Microsoft học theo Samsung: Mở cửa hàng trong siêu thị điện tử
Microsoft sẽ mở 500 cửa hàng đặc biệt chuyên dùng để bán các thiết bị máy tính bảng và máy tính chạy Windows trong các siêu thị Bestbuy ở Mỹ, theo Reuters.
Đây là một trong những nỗ lực của gã khổng lồ phần mềm nhằm cứu vãn doanh số của hệ điều hành đầu bảng Windows
Microsoft đang sở hữu hơn 70 cửa hàng trên toàn nước Mỹ với tên gọi Microsoft Store. Tuy nhiên, hãng sẽ hợp tác để đào tạo 1200 nhân viên của Bestbuy phục vụ cho nhu cầu mở rộng này.
Microsoft cho biết phiên bản Windows 8 đã bán được hơn 100 triệu bản. Tuy nhiên, đó chỉ là phần mềm. Còn máy tính bảng Surface của Microsoft không đạt kỳ vọng cho lắm, khi chỉ có khoảng hơn 2 triệu chiếc được bán ra thị trường, trong vòng gần 1 năm qua.
Chiêu mới này của Microsoft có lẽ là nhắm vào việc gây sự chú ý cho những người mua hàng ở các trung tâm điện máy – điện tử lớn như Bestbuy. Bởi các thiết bị của Apple và Android đang phổ biến và được bán rất rộng rãi.
Video đang HOT
Các “cửa hàng trong cửa hàng” này sẽ “cung cấp một khu vực rộng lớn giúp khách hàng trải nghiệm sản phẩm” của Microsoft, theo lời Giám đốc bộ phận Marketing của Microsoft Windows Tami Reller.
Vào hồi đầu năm, Samsung cũng đã công bố kế hoạch mở 1400 cửa hàng bên trong siêu thị Bestbuy.
Theo một số nhà phân tích, việc mở cửa hàng bên trong Best Buy có thể giúp ích cho Microsoft. Tuy nhiên, gã khổng lồ phần mềm sẽ gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ lớn như Samsung hay Apple, khi các hãng này đã và đang có ý định mở các cửa hàng tương tự.
Những hợp đồng béo bở với Samsung và Microsoft cũng là một “liều thuốc bổ” giúp Best Buy gia tăng sức sống của mình. Hiện nhà bán lẻ điện tử điện máy hàng đầu nước Mỹ này đang phải cạnh tranh gay gắt với nhiều cửa hàng trực tuyến, các trang bán hàng kiểu mua chung.
Theo GenK
TGĐ Thế giới di động: Không có chuyện bỏ của chạy lấy người
Từ tháng 3.2013, lãnh đạo công ty cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động (viết tắt là TGDĐ) đã có báo cáo uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc đạt được thoả thuận bán cổ phần cho đối tác nước ngoài.
Nhiều chi tiết vụ chuyển nhượng đến nay vẫn chưa được công bố và gần đây, có dư luận cho rằng, lãnh đạo công ty bán cổ phần để... "tháo chạy"! Chúng tôi phỏng vấn ông Nguyễn Đức Tài, tổng giám đốc TGDĐ quanh dư luận này.
Ông Nguyễn Đức Tài, Tổng Giám Đốc TGDĐ.
Trong mấy năm qua, TGDĐ là nhà bán lẻ ăn nên làm ra với 20% thị phần thị trường điện thoại di động và máy tính, nhưng tại sao những cá nhân trong ban lãnh đạo lại bán cổ phần?
Từ khi thành lập công ty cho đến nay đã có một thoả thuận trong ban lãnh đạo công ty: chỉ nhận lương để sống, còn lợi nhuận nhập vào vốn kinh doanh của công ty. Do vậy, dù là một nhà bán lẻ có lãi nhưng cũng có thành viên trong ban giám đốc công ty phải thuê nhà trong suốt chín năm qua. Các cá nhân bán cổ phiếu lần này là để bù đắp những gian khó đã gánh chịu trong chín năm qua, để lo cho cuộc sống cá nhân đàng hoàng hơn. Đồng lương trước đây chỉ đủ cho họ có cuộc sống tối thiểu.
Vậy theo ông tại sao có dư luận rằng, lãnh đạo TGDĐ bán cổ phần vì không còn niềm tin vào tăng trưởng và lợi nhuận của nhóm hàng kỹ thuật số hiện nay và cả trong tương lai?
Dư luận có quyền bình luận nhưng chúng tôi lại không nghĩ bán để tháo chạy. Năm cổ đông sáng lập của công ty (Trần Lê Quân, Nguyễn Đức Tài, Đinh Anh Huân, Điêu Chính Hải Triều, và Trần Huy Thanh Tùng) đang giữ 51,26% cổ phần, cộng với gần 2% cổ phần công ty. Như vậy, chúng tôi vẫn giữ quyền điều hành, không chạy đi đâu cả.
Vào tháng 12 năm nay, TGDĐ sẽ áp dụng hàng loạt chương trình chăm sóc khách hàng mà chưa có hệ thống bán lẻ nào làm. Ví dụ, bất ngờ máy hết pin. Bạn có thể đến bất kỳ cửa hàng gần nhất để mượn sạc pin, chỉ cần đưa giấy tờ cần thiết, không thế chấp tiền bạc. Không hề có chuyện "bỏ của chạy lấy người" như dư luận bình phẩm. Nếu "chạy", chúng tôi đã không thực hiện những chương trình như vậy. Đó là một minh chứng chúng tôi vẫn gắn bó với thương hiệu TGDĐ.
Ông có lo bị thâu tóm không? Nhà đầu tư mua cổ phiếu vào mục đích gì?
CDH là một quỹ đầu tư chuyên nghiệp. Còn Robert Willet là một chuyên gia tầm cỡ về chiến lược bán lẻ. Khi mua cổ phiếu của TGDĐ, họ có cơ sở để tin thương vụ này sẽ đem lại lợi nhuận. Còn có mục đích nào nữa không thì tôi không có thẩm quyền cũng như thông tin để trả lời. Tuy nhiên, theo thoả thuận, đại diện của CDH chỉ có mặt trong hội đồng quản trị, không tham gia vào điều hành công ty. Với tỷ lệ còn lại như tôi đã đề cập ở trên, những người thành lập TGDĐ vẫn nắm quyền chi phối.
Hai đối tác nước ngoài mua cổ phần TGDĐ là quỹ đầu tư CDH Electric Bee (Anh) và ông Robert Willet, nguyên giám đốc hệ thống Best Buy toàn cầu. Robert Willet được mua cổ phiếu với giá ưu đãi hơn vì tham gia TGDĐ với vai trò cố vấn chiến lược. Tỷ lệ chuyển nhượng cổ phần khoảng 20%.
Cổ phần chuyển nhượng là của năm thành viên trong ban lãnh đạo công ty và nhà đầu tư Mekong Capital. Trong đó Mekong Capital, chiếm 6,7%, phần còn lại là của năm thành viên đang giữ những trọng trách của công ty. Cổ phần của công ty cũng có nhưng không đáng kể.
Theo GenK
Galaxy Note 8.0 giá rẻ hơn iPad Mini Samsung hôm nay chính thức công bố giá bán của chiếc Galaxy Note 8.0 tại thị trường Mỹ là 400 USD kèm nhiều phụ kiện cũng như dịch vụ mở rộng hơn sản phẩm của Apple. Bắt đầu lên kệ ngay từ ngày mai, sản phẩm sẽ xuất hiện tại các đại lý như Amazon, Best Buy, Newegg, Staples... Bộ bán hàng tiêu...