Microsoft mua công ty Lumenisity, phát triển cáp truyền thông ’sợi lõi rỗng’ tiên tiến
Ngày 10/12, Microsoft ra thông báo mua lại Lumenisity, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Anh đang phát triển các công nghệ ’sợi lõi rỗng (HCF)’ chủ yếu được sử dụng cho các trung tâm dữ liệu và ISP.
Trung tâm dữ liệu. Ảnh Nikada / Getty Images
Microsoft cho biết vụ mua công ty starup với các điều khoản không được tiết lộ, sẽ “mở rộng khả năng của doanh nghiệp, tối ưu hóa hơn nữa cơ sở hạ tầng đám mây toàn cầu của tổ chức, giúp phục vụ các khách hàng sử dụng nền tảng đám mây và những dịch vụ của Microsoft với các yêu cầu bảo mật nghiêm ngặt và độ trễ thấp”.
Cáp HCF về cơ bản là cấu trúc kết hợp cáp quang và cáp đồng trục. Những cáp HCF xuất hiện từ những năm 90, nhưng Lumenisity đã phát triển một thiết kế độc quyền với kênh trung tâm chứa đầy không khí được bao quanh bằng một vòng ống thủy tinh. Ý tưởng đặt ra là ánh sáng có thể truyền qua không khí nhanh hơn thủy tinh. Trong một thử nghiệm với công ty viễn thông Comcast vào tháng 4, một sợi Lumenisity HCF được cho là có thể cung cấp tốc độ lưu lượng đường truyền từ 10 Gbps đến 400 Gbps.
Girish Bablani, phó chủ tịch (CVP) mảng kinh doanh Azure Core của Microsoft, trong một bài đăng trên blog đã viết: “HCF có thể mang lại lợi ích trong nhiều ngành công nghiệp như chăm sóc sức khỏe, dịch vụ tài chính, sản xuất, bán lẻ và các cơ quan chính phủ.
Video đang HOT
“Đối với khu vực công, HCF có thể cung cấp khả năng phát hiện xâm nhập và bảo mật nâng cao cho các cơ quan chính quyền liên bang và địa phương trên toàn cầu. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, do HCF có thể đáp ứng kích thước và khối lượng của những tập dữ liệu lớn nên công nghệ giúp tăng tốc độ truy xuất hình ảnh y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà cung cấp dịch vụ y tế khả năng nhập dữ liệu, duy trì và chia sẻ dữ liệu hình ảnh y tế trên đám mây. Với sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số, HCF có thể hỗ trợ các tổ chức tài chính quốc tế thực hiện các giao dịch nhanh chóng, an toàn trên các khu vực địa lý rộng lớn.”
Minh họa thiết kế cáp của Lumenisity. Ảnh Lumenisity
Công ty Lumenisity được thành lập vào năm 2017, là công ty con tách ra từ Trung tâm nghiên cứu Quang điện tử tại Đại học Southampton để thương mại hóa nghiên cứu về HCF. Trước khi được Microsoft mua lại, công ty khởi nghiệp đã huy động được 12,5 triệu bảng Anh (~ 15,35 triệu USD) tiền tài trợ qua một số vòng tài trợ từ các nhà đầu tư, trong đó có Quỹ tăng trưởng kinh doanh và Cố vấn Parkwalk.
Lumenisity tuyên bố các sợi quang của doanh nghiệp, sử dụng công nghệ HCF được triển khai trong các mạng của khách hàng “trên các đường dài nhất từng được báo cáo.”
Ngoài Comcast, nhà điều hành công ty truyền thông BT Anh gần đây đã thử nghiệm công nghệ của Lumenisity. BT tuyên bố vào thời điểm đó là cáp HCF có khả năng giảm độ trễ tới 50% so với cáp quang truyền thống. Công ty hạ tầng cơ sở euNetworks Fiber UK Ltd cũng đang thử nghiệm sử dụng cáp Lumenisity để phục vụ Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn.
Đầu tháng 12, Lumenisity hoàn thành xây dựng một cơ sở sản xuất HCF rộng 40.000 foot (12,000 m2 ở Romsey, Anh, công ty cho biết, nhà máy sẽ sản xuất cáp truyền thông “quy mô lớn” với công nghệ HCF.
“Đây là kết thúc của sự khởi đầu thành công và chúng tôi rất vui mừng bắt đầu chương mới của công ty với tư cách là một phần của Microsoft để phát huy hết tiềm năng của công nghệ này, tiếp tục theo đuổi việc khám phá những khả năng mới trong mạng truyền thông,” Lumenisity viết trong một tuyên bố trên trang web của doanh nghiệp. “Chúng tôi tự hào được một công ty lớn có tầm nhìn chung mua lại, kết quả sẽ đẩy nhanh tiến độ phát triển của doanh nghiệp trong lĩnh vực cáp truyền thông lõi rỗng.”
Mỹ chặn thương vụ Microsoft mua lại hãng game Activision Blizzard
Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đã đệ đơn lên tòa án, yêu cầu chặn kế hoạch của Microsoft mua lại hãng game Activision Blizzard với giá 69 tỷ USD.
Biểu tương của hãng công nghệ Microsoft. Ảnh: Reuters
Ngày 9/12, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đã đệ đơn lên tòa án, yêu cầu chặn kế hoạch của Microsoft mua lại hãng game Activision Blizzard với giá 69 tỷ USD, trong bối cảnh có nhiều quan ngại rằng thương vụ này sẽ ảnh hưởng xấu đến cạnh tranh.
Giám đốc Cục Cạnh tranh của FTC Holly Vedova nêu rõ cơ quan này muốn ngăn Microsoft giành quyền kiểm soát một nhà sản xuất game hàng đầu và sử dụng thương vụ này để gây tổn hại đến tính cạnh tranh trong thị trường game sôi nổi và đang phát triển nhanh này.
Theo FTC, trước đây, Microsoft cũng từng mua lại các công ty game nhỏ hơn để sở hữu độc quyền các nội dung game, từ đó ngăn các đối thủ như Nintendo và Sony tiếp cận những sản phẩm này. Đây sẽ là một sự thay đổi lớn đối với Activision Blizzard, vốn đang có chiến lược cung cấp game trên nhiều nền tảng.
Đáp lại, Chủ tịch Microsoft Brad Smith khẳng định thương vụ này sẽ mở rộng cạnh tranh và tạo thêm cơ hội cho người chơi và các nhà phát triển game. Phía Microsoft sẵn sàng trình bày lập trường trước tòa.
Về phần mình, Giám đốc điều hành Activision Blizzard, Bobby Kotick nhận định các cáo buộc của FTC không phù hợp với thực tế, đồng thời bày tỏ lạc quan về việc đạt được thỏa thuận với Microsoft.
Vào tháng 1 năm nay, Microsoft đã công bố thương vụ mua lại Activision Blizzard, đồng thời cho biết thương vụ này sẽ tạo ra công ty sản xuất game lớn thứ ba thế giới về doanh thu. Liên minh châu Âu (EU) và Anh sau đó đã mở cuộc điều tra đối với thương vụ do lo ngại thỏa thuận sẽ khiến Microsoft sở hữu độc quyền các game nổi tiếng của Activision Blizzard.
Đầu tuần này, Microsoft đã tìm cách xoa dịu các mối quan ngại khi thông báo sẽ cho phép thiết bị chơi game cầm tay Nintendo Switch của Nintendo truy cập game "Call of Duty". Trước đó, Microsoft cũng đưa ra quyết định tương tự với máy chơi game cầm tay PlayStation của Sony./.
Dịch vụ đám mây khó giúp đại gia công nghệ vượt suy thoái Các gã khổng lồ công nghệ của Mỹ như Amazon, Microsoft và Intel cùng chung nhận định rằng khách hàng đang cắt giảm chi tiêu dành cho dịch vụ đám mây và trung tâm dữ liệu. Dịch vụ đám mây trong nhiều năm qua đã là một trong những nguồn tăng trưởng lớn nhất và tin cậy nhất của các công ty công...