Microsoft, Facebook, Netflix, TikTok, eBay… tự kê khai và nộp 20 triệu USD tiền thuế vào ngân sách
Kể từ 3/2022, đã có 26 nhà cung cấp nước ngoài lớn như Microsoft, Facebook, Netflix, TikTok, eBay… đăng ký, kê khai và nộp khoảng 20 triệu USD tiền thuế qua cổng thông tin điện tử dành cho các đơn vị này.
Đây là các thông tin được đưa ra tại hội thảo “Thuế đối với thương mại điện tử và dịch vụ số xuyên biên giới: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”, do Viện Chiến lược và Chính sách tài chính phối hợp với Tổng cục Thuế tổ chức.
Theo ông Nguyễn Như Quỳnh, Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chính), sự phát triển của công nghệ và internet cùng với sự thay đổi thói quen tiêu dùng và mô hình kinh doanh thương mại do đại dịch Covid-19 đã làm cho TMĐT và dịch vụ số xuyên biên giới ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tại Việt Nam, TMĐT đã và đang phát triển nhanh, việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, quảng cáo… thông qua các website, sàn giao dịch TMĐT, các mạng xã hội của nước ngoài trở nên phổ biến.
Hội thảo quốc tế về Thuế đối với TMĐT và dịch vụ số xuyên biên giới. Ảnh: Tổng cục Thuế
Thị trường TMĐT ở Việt Nam đạt khoảng 13,7 tỷ USD năm 2021, tăng khoảng 15% so với năm 2020 và được dự báo có thể đạt 39 tỷ USD vào năm 2025. Theo đánh giá, Việt Nam trở thành nền kinh tế có thị trường TMĐT đứng thứ ba trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên, hoạt động TMĐT và dịch vụ số xuyên biên giới phát triển nhanh cũng đặt ra nhiều vấn đề, đặc biệt là liên quan đến quản lý thuế do những khó khăn trong quản lý đầy đủ các nguồn thu, đối tượng nộp thuế, xác định căn cứ tính thuế…
Video đang HOT
Theo thống kê, số thu từ hoạt động TMĐT thông qua các tổ chức tại Việt Nam khai thay, nộp thay thuế nhà thầu từ năm 2018 đến ngày 14/7/2022 đạt 5.458 tỷ đồng, tốc độ thu bình quân đạt 130%, số thu trung bình đạt khoảng 1.200 tỷ đồng/năm. Trong đó, một số nhà cung cấp nước ngoài được khai thuế, nộp thuế thay với số thu lớn như: Facebook là 2.076 tỷ đồng; Google là 2.040 tỷ đồng; Microsoft là 699 tỷ đồng.
Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Ảnh: Tổng cục Thuế
Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, trên cơ sở thông tin quản lý, tại thời điểm hiện nay ở Việt Nam có 139 đơn vị chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT (trong đó có 41 sàn TMĐT bán hàng, 98 sàn TMĐT cung cấp dịch vụ) và 3 công ty đối tác của các nhà cung cấp nước ngoài được thay các đơn vị này trả tiền cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với họ, tương ứng với số lượng khách hàng trung bình truy cập các sàn khoảng 3,5 triệu lượt khách/ngày.
Để quản lý thuế với hoạt động TMĐT của doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam, Bộ Tài chính đã chính thức khai trương Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài. Theo đó, nhà cung cấp nước ngoài có thu nhập từ Việt Nam có thể thực hiện việc đăng ký, kê khai, nộp thuế tại bất kỳ đâu trên thế giới thông qua Cổng thông tin này.
Số thu thuế nhà thầu qua các năm. Nguồn: Tổng cục Thuế
Đại diện Tổng cục Thuế cho biết, sau hơn 3 tháng triển khai, đến nay đã có 26 cung cấp nước ngoài lớn (Microsoft, Facebook, Netflix, Samsung, TikTok, eBay…) đã đăng ký, kê khai và nộp thuế với tổng số thuế khoảng 20 triệu USD. “Việt Nam đã trở thành 1 trong 4 nước đầu tiên Khu vực Đông Nam Á thành công trong việc khẳng định quyền quản lý thuế của quốc gia đối với doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam”, ông Minh cho biết.
EU thông qua hai đạo luật quan trọng để kìm cương Apple, Google
Ngày 5/7, các nhà lập pháp EU thông qua hai đạo luật mang tính bước ngoặt để kiềm chế sức mạnh của các 'gã khổng lồ' công nghệ như Google, Amazon, Apple, Facebook và Microsoft.
Bên cạnh Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA), các nhà lập pháp còn phê duyệt Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA), yêu cầu các nền tảng trực tuyến hành động nhiều hơn nữa nhằm kiểm soát nội dung phi pháp trên Internet.
Các nhà lập pháp EU đã bỏ phiếu thông qua hai đạo luật công nghệ lớn.
Các công ty đối mặt với khoản tiền phạt tối đa 10% doanh thu thường niên nếu vi phạm DMA và 6% nếu vi phạm DSA. Hai đạo luật kìm cương Big Tech được xây dựng dựa trên kinh nghiệm điều tra doanh nghiệp của Margrethe Vestager, người phụ trách chống độc quyền của EU. Bà đã thành lập một đội chuyên trách DMA với khoảng 80 quan chức có thể tham dự.
Nhà lập pháp Andreas Schwab kêu gọi lực lượng lớn hơn nữa để chống lại ngân sách khủng của Big Tech. Tổ chức Người tiêu dùng châu Âu (BEUC) cũng đồng tình khi cho rằng nếu EU không thể thuê các chuyên gia cần thiết để giám sát các hành vi của Big Tech trên thị trường, luật pháp có thể bị cản trở do việc thực thi không hiệu quả.
DMA có thể buộc các công ty thay đổi hoạt động kinh doanh, yêu cầu họ làm cho các ứng dụng nhắn tin liên thông với nhau và cho phép người dùng doanh nghiệp truy cập dữ liệu. Các công ty không được ưu tiên dịch vụ của mình so với của đối thủ hay cấm người dùng gỡ bỏ các phần mềm, ứng dụng cài sẵn. Hai quy định này sẽ ảnh hưởng lớn đến Apple và Google.
Trong khi đó, DSA cấm quảng cáo mục tiêu nhằm vào trẻ em hoặc dựa trên dữ liệu nhạy cảm như giới tính, chủng tộc, quan điểm chính trị. Các hành vi đen tối nhằm khiến người dùng hiểu lầm để cung cấp dữ liệu cá nhân trên mạng cũng bị cấm.
Cho đến nay, Apple kháng cự mạnh mẽ trước các nỗ lực của chính phủ toàn cầu nhằm buộc họ thay đổi hệ điều hành và dịch vụ. Chẳng hạn, Apple chọn nộp phạt 5,5 triệu USD mỗi tuần trong hàng tháng trời tại Hà Lan thay vì tuân lệnh của Cục Thị trường và Cạnh tranh. Ngoài EU, hệ sinh thái của Apple còn bị giám sát chặt chẽ tại các thị trường khác như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc... Cuộc chiến giữa Apple và nhà chức trách thế giới được dự đoán vô cùng khốc liệt.
Bậc thầy quan hệ của Microsoft Từ một biểu tượng của độc quyền thập niên 90, hình ảnh Microsoft ngày càng đẹp hơn trong mắt nhà quản lý. Không dễ để đạt được quan hệ như của Chủ tịch Microsoft Brad Smith và các nhà chức trách. Năm 2020, khi một ủy ban Quốc hội Mỹ chuẩn bị thẩm vấn công khai 4 CEO công nghệ lớn, ông Smith...