Microsoft nhiều khả năng mua Nokia thêm lần nữa
Tuy nhiên lần này, thứ Microsoft thèm khát không phải là bộ phận di động mà chính là cốt lõi công nghệ và thị phần mạng viễn thông.
Theo công ty phân tích di động hàng đầu thế giới – CCS Insight – Microsoft là một trong những công ty đang “nhăm nhe” ý định mua lại công ty mạng và điện thoại di động Nokia.
Dự đoán của CCS Insight cho năm 2021 bao gồm tuyên bố rằng Nokia sẽ được mua bởi một công ty công nghệ lớn của Mỹ vào năm tới, với cả Microsoft và Intel đều được coi là những khách hàng tiềm năng.
Và riêng với Microsoft, công ty này đã có lịch sử “buôn bán” với Nokia. Vào năm 2013, Microsoft đã trả hơn 7 tỷ USD cho mảng kinh doanh thiết bị cầm tay của Nokia, trong một nỗ lực nhằm cung cấp giải pháp thay thế cho cả iPhone và thiết bị cầm tay Android bằng hệ điều hành Windows Phone. Nhưng nó đã thất bại thảm hại, với việc tài sản mua từ Nokia bị xóa sổ vào năm 2015, dẫn đến hàng nghìn người mất việc.
Microsoft từng mua Nokia một lần, và có thể mua thêm lần nữa.
Mặc dù Nokia đã trở lại kinh doanh điện thoại di động, nhưng đó không phải là nhánh kinh doanh có thể hấp dẫn đối với những người mua tiềm năng. Thay vào đó, chi nhánh mạng Nokia sẽ khiến gã khổng lồ Mỹ quan tâm, theo CCS, nhờ việc chính phủ Mỹ đang cấm các nhà cung cấp viễn thông sử dụng thiết bị từ các nhà cung cấp Trung Quốc như Huawei.
Video đang HOT
Tuần trước, Nokia đã đạt được thỏa thuận trở thành nhà cung cấp thiết bị lớn nhất cho nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất của Vương quốc Anh, BT. Theo giám đốc bộ phận Tiêu dùng và Kết nối của CCS Insight, Kester Mann, điều đó sẽ không thể không thu hút được sự chú ý ở “bên kia Đại Tây Dương”.
“Chúng tôi cảm thấy rằng Nokia có thể bị tổn thương một chút khi bị mua lại”, ông Mann nói. “Microsoft đã thực sự quan tâm đến không gian viễn thông. Chúng ta đã thấy hai thương vụ mua lại của họ trong năm nay (Metaswitch và Affirmed Networks … tất cả đều nhằm đạt được một số chuyên môn trong không gian viễn thông và 5G, cùng một số liên hệ trong ngành. Chúng tôi tin rằng Nokia có thể là một mục tiêu tiềm năng cho một ai đó như Microsoft”.
Mảng dịch vụ viễn thông của Nokia khá lớn mạnh và có thị trường ổn định.
Phản ứng khá “dữ dội” hiện nay của chính quyền Trump đối với các nhà cung cấp Trung Quốc tại nhiều khu vực cũng được cho là lý do sẽ khiến việc mua lại Nokia trở nên hấp dẫn hơn đối với Microsoft và các công ty Mỹ khác.
“Rõ ràng là Mỹ đang để ý đến các lựa chọn thay thế cho Huawei, có rất nhiều lo ngại về điều đó. Nokia tiềm năng có thể là cơ hội đó”, ông Mann nói thêm.
Theo chuyên gia này thì nếu Microsoft thể hiện sự quan tâm đến Nokia, họ sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ đồng minh cũ Intel, vốn cũng đang tập trung mạnh vào lĩnh vực 5G. Ông nói: “Intel là một công ty đáng chú ý trong lĩnh vực viễn thông trong vài năm tới.”
Vì sao Microsoft muốn mua lại TikTok bất chấp nhiều rắc rối trực chờ?
Có TikTok, Microsoft có nhiều thứ hai là một mạng xã hội nhiều người dùng.
Thọat nhìn, thương vụ Microsoft muốn mua lại Tiktok dường như có vẻ không quá liên quan.
Microsoft, trong nhiều năm, đã dần rút khỏi mảng công nghệ cho người dùng đại trà như dịch vụ âm nhạc Groove Music, phụ kiện Kinect Xbox, thiết bị đeo Microsoft Band, Windows Phone và mới đây là dịch vụ streaming Mixer. Microsoft vốn có "thiên hướng" liên quan đến công nghệ, phần mềm và dịch vụ doanh nghiệp. Vậy vì sao hãng này lại muốn mua lại TikTok?
Microsoft được cho là công ty đang có đàm phán sâu nhất trong việc mua lại mảng vận hành TikTok ở Mỹ và một số quốc gia khác. Trước đó, ông Trump kí một sắc lệnh hành pháp nêu rõ TikTok phải bán mình ở Mỹ hoặc sẽ bị cấm.
Điểm mấu chốt của thương vụ mua lại TikTok là dữ liệu và người dùng mà Microsoft có thể tiếp cận. Đây cũng chính là quan ngại lớn nhất khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn "cấm cửa" ứng dụng video ăn khách ở Mỹ. Về phần mình, Microsoft hiểu tầm quan trọng của dữ liệu. Trong một bài blog, Microsoft nhấn mạnh: "Microsoft sẽ đảm bảo tất cả các dữ liệu riêng tư của người dùng Mỹ trên TikTok đều được chuyển về và lưu trữ tại Mỹ."
Giao diện TikTok trên iPhone. Ảnh: The Verge
Dữ liệu nói trên có thể được Microsoft dùng theo nhiều cách khác nhau. Ông lớn phần mềm từ lâu đã dùng Xbox Live để làm "nguyên liệu" cho Microsoft Research nghiên cứu các dự án phần cứng và phần mềm. Dữ liệu sử dụng giúp các nhà phát triển trò chơi và Microsoft hiểu thêm về cách người dùng sử dụng Xbox. Hiểu cách người dùng tương tác và sử dụng phụ iện Kinect dành cho Xbox thậm chí còn giúp Microsoft có thêm dữ liệu đầu vào đều phát triển và cải thiện HoloLens.
Microsoft không có hiện diện đậm nét ở mảng công nghệ tiêu dùng, đại trà. Ảnh: The Verge
TikTok có thể giúp Microsoft xoá một điểm mù dữ liệu và thậm chí còn có tác động đến cách các dịch vụ và phần mềm khác trong công ty này được phát triển. Microsoft đang có nhiều dữ liệu liên quan đến người dùng doanh nghiệp song trong vài năm trở lại đây hãng này không có nguồn dữ liệu nào thực sự liên quan đến người dùng đại trà. Điều này dẫn đến việc Microsoft có một khoảng trống trong nghiên cứu hành vi người dùng. TikTok giúp Microsoft có mối liên hệ trực tiếp tới hàng triệu người dùng trẻ.
Dữ liệu là lý do chính khiến Microsoft muốn mua TikTok, bất chấp việc điều này có thể mang đến cho hãng rắc rối.
Bên cạnh đó, Microsoft cũng có thể tận dụng tệp người dùng của TikTok để quảng bá Surface, Xbox và nhiều sản phẩm khác, hoặc thậm chí là một cách để theo đuổi tham vọng trong mảng dịch vụ streaming nội dung trò chơi.
Bên cạnh đó, Microsoft cũng có tham vọng lớn ở mảng trí tuệ nhân tạo. Ở thời điểm hiện tại, TikTok đang tận dụng AI cho ứng dụng nhận diện khuôn mặt với các bộ lọc hình ảnh của mình. Bên cạnh đó, AI cũng đóng một vai trò then chốt của TikTok trong việc gợi ý chính xác nội dung cho người dùng. Đó là chưa kể đến TikTok cũng đang nghiên cứu ứng dụng thực tế mô phỏng trên hai khía cạnh là các bộ lọc video cho người dùng và quảng cáo. Các nỗ lực của Microsoft với AR hiện tại chỉ dừng lại ở thiết bị HoloLens, thiết bị đeo Windows Mixed Reality và một số thử nghiệm trên di động cùng trò chơi Minecraft. TikTok sẽ mở lối để Microsoft nghiên cứu AR trên di động.
Nokia hy vọng chiếm phần 5G trên sân nhà của Huawei Nokia đang tăng cường mở rộng thị phần tại Trung Quốc, nơi nhà sản xuất thiết bị viễn thông Phần Lan đã phải chật vật để đảm bảo chỗ đứng. Giám đốc điều hành Nokia Rajeev Suri (trái) bắt tay Pekka Lundmark, người sẽ tiếp quản vị trí của ông vào tháng 9.2020 Dù đã hoạt động nhiều năm tại Trung Quốc, nhưng...