Microsoft ghẻ lạnh “con đẻ” chưa đầy 3 tuổi
Microsoft sẽ ngừng cập nhật cho Skype trên HĐH 3 tuổi Windows Phone 7 của mình.
Nếu bạn đang sở hữu một chiếc smartphone chạy HĐH Windows Phone 7 của Microsoft, thì có vẻ như dưới đây là thông điệp mà gã khổng lồ xứ Redmond gửi đến bạn: Hãy nâng cấp lên Windows Phone 8 nếu bạn không muốn bị bỏ rơi.
Cụ thể, Microsoft tuyên bố họ sẽ bắt đầu ngừng hỗ trợ cho ứng dụng Skype trên HĐH 3 năm tuổi này ( WP 7 ra mắt tháng Mười năm 2010). Mặc dù trong công bố, hãng nói rằng người dùng Skype trên WP 7 vẫn có thể sử dụng được các tính năng cơ bản của Skype như chat, voice, gọi video, nhưng việc hỗ trợ cũng đồng nghĩa là nếu dịch vụ này có thêm các tính năng mới hay ho, bạn sẽ bị cho “ra rìa”. Nói cách khác, Microsoft sẽ không còn bỏ nguồn lực để phát triển cho Skype trên Windows Phone 7 nữa, hiện giờ bạn có gì thì sau này cũng sẽ chỉ có từng đấy tính năng, không hơn, không kém. Skype sẽ tiếp tục được cập nhật cho Windows Phone 8 và bổ sung các tính năng mới như nhắn tin video (Video Messaging).
Theo VNE
Bộ phát WiFi "tối ưu cho game" thực sự làm được gì?
Một dòng sản phẩm gaming gear mới đang dần định hình: Gaming router, nhưng thực chất thì các router này có gì khác biệt?
Cùng với sự gia tăng nhu cầu giải trí của thế giới hiện đại, các công ty sản xuất phần cứng ngày nay có thể moi tiền của các game thủ thông qua hàng loạt các thể loại gaming gear chuyên dụng. Thường gặp nhất là các model chuột, bàn phím, headset, card âm thanh....Nhưng gần đây cụm từ "gaming router" (bộ phát WiFi tối ưu cho game) cũng đang dần trở nên khá khổ biến. Vậy rốt cuộc những loại router này có những khác biệt gì so với các router truyền thống, và quan trọng nhất là chúng thực sự đem lại lợi ích gì cho trải nghiệm trong game của bạn? Hãy cùng điểm qua những giải thích từ Makeuseof về dòng sản phẩm này.
Video đang HOT
Quality of Service (QoS) trên các Gaming Router
Khi nhắc đến các router được quảng cáo với cái tên "Gaming Router", ví dụ như chiếc D-Link DGL-5500 như trong hình, khác biệt đầu tiên mà khách hàng có thể nhận ra là kiểu dáng bắt mắt hơn và cái giá...chát hơn khá nhiều. Khi đi vào mặt tính năng, D-Link quảng cáo rằng công nghệ StreamBoost của hãng có khả năng điều phối lưu lượng mạng một cách hiệu quả để đem đến trải nghiệm gaming tốt nhất. Về cốt lõi, ta cần hiểu rằng StreamBoost của Qualcomm - hay bất cứ công nghệ điều phối lưu lượng phục vụ gaming nào mà các hãng khác giới thiệu đều xoay quanh ý tưởng về Quality of Service (QoS), một khái niệm rất quan trọng trong thế giới mạng ngày nay.
Thông thường, một router xử lí dữ liệu theo đơn vị các packet/gói tin, và chúng không cần để tâm packet nào thuộc loại nào. Các dữ liệu mà anh trai bạn đang download bằng BitTorrent, các dữ liệu mà Dropbox đang download/upload để đồng bộ tài liệu cho bạn, dữ liệu từ trình duyệt web, dữ liệu mà các thành viên khác trong gia đình đang stream lên smart TV, và dữ liệu mà máy tính của bạn đang dùng để giao tiếp với máy chủ game.... Mọi packet từ các nguồn trên đều bình đẳng trong mắt của các router thông thường, không hề có sự ưu tiên rõ ràng.
Không cần nói cũng biết sự bình đẳng này thực ra không phải lúc nào cũng tốt. Trong đa số trường hợp, ta muốn các luồng dữ liệu phục vụ nhu cầu giải trí như gaming hay stream phim/nhạc được ưu tiên hơn so với các luồng dữ liệu từ torrent hay Dropbox. Hay như khi ta đang thực hiện một cuộc gọi video qua Skype, để đảm bảo chất lượng đối thoại luồng dữ liệu này tốt hơn hết phải có mức ưu tiên cao nhất, hơn tất cả mọi thứ khác. Trong kỹ nghệ mạng nói riêng, việc khiến cho router hiểu được các nhu cầu và mức ưu tiên khác nhau cho từng luồng dữ liệu này chính là cốt lõi của QoS.
D-Link DGL-5500 hay các gaming router nói chung sử dụng các công nghệ dựa trên ý tưởng này, hoạt động xoay quanh việc đẩy ưu tiên của các luồng dữ liệu phục vụ gaming lên cao hơn tất cả. Các firmware "độ" như DD-WRT hay OpenWRT mà hiện nay nhiều người đang chuộng sử dụng để nâng cấp cho router nhà mình cũng cung cấp một số chức năng QoS nhất định, đem lại trải nghiệm sử dụng tốt hơn. Vấn đề là việc thao tác cấu hình QoS trên các firmware này thường không mấy dễ dàng do giao diện rối rắm và đòi hỏi người dùng phải có một mức kiến thức nhất định. Còn trên các sản phẩm gán sẵn mác gaming router, trách nhiệm của các hãng sản xuất như D-Link là phải tạo ra giao diện tùy chỉnh dễ hiểu nhất cho người sử dụng. Và quả thực thao tác cấu hình bằng cách kéo thả trên các thiết bị sử dụng Streamboost như DGL-5500 trực quan và dễ dàng hơn khá nhiều so với các firmware DD-WRT.
Tổng kết: Về mặt chức năng nói riêng, bất kì router nào có hỗ trợ các chức năng QoS ở mức tương đối - dù là dùng firmware gốc hay thông qua các firmware độ như DD-WRT, OpenWRT đều có khả năng tăng chất lượng truyền tải dữ liệu game cho mạng nhà bạn ở một mức nào đó chứ không bắt buộc phải là các thiết bị gán mác gaming router. Khác biệt chủ yếu nằm ở hiệu năng vận hành của phần cứng, số lượng chức năng QoS và độ thân thiện của giao diện cấu hình.
Một số chức năng khác trên "Gaming Router"
Gaming routers cũng thường được cung cấp kèm một số tính năng mới và cao cấp hơn, trong một số trường hợp có thể đem trải nghiệm sử dụng mạng tốt hơn nói chung - không chỉ gói gọn trong phạm vi trải nghiệm gaming:
Giải mã Gaming Mode trên thiết bị của D-Link
Trên một số sản phẩm thậm chí không thuộc phân khúc gaming router của D-Link, chúng ta thường dễ dàng bắt gặp một tính năng được quảng cáo dưới cái tên "Gaming Mode". Các mô tả đi kèm thường rất sơ sài dạng "Nếu bạn gặp trục trặc với một game online nào đó, xin hãy bật chức năng này lên" hay "Gaming Mode nên được sử dụng khi bạn đang kết nối thới các dịch vụ game trực tuyến thông qua router này".
Qua quá trình tìm hiểu, người ta phát hiện ra rằng Gaming Mode thực chất chỉ là một dạng Full-Cone NAT. Trong trạng thái hoạt động bình thường của router, tức Symmetric NAT, các thiết bị chơi game trong nhà như Xbox, PS sẽ thiết lập kết nối với một địa chỉ bên ngoài Internet. Router sẽ chỉ gửi các thông tin phản hồi về thiết bị chơi game nếu các phản hồi này đến từ đúng địa chỉ đích mà thiết bị chơi game đó đã gửi yêu cầu đi. Nói cách khác, nếu Xbox nhà bạn đang thực hiện giao tiếp với một server game A, các dữ liệu do một server B khác thay mặt A gửi trả lời cho máy Xbox sẽ không được router chuyển về ở trạng thái Symmetric NAT. Còn khi sử dụng Full-Cone NAT, router sẽ chuyển tiếp mọi dữ liệu gửi đến port đã được map với một máy chơi game về cho máy đó. Hay hiểu đơn giản hơn là máy Xbox nói trên có thể yêu cầu dữ liệu từ một server và nhận trả lời từ một server khác. Rất nhiều người dùng đã phản hồi rằng nếu không sử dụng Gaming Mode thì các dịch vụ như Xbox Live không thể hoạt động.
Vì vậy tổng kết lại, tuy rằng "Gaming Mode" về mặt thuần kĩ thuật mà nói thì không hề có dính dáng gì nhiều đến việc cải thiện trải nghiệm chơi game, nhưng lại hết sức cần thiết nếu bạn sử dụng dịch vụ game trực tuyến của các hãng lớn với hệ thống máy chủ trải rộng.
Tương tự, các chức năng như QoS, chuẩn Wifi thế hệ mới, Gigabit Ethernet thường được quảng cáo kèm gaming router thực chất có tầm ứng dụng rất lớn và có thể cải thiện rất nhiều mặt của chất lượng mạng nói chung chứ không chỉ riêng trải nghiệm chơi game. Gaming router, cũng giống nhiều loại sản phẩm gaming gear khác, về cơ bản là sự kết hợp giữa những tính năng cao cấp có sẵn - thường là lấy từ các sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp hay doanh nghiệp - với thiết kế bắt mắt và chiến lược martketing hợp lí.
Theo VNE
Phần mềm tăng tốc game của Razer có thật sự giúp chơi game tốt hơn? Chắc hẳn đối với nhiều game thủ không sở hữu những dàn PC có cấu hình khủng, trong khi các game ngày càng đòi hỏi cao về cấu hình phần cứng, họ thường nghĩ đến giải pháp dùng phần mềm để tối ưu PC, cải thiện tốc độ xử lý game thay vì phải nâng cấp phần cứng vì tốn chi phí, hoặc...