Microsoft sẽ trả bao nhiêu tiền để mua lại TikTok?
Theo CNBC, thương vụ Microsoft và ByteDance được cả hai bên kì vọng sẽ “chốt” trong 3 tuần tới.
Microsoft có thể sẽ trả từ 10 tỉ USD đến 30 tỉ USD để mua lại mảng vận hành của TikTok tại Mỹ, theo một nguồn tin từ CNBC.
Ông Zhang Yiming, CEO ByteDance.
Theo đó, ByteDance đang thực hiện đàm phán với Microsoft và một số công ty công nghệ khác của Mỹ trong bối cảnh mong muốn tìm được một “người mua” tiềm năng. ByteDance, công ty mẹ của TikTok, buộc phải chốt được một thương vụ cho tới thời điểm ngày 15/9 tới. Nếu không đáp ứng, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ áp đặt một lệnh cấm trên toàn quốc với ứng dụng video ăn khách này.
Microsoft nổi lên là công ty có nhiều tiềm năng nhất trong cuộc chạy đua mua lại TikTok. Về phần mình, Microsoft cũng xác nhận muốn có mảng vận hành của TikTok ở Mỹ, Canada, New Zealand và Úc.
Trước đó, nhiều báo cáo nói rằng TikTok (tổng thể) được định giá từ 30 tỉ USD đến 50 tỉ USD. Mặc dù Mỹ là một trong những thị trường lớn nhất của TikTok, người dùng tại bốn quốc gia mà Microsoft nhắc đến nói trên chỉ chiếm 10,3% tổng số lượng người dùng của ứng dụng này trong 30 ngày qua, theo số liệu thống kê từ Sensor Tower.
Video đang HOT
CNBC nói Microsoft và ByteDance đang mong muốn sẽ chốt được những đàm phán sáp nhập trong thời gian 3 tuần tới. Nếu đồng ý, Microsoft sẽ chấp thuận với chính phủ Mỹ rằng nó sẽ chuyển toàn bộ các vấn đề về kĩ thuật cũng như vận hành của TikTok trong vòng 1 năm về Mỹ.
Microsoft cũng sẵn sàng chia sẻ một số lượng cổ phần nhỏ trong thương vụ thâu tóm TikTok với các nhà đầu ty Mỹ khác.
Microsoft hiện tại đang là công ty công nghệ giá trị thứ hai trên thế giới và là một trong số ít những công ty Mỹ có đủ nguồn lực và tiền để mua TikTok. Microsoft cũng không nằm trong số các công ty công nghệ phải ra điều trần trước quốc hội liên quan đến chống độc quyền mới đây. Vì thế, nếu thâu tóm TikTok, Microsoft có thể sẽ ít gặp phải các rắc rối liên quan đến quản lý và điều hành hơn.
Dù vậy, ngay cả khi thương vụ thành công, Microsoft cũng sẽ phải đứng trước nhiều thách thức. Bên cạnh việc nối lại khoảng cách về mặt công nghệ, Microsoft cũng phải giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự. Information ước tính TikTok có thể sẽ phải mất khoảng 6 tháng để tuyển được các nhân sự mà nó thay thế.
CEO ByteDance trấn an nhân viên về TikTok
Zhang Yiming khẳng định TikTok không đơn thuần là sản phẩm công nghệ, ông không đồng ý việc bán công ty và sẽ làm mọi cách để cứu ứng dụng.
TikTok và Zhang Yiming đang đứng trước những quyết định khó khăn nhất. ByteDance buộc phải bán TikTok cho công ty Mỹ nếu muốn tồn tại. Zhang đã có bước khởi động hoàn hảo trong tham vọng điều hành một công ty toàn cầu. Tuy nhiên, trước những đe doạ từ Trump, tỷ phú Trung Quốc sẽ phải tạm gác lại ước mơ.
Trong bức thư nội bộ gửi nhân viên, Zhang Yiming khẳng định ông vẫn đang tìm kiếm giải pháp tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của TikTok tại Mỹ và không hề nao núng trong mục tiêu toàn cầu hóa.
Ba vấn đề cốt lõi mà ông quan tâm trong cuộc khủng hoảng lần này là người dùng, đội ngũ nhân viên và sứ mệnh của công ty. "ByteDance là một công ty toàn cầu đáng tin cậy và điều đó sẽ không bao giờ thay đổi. Trong thời buổi mọi thứ diễn ra phức tạp, chúng ta càng phải nỗ lực hơn. Đây là một hành trình đầy thử thách nhưng cũng vô cùng ý nghĩa", người đứng đầu ByteDance viết.
Zhang Yiming, sinh năm 1983, thành lập ByteDance (công ty mẹ TikTok) vào năm 29 tuổi. Ảnh: Medium.
Dưới đây là bức thư Zhang Yiming gửi nhân viên của mình:
"Trong vài tháng qua, công ty đã gặp nhiều thách thức. Mọi người có thể thấy nhiều tin đồn và suy đoán về công ty những ngày này. Trong hoàn cảnh hiện tại, hoạt động kinh doanh tại Mỹ của TikTok đang đối mặt với khả năng bị CFIUS (Uỷ ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ) yêu cầu bán lại hoặc ứng dụng bị chặn theo lệnh cấm của chính phủ.
Các vấn đề về chính trị và dư luận ngày càng phức tạp. Chúng ta phải đối mặt với nhiều áp lực lớn hơn ở một số thị trường. Các đội tham gia trong vài tuần qua đã phải xoay xở, tăng ca nhiều giờ để có được kết quả tốt nhất. Mặc dù có nhiều chi tiết không thể công khai ở quy mô rộng, tôi vẫn muốn nói lên suy nghĩ của mình và mong được chia sẻ với mọi người nhiều nhất có thể.
Trong năm qua, chúng ta đã tích cực hợp tác cùng CFIUS để điều tra về thương vụ mua lại Musical.ly hồi cuối năm 2017. Mặc dù nhiều lần nhấn mạnh rằng ByteDance là công ty tư nhân và sẵn sàng thực hiệu nhiều giải pháp kỹ thuật hơn để loại bỏ những lo ngại, CFIUS vẫn buộc công ty phải bán TikTok cho doanh nghiệp Mỹ. Tôi không đồng ý với quyết định này vì TikTok luôn cố gắng bảo đảm an toàn dữ liệu người dùng, tính trung lập cũng như minh bạch của nền tảng.
Trong bối cảnh hiện tại, công ty phải đối mặt với quyết định của CFIUS và lệnh cấm của Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, tôi sẽ không từ bỏ bất kỳ cơ hội nào. ByteDance vẫn cố gắng tiến hành các cuộc đàm phán với một công ty công nghệ về kế hoạch hợp tác, xây dựng kế hoạch đảm bảo TikTok vẫn có thể tiếp tục phục vụ người dùng Mỹ.
Khi tìm kiếm một giải pháp phù hợp, tôi đã quan tâm đến ba khía cạnh quan trọng:
Người dùng: TikTok không đơn thuần là sản phẩm công nghệ của ByteDacne. Đây là cộng đồng người dùng toàn cầu, vì vậy, Ban giám đốc không coi đó là tài sản vô hồn. Trong giai đoạn này, công ty sẽ cố gắng hết sức để đảm bảo sự tồn tại của TikTok. Hy vọng những trải nghiệm của người dùng sẽ không bị ảnh hưởng.
Nhân viên: TikTok đã thu hút rất nhiều người tham gia vào bộ máy vận hành với những đồng nghiệp từ khắp thế giới. Đối với mọi người, đây vừa là công việc vừa là sự nghiệp. Đặc biệt với những đồng nghiệp bản xứ, họ đang phải đối mặt với khủng hoảng, áp lực thậm chí lớn hơn cả tôi. Tôi thường nghĩ nếu làm việc cho một công ty bản địa họ sẽ bớt gặp rắc rối hơn. Nhưng nhìn từ góc độ khác, cùng nhau đối mặt với thử thách sẽ giúp tập thể hiểu nhau hơn. Tôi luôn đặt nặng lợi ích và sự phát triển của nhân viên trong những quyết định quan trọng.
Công ty: Ban giám đốc sẽ tiếp tục làm việc chăm chỉ với hy vọng truyền cảm hứng sáng tạo. ByteDance vẫn giữ vững tầm nhìn với khát vọng làm phong phú cuộc sống, không ngừng cải thiện cũng như phát triển các sản phẩm để trở thành một doanh nghiệp toàn cầu xuất sắc.
Tôi chưa đưa ra quyết định đầy đủ về giải pháp cuối cùng. Những tin đồn về TikTok từ bên ngoài có thể sẽ kéo dài thêm một thời gian. Tôi mong mọi người có thể giữ vững tinh thần tốt giữa những ồn ảo và thách thức. Chúng ta cần cho thấy quyết tâm lâu dài và tin tưởng vào công ty để đưa ra những đánh giá tốt nhất trong mọi tình huống phức tạp. Mục tiêu là đem đến cho người dùng những dịch vụ tốt nhất, cung cấp cho nhân viên hỗ trợ đầy đủ và duy trì tốc độ tăng trưởng của công ty. Đây là chỗ dựa vững chắc nhất để vượt qua khủng hoảng".
Zhang Yiming khẳng định TikTok đã trở thành một phần của văn hoá toàn cầu và là ứng dụng tin cậy của người dùng. Hàng trăm triệu người đã tập trung trên nền tảng của họ và kết nối với nhau, đem lại nhiều niềm vui và thông tin. "Có rất nhiều người đang sinh hoạt, sáng tạo và mưu sinh trên TikTok. Nghĩ về điều này, tôi hoàn toàn tin tưởng vào tương lai của ứng dụng. Tôi cũng tin rằng chúng ta sẽ giành được nhiều sự tin tưởng hơn nữa", ông viết.
Cuối thư, "cha đẻ" của TikTok kêu gọi nhân viên đoàn kết, lạc quan và kiên cường. Ông cũng không quên cảm ơn những đóng góp và cống hiến của nhân viên. "Có một đội ngũ xuất sắc như vậy chính là động lực quan trọng với tôi", Zhang Yiming kết thư.
Tại sao Microsoft mua TikTok Việc mua lại hoạt động của TikTok có thể giúp Microsoft đẩy mạnh xâm nhập thị trường tiêu dùng sau nhiều năm dẫn đầu mảng doanh nghiệp. Microsoft tuần trước thông báo đang làm việc với ByteDance và chính phủ Mỹ về thỏa thuận mua lại cổ phần và hoạt động của TikTok tại nước này. Tổng thống Donald Trump hôm 3/8 cho...