Microsoft khẳng định tính minh bạch trong thu thập dữ liệu giọng nói
Microsoft khẳng định tính minh bạch trong thu thập và sử dụng dữ liệu giọng nói nhằm đảm bảo khách hàng có thể chủ động lựa chọn thời điểm và cách thức sử dụng dữ liệu giọng nói của họ.
Ngày 7/8, tập đoàn công nghệ Microsoft thừa nhận các nhà thầu của hãng đã nghe một số cuộc hội thoại được thông dịch nhờ tính năng dịch thuật qua giọng nói cải tiến của ứng dụng Skype và trợ lý ảo Cortana, song khẳng định chỉ làm điều này khi có sự cho phép của người dùng.
Trao đổi với hãng tin AFP (Pháp) trước thông tin về các nhà thầu của Microsoft “ nghe lén” các cuộc trò chuyện của người dùng về những chủ đề cá nhân như các mối quan hệ hay việc giảm cân, “đại gia” công nghệ này cho biết đã thu thập dữ liệu giọng nói nhằm cung cấp và cải tiến các dịch vụ cho phép sử dụng giọng nói như tìm kiếm, ra lệnh, đọc chính tả hay dịch thuật.
Công ty này khẳng định luôn cố gắng minh bạch về việc thu thập và sử dụng dữ liệu giọng nói nhằm đảm bảo khách hàng có thể chủ động lựa chọn thời điểm và cách thức sử dụng dữ liệu giọng nói của họ.
Microsoft cũng khẳng định luôn đảm bảo có được sự cho phép của khách hàng trước khi thu thập dữ liệu giọng nói, và có biện pháp phòng ngừa như loại bỏ những thông tin liên quan tới cá nhân người dùng trước khi chia sẻ cho các đối tác có nhiệm vụ hỗ trợ nâng cấp phần mềm hay dịch vụ.
Công ty cũng cho biết đã yêu cầu các bên đối tác đáp ứng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư được quy định trong luật pháp châu Âu.
Video đang HOT
Microsoft đưa ra tuyên bố trên sau khi một loạt vi phạm quyền riêng tư của người dùng trong những tháng gần đây làm dấy lên lo ngại về tương lai của các trợ lý ảo kiểm soát giọng nói, một lĩnh vực tiềm năng được các chuyên gia đánh giá là mặt trận mới trong lĩnh vực công nghệ máy tính.
Các vụ việc gần đây liên quan tới các thiết bị của Google, Apple và Amazon càng cho thấy rằng bất chấp sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực thiết bị và loa thông minh, việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của người dùng khi họ sử dụng công nghệ đang ngày càng trở nên cấp bách.
Trong một nỗ lực khôi phục niềm tin của người dùng, Apple và Google mới đây thông báo đã chấm dứt việc nghe thẩm định lại các đoạn ghi âm tương tác giữa người dùng với các phần mềm trợ lý ảo sử dụng giọng nói.
Theo đó, Apple đã ngừng chương trình nghe các đoạn băng ghi lại các cuộc hội thoại giữa người dùng với trợ lý ảo Siri và người dùng có thể lựa chọn bỏ chương trình này trong một phiên bản cập nhật phần mềm mới.
Chương trình này được Apple giải thích là nhằm cải thiện chất lượng trợ lý ảo. Quyết định này được đưa ra sau khi tờ Guardian của Anh hồi tuần trước đưa tin các đối tác của Apple được giao nhiệm vụ thẩm định lại các đoạn ghi âm đã thường xuyên nghe được các thông tin bí mật và các cuộc hội thoại riêng tư.
Trước đó, Google cũng đã cho dừng việc nghe các đoạn ghi âm từ dịch vụ trợ lý Google với bất kỳ mục đích nào và tất cả các ngôn ngữ sau vụ rò rỉ dữ liệu âm thanh tiếng Hà Lan.
Người dùng có thể tắt hoàn toàn tính năng lưu trữ dữ liệu âm thanh cho tài khoản Google của mình, hoặc chọn tính năng tự động xóa dữ liệu sau ba tháng hoặc 18 tháng.
Theo Bnews
Apple bị cáo buộc dùng Siri nghe lén người dùng
Apple đang cho thấy lời nói và hành động thực tế hoàn toàn trái ngược nhau. Luôn tuyên bố tôn trọng quyền riêng tư người dùng nhưng giờ đây chính Apple lại vướng vào cáo buộc dùng Siri để nghé lén.
Dù tất cả các hãng công nghệ luôn lên tiếng cho biết sẽ tôn trọng quyền riêng tư của người dùng nhưng thực tế không bao giờ như "lời hứa" và lần này Apple được xướng tên khi bị tố cáo nghe lén người dùng.
Theo cáo buộc được đưa ra, Apple đã thuê nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới để làm nhiệm vụ nghe các đoạn hội thoại của người dùng được ghi âm bởi Siri. Thông qua những nội dung được ghi âm bởi Siri, các nhà nghiên cứu sẽ đánh giá chất lượng của trợ lý ảo Siri nhằm cải thiện chất lượng hoạt động.
Tuy nhiên, vấn đề xảy ra khi một trong số các nhà nghiên cứu đã tiết lộ rằng các bản thu âm được ghi bởi Siri có chứa nhiều thông tin riêng tư như các nội dung về sức khỏe, công việc và thậm chí cả những nội dung nhạy cảm liên quan đến cuộc sống vợ chồng của nhiều người dùng. Cùng với đó, các đoạn ghi âm cũng cung cấp vị trí, thông tin liên lạc và dữ liệu ứng dụng.
Một số nhận định được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu cho rằng, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này phần nhiều đến từ việc trợ lý ảo Siri bị kích hoạt một cách ngẫu nhiên, trong đó bị nhiều nhất là Apple Watch và HomePod và không loại trừ khả năng Siri có thể ghi âm những đoạn thông tin tương đối dài.
Trong phản hồi đầu tiên, Apple vẫn nêu lên rằng sẽ bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Các bản ghi được từ Siri sẽ được Apple chọn ngẫu nhiên để đem đi phân tích và chưa chiếm 1% các câu hỏi hàng ngày của trợ lý ảo này. Các bản ghi được cho là chỉ dài vài giây và không ghi rõ tên người dùng hay Apple ID.
Theo công an nhân dân
Apple đối mặt với vụ kiện tập thể vì nghe lén các bản ghi âm từ người dùng Siri Apple đang phải đối mặt với một vụ kiện tập thể (PDF) vì đã thuê các đối tác bên ngoài lắng nghe và chấm điểm những cuộc hội thoại ẩn danh của Siri cho mục đích kiểm soát chất lượng và cải tiến sản phẩm. Hành động của Apple bị nêu ra trong một báo cáo gần đây, khi một trong những đối...