được hơn mười ngày. "Khi đến gửi cháu, chị Diện than với chúng tôi rằng thầy cô bên trường kia không biết dạy trẻ nên chuyển cháu qua đây. Giờ thì tôi hiểu lý do tại cháu không thể nào đi học bình thường như các trẻ khác".
Cô kể, 2 ngày đầu vừa đến trường, chưa kịp vào lớp là cháu đã khóc ngất. Mặc cho thầy cô nói đưa cháu vào lớp nhưng chị Diện xót xa bế con về ngay. Những ngày sau đó, cháu vào lớp, rời tay mẹ là ném đồ đạc, lăn ra ăn vạ nên người mẹ cũng ngồi ôm khư khư lấy con, tự đút cho cháu ăn mà không hề quan tâm đến lời khuyên của GV. Khi chị Diện có việc thì y như rằng bố hoặc ông bà nội cháu đến "thế".
Mới đây nhất, chị Diện về một lúc rồi quay lại, thấy cảnh GV vui chơi cùng các trẻ khác để con mình ngồi khóc nức nở, chị đã làm ầm ĩ, mắng các cô không tiếc lời. Người mẹ này lên phòng hiệu trưởng phán ảnh GV không biết dạy, bỏ bê trẻ...
"Dù nhà trường đã giải thích, đó là một những phương pháp hiệu quả với trẻ ban đầu đến lớp. Khi trẻ khóc nhè mà có người dỗ dành, trẻ sẽ càng khóc dữ. Để cháu Kui một mình như vậy nhưng thật ra các cô đều để mắt, chờ cháu nguôi khóc để tiếp cận giúp cháu hòa đồng nhưng chị ta vẫn không chấp nhận", cô Hương lắc đầu.
Cô Hương cho biết, hội chứng "con vua" này không hiếm, hầu như lớp mầm non nào cũng có. Khi con mình gặp vấn đề nào đó, PH gây chuyện với GV ngay không cần tìm hiểu sự việc. Nhiều người còn đưa ra những yêu cầu dành cho con mình rất vô lý. "Đành rằng bố mẹ nào cũng thương con nhưng cũng phải biết cân nhắc chứ. Với những PH "nhất con" thế này, GV cũng chẳng muốn dây dưa với đứa trẻ. Như vậy, chính các cháu là người bị thiệt thòi".
Hai năm gần đây, áp dụng chương trình đổi mới, trường mầm non tăng cường các hình thức lao động cho trẻ nhằm trau dồi kỹ năng sống, phát triển trí tuệ nhưng gặp không ít rào cản từ PH. GV để trẻ xếp bàn ghế, lấy chén đĩa, thu dọn đồ chơi... là cách giúp trẻ học cách tự phục vụ bản thân thì nhiều PH cho rằng GV đùn việc sang cho trẻ, con mình đang bị bắt nạt.
Hiệu trưởng trường mầm non ở Q. Gò Vấp buồn bã kể, hiểu được sự lo lắng của PH trước khi áp dụng các nội dung đổi mới, trường đã tổ chức trao đổi trước cho để họ hiểu về cách giáo dục trẻ tự lập. "Nhiều PH hiểu nhưng có PH được tư vấn như vậy vẫn đến nhờ riêng GV làm giúp con mình những việc như đút cơm, xếp ghế, đồ chơi... vì Con chị nó không làm được đâu.
Học trò cũng sợ... học trò
Không riêng gì bậc mầm non mà ở các bậc học cao hơn, thầy cô cũng "ngán" với những HS được bố mẹ cưng chiều, bao bọc quá mức. Họ rất "oải" khi thể hiện vai trò "làm thầy" với những em HS này. Khi học trò sai, họ áp dụng các biện pháp đơn thuần nhất như viết bản kiểm điểm, trừ hạnh kiếm, nhắc nhở trước lớp... cũng gặp phán ứng của PH, có người còn làm lớn chuyện.
GV một trường THCS ở Q.1 kể, cuối kỳ năm học trước, cô chấm điểm 7 môn Toán đúng với khả năng bài làm của một em HS. Sau đó, PH em này lên tận trường hỏi cho ra nhẽ "Tại sao con tôi học giỏi mà thua điểm nhiều bạn khác?". Xem lại bài kiểm tra, chấp nhận con mình làm bài sai nhưng PH này vẫn năn nỉ: "Cô linh động chấm thêm điểm cho cháu chứ điểm thấp về nhà cháu không chịu ăn uống, khó lóc và còn đòi... tự tử", làm cô chỉ biết thở dài.
Được bố mẹ chưng chiều quá mức, trẻ rất khó thích nghi với tập thể (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Hơn nữa, những PH cưng chiều con quá mức còn "lao" vào tất cả mối quan hệ bạn bè của con. Thấy con mách về bạn, họ chẳng cần biết sự tình đúng sai cũng hùng hổ đến quát mắng, thậm chí còn bạt tai cảnh cáo bạn của con. Khi có "vua" trong lớp học, HS khác cũng dễ bị "vạ lây" nên các em rất ngại chơi với những bạn này.
Khi trong lớp có "con vua", hầu hết GV đều gắng để trao đổi với PH thay đổi cách dạy con để việc dạy và học ở lớp thuận tiện hơn. Nhưng khi PH vẫn khăng khăng với kiểu yêu con của mình thì sẽ xuất hiện tâm lý "ngại va chạm" ở GV đối với những HS này. Và khi đó, muốn hay không thì những HS này lại là những người thiệt thòi hơn bạn bè trong lớp.
Theo các chuyên gia tâm lý, khi trẻ được cưng chiều một cách thái quá sẽ dẫn đến những biểu hiện tâm lý bất ổn như chậm nói, khó thích nghi, quá hiếu động... Những trẻ này luôn có đòi hỏi quá mức, phản ứng tiêc cực khi nhu cầu không được đáp ứng và cũng sẽ gặp khó khăn hơn trong sự phát triển.
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Trường Hân nhấn mạnh, sự bao bọc quá mức của bố mẹ có thể biến trẻ thành "vua chúa" ở nhà nhưng các em lại khó khăn khi bước vào đời sống xã hội, trẻ sống thiếu trách nhiệm với mình và với những người xung quanh. Nhất là khi gặp những thất bại trong cuộc sống, các em khó để đối diện để vượt qua mà rất dễ bị suy sụp, gục ngã. Vì thế PH cần tạo điều kiện cho tự lập, trải nghiệm với cuộc sống, với cả sự thất bại thì đứa trẻ mới có thể vững vàng đối mặt với những khó khăn sau này.
Theo DT
Thực hư việc trẻ mầm non phải đi đại tiện vào... túi nylon Xã Hững (huyện Thạch Thất, Hà Nội) được đánh giá là xã giàu có nh buôn bán và làm đồ gỗ. Chính vì thế thông tin gần 600 HS và 42 giáo viên Trưm non công lập xã phải đi đại tiện vào... túi nylon khiến dư luận không tránh khỏi sự hoài nghi. Dù hôm qua 19/8 tri Hà Nội mưa rả...