Mì Chũ món ngon miền sơn cước
Với người dân Bắc Giang, mì Chũ chẳng có gì xa lạ, nhưng có điều đặc biệt là món ăn thôn quê này đã trở nên khá phổ biến trong bữa ăn gia đình ở nhiều tỉnh, thành phố khác nhau, xuất hiện thường xuyên trong những nhà hàng cao cấp tại miền Bắc.
Trước đây mì Chũ chỉ được bán ở trong tỉnh Bắc Giang còn hiện nay tại nhiều tỉnh thành khác như Hà Nội, Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa, Yên Bái… đều đã có những đại lý bán sản phẩm mì Chũ nổi tiếng của huyện vùng cao Lục Ngạn.
Người dân vùng Chũ huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang kể rằng đây là món ăn có nguồn gốc từ Trung Hoa, vào những năm xa xưa, một người Hoa kiều tên là Cả Tòng đã mang nghề này đến đất Thủ Dương, xã Nam Dương, làm xong những mẻ mì, ông thường gánh những gánh mì trĩu vai đến chợ Chũ để bán, mọi người ăn thấy rất ngon nên gọi là mì Chũ.
Mì Chũ.
Hiện nay ở vùng Chũ, Lục Ngạn có nhiều nơi làm mì nhưng nhiều nhất vẫn tập trung ở xã Nam Dương, hầu như gia đình nào tại đây cũng tham gia sản xuất mì. Ngày xưa sản xuất mì theo lối thủ công nên năng suất rất thấp, nay người dân đã biết vận dụng khoa học, công nghệ vào nên làm mì đỡ vất vả mà năng suất lại cao nên thu nhập từ nghề làm mì của nhân dân cũng tăng lên nhiều.
Để có sản phẩm mì chũ thơm ngon phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau như chọn và ngâm gạo trong nước, ủ gạo, xay bột, tráng bánh, ủ bánh… sau rồi đưa bánh ra sàn phơi chừng 4 ngày thì có thể đem thái nhỏ thành sợi.
Bằng các phương pháp gia truyền chỉ có tại đây nên dù không sử dụng các chất bảo quản thực phẩm, hàn the… nhưng mì Chũ vẫn có độ giòn, dẻo, dai và thơm ngon hơn nhiều loại mì khác.
Video đang HOT
Người dân phơi mì Chũ.
Theo anh Phạm Xuân Trường – chủ nhiệm HTX mì Chũ: với món mì Chũ các bà nội trợ có thể chế biến nhanh và rất đơn giản. Chỉ cần một chút thịt băm hoặc thái nhỏ, rau cải… đun nước sôi, cho gia vị phù hợp rồi bỏ thịt, rau vào, khi thịt và rau chín mới cho mì vào chừng vài phút là mì đã chín. Các sợi mì dai, giòn và có những hương vị rất đặc trưng đánh thức mọi giác quan người thưởng thức.
Không chỉ có vậy, trong các quán lẩu tại nhiều nhà hàng lớn cũng thường sử dụng mì Chũ để phục vụ thực khách. Món mì này được nhiều người đánh giá rất cao về chất lượng, hợp vệ sinh an toàn thực phẩm… nên được khách hàng yêu thích và lựa chọn.
Những tín hiệu vui đã đến với làng mì Chũ, bởi khách nước ngoài đã biết tới. Hiện HTX mì Chũ Xuân Trường đã nhận được một số đơn hàng cung cấp sang thị trường Liên Bang Nga qua đường biển. Không còn là giấc mơ nữa mà đến nay mì Chũ đã trở thành thương hiệu nổi tiếng xa gần nhờ người dân, chính quyền biết quảng bá sản phẩm, thương hiệu.
Theo Lao Động
Con 70 tuổi nuôi mẹ hơn 100 tuổi
Ở tuổi ngoài 70, đáng lẽ bà Viên Thị Lộc (thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa) phải được nghỉ ngơi bên con cháu của mình. Nhưng hằng ngày bà vẫn phải làm lụng để nuôi dưỡng mẹ già hơn 100 tuổi.
Đang nằm trong phòng cấp cứu bệnh viện tỉnh vì căn bệnh phổi, nhưng hay tin mẹ già bị em trai hắt hủi, đánh đập bà nén nỗi đau thể xác gượng dậy để bắt xe lên miền sơn cước đưa mẹ về. Từ đó, hình ảnh một bà cụ ngoài 70 tuổi đi lên núi mót củi về nấu rượu, nuôi lợn lấy tiền chăm sóc mẹ già đã trở thành quen thuộc.
Khác hẳn với những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát là căn nhà cấp 4 xập xệ của bà Vinh Thị Lộc thuộc khu phố Thành Ngọc, phường Trường Sơn, nằm đối diện ngay với cổng trường THPT Sầm Sơn.
Bán nhà vì con
Tôi đến thăm hai mẹ con bà Lộc vào quá trưa. Thấy khách lạ đến nhà, bà Lộc bỏ bát cơm, loay hoay tìm vật gì đó cho khách ngồi. Nhưng trong nhà có mỗi chiếc ghế đã đặt ngửa làm mâm ăn cơm. Rồi bà lấy mảnh chiếu rách trải ra để mời khách ngồi tạm. Bà Lộc gọi mẹ mình bằng "cố", có lẽ vì cụ Cao Thị Nhạ năm nay đã ngoài 100 tuổi.
Cụ Nhạ sinh được 4 người con, bà Lộc là chị gái cả của 2 em gái và 1 em trai. Trước đây, gia đình cụ Nhạ sinh sống ở xã Quảng Hùng (Quảng Xương, Thanh Hóa). Khi 3 người con gái lớn đều đi lấy chồng xa, cụ ông già yếu rồi qua đời, để lại một mình cụ Nhạ sống với vợ chồng người con trai Viên Văn Thọ.
Bà Lộc kể: "Trước đây, gia đình nhà tôi có nhà cửa, ruộng vườn rộng rãi. Tuy không giàu có gì nhưng nguồn thu hoa màu từ ruộng vườn cũng đủ sinh sống. Đáng nhẽ ra cố không phải đi ở nhờ, mà phải được an dưỡng tuổi già. Nhưng vì nghe theo lời ông em trai tôi nên giờ cố mới ra nông nỗi này".
Cố Nhạ bên các chắt của mình.
Theo bà Lộc, ông con trai (tên là Thọ) đã thuyết phục mẹ bán nhà cửa ruộng vườn, chuyển cả gia đình lên nông trường Phúc Do (Cẩm Thủy, Thanh Hóa) sinh sống. Lý do là vì làm ăn dưới xuôi khó quá, lên đó làm trang trại chăn nuôi mới mong khấm khá. Trước lời lẽ ngon ngọt của con trai, cụ Nhạ đã đồng ý.
Lúc đó cụ Nhạ chỉ nghĩ rằng: "Mình giờ cũng đã nhiều tuổi, ở đâu cũng chỉ ăn được lưng bát cơm. Giờ con cái có chí hướng như thế thì mình cũng nên ủng hộ. Vả lại mình có mỗi con trai, không sống với con mình còn ở với ai được nữa...".
Nuôi được thì đem về mà nuôi
Bà Lộc "kể tội" em trai mình rằng: Em bà sinh vào "tuổi Tuất" năm nay đã 67 tuổi. Năm 2000, ông qua lại với một phụ nữ ngoài 40 tuổi, rồi đưa người đó về ở cùng làm vợ lẽ thứ 4. Cụ Nhạ lên ở với gia đình ông Thọ 10 năm nay. Nhờ có chút vốn từ việc bán nhà dưới xuôi, ông Thọ đã đầu tư vào trồng rừng và thả cá nên kinh tế cũng khá dần. Nhưng khi điều kiện gia đình khá giả thì ông ta lại quay lưng lại với mẹ.
Thân già 100 tuổi như ngọn đèn trước gió.
Ngôi nhà mái bằng ông Thọ ở cùng người vợ lẽ của mình. Cụ Nhạ được ông làm cho gian nhà tạm bợ, bên góc vườn. Đã thế, có hôm ông Thọ ném chăn màn ra ngoài hiên, bắt cụ nằm ngoài. Hôm đến chơi chứng kiến cảnh đó bà Lộc xót xa, nói với ông Thọ rằng: "Sao cậu lại mang cố ra ngoài hiên, nắng nôi thế này thì cố ốm mất...". Ông Thọ lạnh lùng: "Tôi mang cụ ra đó, tối mới đưa cụ vào trong nhà. Con gái cũng như con trai, bà có nuôi được cụ thì đem về mà nuôi...", bà Lộc buồn rầu kể. Mẹ bà tuy đã 100 tuổi nhưng vẫn còn khoẻ mạnh, ăn uống sinh hoạt không phải nhờ con cháu giúp đỡ. Điều này là mơ ước của nhiều gia đình thế mà em trai bà lại hắt hủi mẹ.
Ngày bà Lộc nằm trong buồng cấp cứu bệnh viện tỉnh vì căn bệnh phổi, nhưng hay tin mẹ già bị ngã gãy xương mông, liệt một bên người, bà cố nén cơn đau thể xác gượng dậy để bắt xe lên miền sơn cước thăm cụ. Bà Lộc được ông Thọ kể lại cụ bị xích chó cuốn vào chân nên ngã mới bị như thế. Giờ xương cụ bị lão hóa nên bệnh viện không bó bột được, phải bó bằng lá rừng của người dân tộc.
Mẹ con tôi như ngọn đèn trước gió...
"Vừa rồi, mấy đứa cháu ở Quảng Hùng bán được ít đất đai thấy tôi nuôi cố vất vả, chúng nó biếu cố 3 triệu đồng để tôi chăm sóc cố. Nhưng nói thật, số tiền đó tôi không dám tiêu mà đem cho người ta vay kiếm chút lãi. Sau này mua cho cố cỗ áo quan phòng khi tuổi già".
Bà Lộc tâm sự: "Đúng dịp 30/4 vừa rồi Sầm Sơn khai hội thì tôi đưa cố về, từ ngày cố về đây ở ngôi nhà ấm áp hơn". Mấy vụ trước bà Lộc vẫn làm ruộng, nhưng vụ vừa rồi nước mặn ngập vào khu đồng lúa, nên bị mất mùa. Nếu được mùa thì số thóc đó cũng được mấy tháng bà nấu rượu. Giờ bà đành phải đi mua thóc để ăn, nấu rượu bán, lấy bã nuôi lợn. Được cái bà không mất tiền củi lửa. Bà đi lượm lặt được trên núi và đi xin các thân cây người dân thải ra. Bà Lộc bảo, ủ gạo phải nửa tuần mới nấu được một lần rượu, mỗi nồi lãi được 15.000đ. Mỗi lần nấu vài ba nồi, được chút ít để cho hai mẹ con rau cháo qua ngày.
Trong ngôi nhà cấp bốn mục nát, tôi cố tìm kiếm một vật dụng gì đó có giá trị nhưng có lẽ không có gì đáng giá hơn ngoài bao tải thóc bà Lộc mới mua về nấu rượu. Bà Lộc tâm sự: "Trước đây ở một mình, ăn uống thế nào cũng được. Giờ đón cố về phải lo cho cố ăn ngày 3 bữa. Cố vẫn liệt một chân nên phải bồi bổ cho chóng khỏi".
Từ ngày bà Lộc đưa bà cố về nhà mình ở, ông Thọ không một lời thăm hỏi. Bà Lộc giãi bày tâm sự: "Vài hôm trước ông ấy cho con dâu gọi điện về bảo là tôi mang bà cố lên để chuẩn bị thượng thọ cho cố. Tôi chỉ nghĩ ai cũng là con, tôi không thể nhìn mẹ mình bị đối xử như thế. Còn về đây có nhiều ăn nhiều, có ít ăn ít. Khi nào bà cố còn khỏe, tôi còn nuôi. Tôi cũng gọi điện lên đó bảo là nếu các cháu và bố mày còn thương cố thì hàng tháng lĩnh tiền trợ cấp 120.000đ của cố, giữ lại 3 - 4 tháng gửi xuống để bà nuôi cố. Ông Thọ trả lời là "cái đó bà không phải lo... rồi để đó".
Bà Lộc bảo, tuy cố đã bước qua tuổi 100, nhưng minh mẫn lắm. Mỗi bữa cố ăn được 2 bát cơm đầy. Bình thường mọi ăn uống sinh hoạt cố đều tự làm, chỉ khi nào trái gió trở trời cố mới nhờ hỗ trợ. Khi được hỏi, mong ước của bà hiện nay là gì, bà Lộc trầm ngâm một lúc rồi nói: "Mẹ con tôi giờ như ngọn đèn leo lắt trước gió, còn sống được ngày nào tôi còn cố làm lụng nuôi mẹ. Giờ chỉ mong có thể chuyển khẩu cố từ trên đó về đây để cố được hưởng hỗ trợ của Nhà nước. Như thế mẹ con tôi sẽ bớt đi một phần khó khăn...".
Theo Bee
Nhẫn tâm bán người yêu vào nhà thổ Thiếu nữ ngây thơ đã bị gã người yêu đánh cắp trái tim non, chịu cảnh đoạn trường nơi đất khách... Tin người yêu, thiếu nữ tuổi 9X đã phải trải qua đoạn trường gió bụi bên đất khách, may mắn mới thoát được động quỷ để nhận rõ bộ mặt đểu giả của gã người yêu. Trước khi xảy ra bi kịch...