Microsoft mua lại công ty kiểm duyệt nội dung Two Hat
Microsoft vừa thông báo đã mua lại hãng kiểm duyệt nội dung Two Hat – một đối tác của Microsoft trong nhiều năm giúp kiểm duyệt nội dung tốt hơn trên Xbox, Minecraft và MSN.
Theo Neowin, thương vụ diễn ra đúng lúc khi các công ty công nghệ đang tranh giành để tìm cách đảm bảo mọi người trực tuyến vẫn tôn trọng lẫn nhau. Giải thích cho lý do mua lại Two Hat, đại diện Microsoft cho rằng việc ngày càng có nhiều nội dung độc hại được chia sẻ trực tuyến khiến nhu cầu kiểm duyệt nội dung chủ động và hiệu quả.
Mua lại Two Hat giúp Microsoft tăng cường công tác kiểm duyệt nội dung
Bên cạnh đó, để đảm bảo trải nghiệm người dùng tích cực và duy trì mức độ tương tác theo thời gian, việc kiểm duyệt nội dung sẽ là khoản đầu tư quan trọng. Theo Microsoft, việc cả hai công ty cùng một tầm nhìn về việc sử dụng những tiến bộ trong công nghệ để kiểm duyệt và bảo vệ cộng đồng trực tuyến khiến vụ mua lại sẽ giúp kết hợp các công nghệ, khả năng nghiên cứu, đội ngũ tay nghề cao và cơ sở hạ tầng đám mây.
Video đang HOT
Với khả năng tiếp cận nhiều hơn với các tài nguyên của Two Hat, giờ đây, Microsoft sẽ có thể cung cấp các dịch vụ tốt hơn nữa cho khách hàng của mình. Cùng với đó, Microsoft có thể làm các mạng chính của họ như Xbox ít độc hại hơn cho người dùng.
Cả hai công ty đều tập trung vào việc họ vui mừng về sự hợp tác nhưng không cung cấp bất kỳ thông tin nào về việc Two Hat được mua với giá bao nhiêu.
Sợ phải trả đến 50 tỷ USD tiền thuế, Elon Musk nói "Thà dùng số tiền đó để đưa người lên Sao Hỏa"
Với tài sản đang có giá trị hơn 300 tỷ USD, ông Elon Musk có thể phải đóng đến 50 tỷ USD tiền thuế theo dự luật thuế mới.
Đang là người giàu nhất thế giới, không khó hiểu vì sao ông Elon Musk kịch liệt phản đối dự luật đánh thuế lên tỷ phú của chính quyền ông Joe Biden. Nếu được thông qua, đạo luật này có thể buộc ông Musk phải trả đến 50 tỷ USD tiền thuế do tài sản khổng lồ của mình.
Nếu không phải nộp 50 tỷ USD đó, ông Musk lập luận, số tiền này có thể được sử dụng cho mục tiêu chinh phục Sao Hỏa bằng tên lửa do hãng SpaceX của ông ta sản xuất ra. " Kế hoạch của tôi là sử dụng tiền để đưa nhân loại tới Sao Hỏa và duy trì ánh sáng của tri thức." ông Musk cho biết trong dòng tweet của mình vào thứ Năm vừa qua.
Trước đó, theo đề xuất của Thượng Nghị sĩ Ron Wyden, một dự luật thuế mới sẽ nhắm thẳng đến 700 người giàu nhất nước Mỹ. Tất nhiên điều này sẽ ảnh hưởng đến những người ở hàng đầu trong danh sách này, bao gồm ông Elon Musk, tỷ phú Jeff Bezos, nhà đồng sáng lập Microsoft Bill Gates.
Trong đó, tài sản của ông Musk đang bỏ xa những người phía sau khi theo ước tính của chỉ số Bloomberg Billionaires Index, chúng có giá trị lên đến 300 tỷ USD. Mặc dù vậy, phần lớn giá trị tài sản này lại gắn bó chặt chẽ với lượng cổ phiếu ông nắm giữ thay vì một khoản thu nhập thực tế.
Theo dự luật thuế mới, những người có thu nhập hàng năm trên 100 triệu USD hoặc tài sản trị giá tối thiểu 1 tỷ USD được nắm giữ trong vòng 3 năm trở lên sẽ phải trả hàng tỷ USD tiền thuế. Theo đó, ông Musk có thể sẽ phải trả khoản thuế 50 tỷ USD trong vòng 5 năm đầu tiên. Trong khi đó, đối thủ của ông, tỷ phú Jeff Bezos cũng phải trả khoản thuế lớn không kém, lên tới 44 tỷ USD.
Mặc dù vậy, ngay cả khi phải trả khoản thuế khổng lồ này, cả ông Elon Musk lẫn Jeff Bezos vẫn sẽ là hai người giàu nhất thế giới.
Không chỉ cho rằng khoản thuế sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch chinh phục sao Hỏa của mình, ông Musk còn cho rằng nó không giải quyết được vấn đề gì: " Cuối cùng, họ sẽ tiêu hết tiền của người khác và sau đó họ sẽ tìm đến bạn."
Không giống như hầu hết người Mỹ, đa số là những người làm công ăn lương và phải đóng thuế thu nhập hàng năm, các tỷ phú như ông Bezos hay ông Musk chỉ có một khoản thu nhập rất nhỏ đến từ mức lương của họ. Do vậy, họ có thể bỏ qua việc đóng thuế thu nhập.
Trong khi đó tỷ phú Jeff Bezos dường như chưa có phản ứng gì về dự luật thuế mới nói trên. Phần lớn trong khoản tài sản trị giá 196 tỷ USD của ông Bezos là 10,3% cổ phần tại nhà bán lẻ Amazon - hiện đang có giá trị khoảng 175 tỷ USD. Do giá cổ phiếu thường xuyên biến động, nên tỷ phú này đã có lúc tranh giành nhau ngôi vị giàu nhất thế giới với ông Elon Musk.
Tuy vậy, ông Bezos có thể bỏ qua việc đóng thuế khi theo luật hiện hành của Mỹ, cổ phiếu tăng giá không bị tính thuế trừ khi người nắm giữ bán chúng đi để hiện thực hóa lợi nhuận. Do vậy, ngay cả khi đây là nguồn đóng góp chính cho tài sản của các tỷ phú, chúng không được xem là "thu nhập" để tính thuế - dù có thể có giá trị đến hàng trăm tỷ USD.
Mặt khác, họ cũng có thể biến số cổ phiếu này thành tiền mặt mà vẫn không phải nộp thuế - đó là đem số cổ phiếu đó thế chấp để vay tiền. Bằng cách này, họ vẫn có thể vay được số tiền với lãi suất thấp hơn mức thuế họ phải trả khi bán cổ phiếu. Đây cũng là cách làm yêu thích của ông Musk khi ông liên tục đem cổ phiếu mình nắm giữ để thế chấp cho các khoản vay mới.
Microsoft vượt mặt Apple trở thành công ty giá trị nhất thế giới Thế nhưng khoảng cách giữa hai công ty chỉ khoảng vài tỷ USD. Sau buổi báo cáo thu nhập hôm qua, giá trị cổ phiếu của Apple đã sụt giảm mạnh và tạo cơ hội cho đối thủ Microsoft vươn lên vượt mặt nhà sản xuất iPhone để trở thành công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới. Trước đó...