Microsoft chưa bỏ chế độ tablet trên Windows 10 hóa ra lại là điều tốt, đây là lý do vì sao
Hầu hết mọi người nghĩ Windows 10 là một hệ điều hành desktop, và ở một mức độ nào đó, điều này hoàn toàn đúng.
Bản thân Windows được thiết kế như một nền tảng hoạt động trên các máy tính truyền thống, nhưng trong quá trình tiến hóa của PC, hệ điều hành này cũng tiến hóa, trở thành hệ thống chính đảm nhiệm xử lý những phương thức nhập liệu mới như cảm ứng.
Vào năm 2012, Microsoft từng đưa ra một thay đổi gây tranh cãi mà sau này, công ty đã phải tinh chỉnh khá nhiều lần: họ hỗ trợ cảm ứng trong Windows 8, loại bỏ nút Start, và khuyến khích các nhà phát triển đưa ứng dụng lên Store – một chiến lược thường xuyên “phản chủ”, nhưng lại được công ty đẩy mạnh hơn nữa sau mỗi bản cập nhật.
Cảm ứng hiện là một phần quan trọng của trải nghiệm Windows 10, và với những nỗ lực của Microsoft nhằm thúc đẩy hệ điều hành của mình vượt khỏi khuôn khổ thế giới PC thông thường, nền tảng này còn được trang bị một chế độ tablet nhằm biến phương thức nhập liệu này dần trở thành cốt lõi trong toàn bộ quá trình tương tác giữa người và máy tính.
Tuy nhiên, ai cũng biết chế độ tablet có nhiều nhược điểm so với phương thức dùng chuột và bàn phím, và bản thân Microsoft cũng không hào hứng lắm với việc cải thiện nó. Trên thực tế, chế độ tablet không hề hoàn hảo, và nhìn vào cách nó hoạt động, chúng ta chỉ biết thở dài mà thôi.
Cụ thể, khi được kích hoạt, chế độ tablet sẽ loại bỏ màn hình desktop và taskbar, hiển thị một thanh điều hướng (trên thực tế chỉ là 3 nút: Back, Task View, và Search trên taskbar) và làm các thành phần điều khiển trên giao diện to lên một chút cho phù hợp với cảm ứng. Start menu bị thay bởi Start screen vốn từng gây ra vô số tranh cãi trên Windows 8.
Video đang HOT
Microsoft biết rằng đó không phải hướng đi tốt nhất, nên công ty đang có kế hoạch tái định nghĩa là trải nghiệm này trên bản cập nhật tính năng Windows 10 20H1 ra mắt vào mùa xuân năm sau.
Trong bản cập nhật này, chế độ tablet sẽ vẫn được giữ lại, nhưng khi bạn tháo bàn phím của một thiết bị 2-trong-1 (laptop lai tablet), một giao diện người dùng được tinh chỉnh lại sẽ xuất hiện, phù hợp hơn với các thao tác cảm ứng, nhưng desktop không bị loại bỏ như trước. Ví dụ, trong phiên bản thử nghiệm sớm được Microsoft tung ra gần đây, bạn sẽ thấy một số thay đổi khi giao diện này được kích hoạt, như: xuất hiện phiên bản cảm ứng của File Explorer, thay thế ô tìm kiếm trên taskbar bằng một biểu tượng tìm kiếm, và khoảng trống giữa các biểu tượng sẽ rộng hơn, giúp chúng dễ chạm vào bằng ngón tay hơn.
Nhiều người tin rằng Microsoft nên loại bỏ hẳn chế độ tablet và tập trung toàn lực vào giao diện PC. Nhưng những cải tiến mới lần này là bằng chứng sống cho thấy Microsoft nghĩ ngược lại.
Và chiến lược của họ thực sự rất hợp lý.
Đầu tiên và trước nhất, cảm ứng là phương thức tương tác tự nhiên hơn, và theo hướng đi mà Microsoft đã lựa chọn, nó chắc chắn là một phần không thể thiếu của trải nghiệm Windows 10. Cùng với Windows Ink, cảm ứng biến Windows 10 thành một hệ điều hành đơn giản hơn phù hợp với mọi đối tượng người dùng.
Tiếp theo, chiến lược phần cứng của Microsoft đòi hỏi phải có chế độ tablet. Dòng sản phẩm Surface được xây dựng dựa hoàn toàn vào tương tác cảm ứng, và ngay khi bạn tháo bàn phím ra, một chiếc Surface sẽ trở thành một chiếc tablet, cần có một chế độ sử dụng riêng biệt. Microsoft không còn lựa chọn nào khác ngoài việc giữ cho chế độ tablet “sống sót” trong suốt quá trình đầu tư vào form factor hiện tại của dòng Surface.
Với việc chế độ tablet hiện nay thiếu thốn nhiều thứ, từ chức năng cho đến lượng người sử dụng, rõ ràng quyết định cải thiện nó của Microsoft là một điều tốt. Dù rất khó để chế độ tablet này có thể được xem là một chế độ thay thế hoàn chỉnh cho chế độ desktop, nhưng tinh chỉnh lại nó sẽ thuyết phục được các nhà sản xuất thiết bị khác tung ra nhiều mẫu tablet Windows hơn, từ đó gián tiếp giúp Microsoft cải thiện được tầm phủ sóng của hệ điều hành Windows hơn nữa.
Tóm lại, chế độ tablet không thể biến mất, và bằng cách không loại bỏ nó, Microsoft vừa chơi một nước cờ đúng đắn xét về dài hạn. Chế độ tablet mới nhiều khả năng sẽ được tinh chỉnh nhiều hơn nữa trước khi được mang lên các thiết bị vào mùa xuân năm 2020.
Theo GenK
Microsoft Office cho di động sắp có Dark Mode
Dựa trên một tweet đăng tải mới đây, Microsoft dường như sắp mang đến ứng dụng Office di động của mình một cải tiến sáng giá.
Các ứng dụng Office trên di động sắp có Dark Mode - Ảnh: The Verge
Theo Neowin, thông tin này được các thành viên trên nhóm Outlook đăng tải, hứa hẹn một thông báo lớn sẽ đến với ứng dụng Office di động, mà nhiều khả năng là Dark Mode. Cần nhớ rằng, Office vẫn chưa hỗ trợ Dark Mode ở hầu hết thiết bị.
Trên Windows, ứng dụng OneNote UWP đã cung cấp Dark Mode vào tháng 5. Phần còn lại của các ứng dụng Office trên Windows cũng đã có giao diện Dark trong nhiều năm, và ứng dụng cũng hỗ trợ Dark Mode cho macOS. Giờ đây, công ty dường như đã sẵn sàng đưa Dark Mode đến với Android 10 và iOS 13.
Dựa trên tweet, có vẻ như sẽ có một sự thay đổi cho Dark Mode trong các ứng dụng, thay vì chỉ đi theo những gì cài đặt hệ thống của người dùng như trước đây. Vấn đề là, tính nhất quán trong các ứng dụng của Microsoft có vẻ như chưa hoàn hảo. Ví dụ, OneNote trên Windows 10 tự động sử dụng cài đặt hệ thống của thiết bị, trong khi nhiều ứng dụng khác của Microsoft như To-Do yêu cầu người dùng thiết lập bằng tay.
Microsoft cũng vừa phát hành các phiên bản beta mới của ứng dụng Office cho iOS, tuy nhiên hiện bản beta này không đi kèm bất kỳ tính năng Dark Mode nào.
Theo Thanh Niên
Hô biến Note 10 thành PC di động, tại sao không? Chưa từng có ai nghĩ về việc sử dụng smartphone chạy Android với các tính năng và giao diện giống hệt như Windows trong môi trường desktop, ấy vậy mà Samsung đã biến điều đó thành hiện thực với tính năng DeX đặc biệt dành riêng cho dòng Galaxy S và Galaxy Note. DeX là gì? Hiểu cho đơn giản thì DeX là...