Microsoft đàm phán mua lại TikTok tại Mỹ
Thương vụ này sẽ giúp Microsoft nắm trong tay một tập người dùng trẻ khổng lồ đang đều đặn gia tăng tại Mỹ và trên thế giới.
Báo cáo mới từ Bloomberg cho biết, hãng Microsoft đang đàm phán mua lại chi nhánh TikTok tại Mỹ. Thỏa thuận này sẽ mang lại cho người khổng lồ phần mềm một mạng xã hội đình đám và đồng thời làm giảm nhẹ áp lực từ chính phủ Mỹ lên ByteDance, công ty Trung Quốc đang sở hữu ứng dụng chia sẻ video này.
Theo nguồn tin từ Bloomberg, chính quyền tổng thống Trump đang gây áp lực nhằm buộc ByteDance từ bỏ cổ phần của mình trong chi nhánh TikTok tại Mỹ, do các mối nguy tiềm tàng đến an ninh quốc gia khi một công ty Trung Quốc kiểm soát ứng dụng này.
Trên thực tế, trước khi TikTok đổ bộ vào thị trường Mỹ, đã có một ứng dụng tương tự như vậy với tên Musical.ly, tuy nhiên nó không tạo được nhiều tiếng tăm với người dùng. Vào năm 2017, ByteDance mua lại Musical.ly Inc và sáp nhập nó với TikTok, tạo thành một cú hit đối với người dùng Mỹ – đây cũng là ứng dụng đầu tiên của Trung Quốc làm được điều này.
Khi TikTok ngày càng trở nên phổ biến hơn và hiện đang có 80 triệu người dùng tại Mỹ, nhiều quan chức trong chính phủ Mỹ bắt đầu lo ngại về khả năng chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng ứng dụng này để thu thập dữ liệu về công dân Mỹ. Thời gian gần đây, chính phủ Mỹ còn cho biết cân nhắc một lệnh cấm áp đặt lên ứng dụng này. Trong khi đó, cố vấn kinh tế Larry Ludlow cho rằng TikTok nên tách khỏi Trung Quốc và hoạt động như một công ty Mỹ độc lập để tránh khỏi điều này.
Mua lại được TikTok sẽ là một kỳ tích phi thường của Microsoft, khi có trong tay một ứng dụng mạng xã hội đang có đông đảo người dùng trẻ sử dụng với vô số các video về nhảy nhót, hát nhép và meme viral được đăng tải đều đặn lên nền tảng này. Trước đây Microsoft cũng từng có một thương vụ hấp dẫn được cộng đồng người dùng đông đảo khi mua lại Minecraft – một trong những trò chơi điện tử đông người dùng nhất hiện nay.
Công ty cũng từng đầu tư vào mạng xã hội trong quá khứ, nhưng chưa từng phát triển được dịch vụ riêng của mình trong lĩnh vực màu mỡ này. Năm 2016, Microsoft đã mua lại mạng xã hội công việc LinkedIn với giá 26,2 tỷ USD. Trong khi đó, TikTok, vốn đã được tải xuống 2,3 tỷ lượt trên toàn cầu, đang được định giá từ 30 tỷ USD đến 50 tỷ USD.
Một điều thú vị là công ty mẹ của TikTok, ByteDance được thành lập năm 2012 bởi Zhang Yiming, một cựu nhân viên của Microsoft.
Bên cạnh Microsoft, nguồn tin của Bloomberg cũng cho rằng có thể có các người mua tiềm năng khác, bao gồm Facebook, Apple, Amazon và Alphabet – khi TikTok sẽ phù hợp hơn với mô hình kinh doanh của họ. Tuy nhiên, với việc 4 công ty trên đều đang bị theo dõi sát sao vì vi phạm quy định chống độc quyền của Mỹ, thương vụ này sẽ phức tạp hơn.
Chân dung người 'cha đẻ' kín tiếng của ứng dụng đình đám TikTok
Ứng dụng video ngắn TikTok là một sản phẩm của ByteDance, startup giá trị nhất thế giới ở thời điểm hiện tại.
TikTok biến nhiều người thành một hiện tượng chỉ sau một đêm và cũng biến nhiều người thành tỉ phú, trong đó có Zhang Yiming, người sáng lập ByteDance, công ty mẹ của TikTok. Sự thành công của TikTok đang giúp anh thành người giàu thứ 13 tại Trung Quốc.
Video đang HOT
Zhang, 35 tuổi, sống ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Zhang sinh năm 1983 ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, theo thông tin từ Bloomberg. Bố mẹ anh là công chức. Tên của Zhang được đặt theo một tục ngữ ở Trung Quốc có nghĩa là "làm ngạc nhiên mọi người ngay từ lần thử đầu tiên," theo SCMP.
Anh kết hôn với người yêu thời đại học.
Zhang tốt nghiệp Đại học Nankai vào năm 2005 nơi anh theo học ngành điện vi mô trước khi chuyển sang mảng kĩ sư phần mềm, theo SCMP. Cặp đôi này hiện tại vẫn chưa có em bé.
Công vệc đầu tiên Zhang làm sau khi ra trường là tại một startup đặt chuyến du lịch trực tuyến có tên Kuxun.
"Tôi là một trong những nhân viên đầu tiên. Và tôi chỉ là một kĩ sư bình thường lúc đầu. Song, chỉ sau một năm, tôi quản lí đội ngũ khoảng 40 đến 50 người chịu trách nhiệm về công nghệ nền tảng và các công việc khác liên quan đến sản phẩm," Zhang chia sẻ với nhân viên ByteDance.
Zhang cho rằng công việc trên đã dạy anh kĩ năng bán hàng mà về sau anh áp dụng được ở ByteDance, công ty của mình.
"Tôi nhớ là vào cuối năm 2007, tôi đã gặp một khách hàng cùng giám đốc bán hàng," Zhang chia sẻ. "Trải nghiệm này giúp tôi biết chính xác thế nào là bán hàng xuất sắc. Khi tôi sáng lập Toutiao và tuyển dụng nhân sự, những trải nghiệm trên giúp ích rất nhiều."
Zhang cũng làm việc cho Microsoft trước khi sáng lập ByteDance.
Zhang thành lập công ty mẹ của TikTok vào năm 2012.
Công ty này hiện được định giá 75 tỉ USD, theo PitchBook. Với thành tích này, ByteDance đang là một trong những startup giá trị nhất thế giới.
Sản phẩm đầu tiên của Zhang và ByteDance là một ứng dụng tổng hợp tin tức có tên Toutiao.
Zhang muốn tạo ra một nền tảng tin tức hoạt động dựa trên trí tuệ nhân tạo, hoàn toàn không liên quan đến công cụ tìm kiếm Baidu, theo Business Insider. Bloomberg cho biết mặc dù tập trung vào mảng tin tức song ByteDance không có nhân sự nào là nhà báo hoặc biên tập viên trong đội ngũ của mình.
"Điều quan trọng là chúng tôi không kinh doanh tin tức," Zhang nói với Bloomberg. "Chúng tôi giống một công ty tìm kiếm hoặc mạng xã hội hơn. Chúng tôi đang làm những thứ sáng tạo và không sao chép bất kì công ty Mỹ nào, cả về sản phẩm và công nghệ."
Zhang ra mắt ứng dụng thành công nhất của ByteDance là TikTok với tên gọi Douyin vào tháng 9 năm 2016.
TikTok hiện vẫn đang dùng tên Douyin ở Trung Quốc. Nó được xem là một trong những mạng xã hội mới thành công nhất trên thế giới trong thời gian trở lại đây.
Zhang bắt lãnh đạo công ty cũng phải dùng TikTok.
"Trong suốt một thời gian dài, tôi chỉ xem TikTok chứ không đăng gì vì nó là sản phẩm cho giới trẻ," Zhang nhấn mạnh. "Thế nhưng sau đó tôi yêu cầu toàn bộ đội ngũ quản lí phải đăng video TikTok và phải có một số lượt "like" nhất định. Bằng không, họ bị phạt chống đẩy. Đây là một điều quan trọng với tôi."
Sự phát triển của TikTok khiến cuộc sống của Zhang "thú vị hơn".
Zhang kì vọng TikTok sẽ phát triển không biên giới giống như Google. "Chúng tôi phải làm việc chăm chỉ hơn và phải hướng tới sự hoàn hảo," Zhang chia sẻ đồng thời nói rằng các doanh nhân Trung Quốc cần phải cải thiện kĩ năng khi tiến ra thế giới.
Phát triển nhanh, TikTok bị Mỹ điều tra.
Uỷ ban Đầu tư Quốc tế (CFIUS), cơ quan chuyên điều tra các thương vụ thâu tóm của nước ngoài được thực hiện tại Mỹ vì lý do an ninh quốc gia, mới đây đã khởi động cuộc điều tra vào thương vụ Musical.ly và TikTok trong bối cảnh có những quan ngại liên quan đến ảnh hưởng ngày càng lớn của ứng dụng Trung Quốc.
TikTok tính đến thời điểm hiện tại đã được tải về khoảng 110 triệu lần tại Mỹ và sự phát triển nhanh chóng của nó tạo ra "rủi ro an ninh quốc gia", hai Thượng nghĩ sĩ Mỹ Chuck Schumer và Tom Cotton chia sẻ. Những quan ngại của họ có liên quan đến sự an toàn của dữ liệu trên nền tảng, các nội dung kiểm duyệt và sức ảnh hưởng từ nước ngoài đến các chiến dịch ở Mỹ.
Zhang nói thành công của mình đến từ đạo đức nghề nghiệp
Zhang sớm nhận ra giá trị của việc theo đuổi sự hoàn hảo khi còn làm việc ở Kuxun, anh chia sẻ với nhân viên ByteDance.
"Thời điểm đó, tôi chịu trách nhiệm mảng công nghệ song mỗi khi sản phẩm có vấn đề tôi đều tham gia bàn loại kế hoạch sản phẩm," Zhang tiết lộ. "Nhiều người nói với tôi rằng đây không phải điều nên làm nhưng tôi muốn nói: tinh thần trách nhiệm và khát khao làm mọi thứ tốt hơn sẽ giúp bạn làm được nhiều điều hơn và có kinh nghiệm."
Trong năm 2018, Zhang kiếm được hơn 12 tỉ USD.
Phần lớn tài sản của Zhang đến từ 24% cổ phần nắm giữ trong ByteDance, theo Forbes. Zhang được Forbes công nhận là tỉ phú vào tháng 3 năm 2018 với tài sản 4 tỉ USD, đến nay con số này là 16,2 tỉ USD.
Instagram chi hàng trăm nghìn USD để chèo kéo người dùng TikTok Cạnh tranh giữa Instagram và TikTok nóng lên khi tính năng video ngắn Reels sắp ra mắt ở Mỹ. Instagram có thể đang chi bộn tiền để thu hút những người dùng TikTok nổi tiếng chuyển sang sử dụng Reels, một tính năng video ngắn tương tự TikTok của ứng dụng này, theo nguồn tin từ WSJ. Tính năng Reels trong Instagram. Cụ...