Metaverse yêu cầu sức mạnh tính toán tăng gấp 1.000 lần
Vũ trụ ảo ( metaverse) đang là chủ đề được nhiều công ty lớn tập trung vào cho thấy đó có thể là nền tảng giao tiếp lớn tiếp theo trên quy mô toàn cầu. Tuy nhiên, Intel cho biết mọi thứ vẫn còn một chặng đường dài.
Theo TNW, trong tuyên bố đầu tiên của mình kể từ khi nhiều công ty bắt đầu tham gia vào metaverse sau khi Facebook đổi tên, Intel nói rằng để máy tính nhập vai thực sự đạt được bước tiến của mình, chúng tôi sẽ cần tăng 1.000 lần sức mạnh tính toán từ các công cụ tốt nhất hiện nay.
Metaverse đang là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm
Video đang HOT
Phó chủ tịch cấp cao của Intel Raja Koduri nhận định thêm, ngoài phần cứng, chúng ta cũng cần các kiến trúc và thuật toán phần mềm mới để biến metaverse thành hiện thực. Tất nhiên, không có ngưỡng rõ ràng nào về khả năng tính toán mà metaverse sẽ yêu cầu nhưng tuyên bố của Koduri cho thấy để metaverse cung cấp các tương tác xã hội thuyết phục cho nhiều nhóm người, có khả năng chúng ta sẽ cần một sự cải thiện đáng kể về hiệu quả xử lý. Nếu muốn metaverse xử lý các trò chơi thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) có nhiều người chơi thì thiết bị sẽ cần nhiều năng lượng hơn.
Koduri đang hình dung một metaverse không chỉ là những hình đại diện cơ bản mà cần hiển thị tất cả những chi tiết như quần áo, tóc và tông màu da chân thực. Chúng cũng phải hiển thị trong thời gian thực và dựa trên dữ liệu cảm biến chụp 3D trong thế giới đồ vật, cử chỉ, âm thanh… Ngoài ra còn phải truyền dữ liệu ở băng thông siêu cao và độ trễ cực thấp, mô hình môi trường bền vững và chứa cả yếu tố thực lẫn mô phỏng.
Thật khó để quản lý tất cả những điều đó với một chiếc PC chơi game được trang bị các phần cứng như hiện nay chứ chưa nói là phải đáp ứng nhiều hơn nữa cho metaverse trong tương lai. Koduri cho rằng phần cứng vẫn cần rất nhiều thời gian để đạt đến con số 1.000 lần đó. Thay vào đó, những cải tiến về trí tuệ nhân tạo (AI) và phần mềm có thể giúp rút ngắn khoảng cách này.
Meta ra mắt nền tảng thực tế ảo Horizon Worlds tại Bắc Mỹ
Ngày 9/12, Meta - công ty mẹ của Facebook - đã khai trương nền tảng thực tế ảo Horizon Worlds tại Bắc Mỹ.
Đây là bước đi hướng tới xây dựng tầm nhìn tổng thể cho tương lai về một không gian thực tế ảo (VR) trong đó người dùng có thể tương tác với môi trường do máy tính tạo ra và tương tác với những người dùng khác.
Horizon Worlds dù chưa thể tạo được một không gian thực tế ảo đầy đủ nhưng thông qua các tai nghe VR, người dùng tại Mỹ và Canada hiện có thể tập hợp bạn bè hoặc những người khác cùng chơi trò chơi và xây dựng thế giới ảo của riêng họ trên nền tảng này, với điều kiện đủ 18 tuổi và có các thiết bị phù hợp.
Horizon Worlds được coi là nền móng cho sự phát triển của một vũ trụ ảo metaverse
Trong thông báo về lễ ra mắt Horizon Worlds, Meta nhấn mạnh rằng, với mong muốn nền tảng này là một môi trường an toàn và được tôn trọng, vì vậy, tất cả người dùng đều phải tuân thủ chính sách về các ứng xử trong thế giới thực tế ảo do Meta đề ra. Người dùng có một số lựa chọn an toàn sẽ cho phép họ tạm dừng cuộc chơi, tắt tiếng, chặn hoặc báo cáo về các trường hợp có ứng xử/hành vi không phù hợp.
Kể từ năm ngoái, phiên bản thử nghiệm của nền tảng Horizon Worlds đã được triển khai với số lượng người dùng hạn chế. Facebook đã đổi tên công ty mẹ của mình thành Meta vào tháng 10 vừa qua nhằm nhấn mạnh mục tiêu của "ông lớn này" là chuyển từ nền tảng truyền thông xã hội sang tầm nhìn thực tế ảo trong tương lai.
Công ty này cũng đẩy mạnh nền tảng thực tế ảo với các công cụ làm việc từ xa. Những công cụ này đã bùng nổ mạnh mẽ trong suốt giai đoạn đại dịch COVID-19. Hồi tháng 8 năm nay, khi chưa đổi tên, Facebook đã tiết lộ công nghệ dành cho các phòng làm việc, cho phép người dùng có thể kết hợp điều khiển từ xa khi sử dụng thiết bị thực tế ảo Oculus. Dự án "Phòng làm việc Horizon" này giúp người dùng có thể chuyển đổi qua lại từ thực tế ảo cho đến mở hội nghị trên trang web nhằm thích ứng với các tình huống khác nhau.
Các nền tảng mạng xã hội thuộc sở hữu của Meta gồm Facebook và Instagram đã và đang cố gắng xóa nhòa đi cuộc khủng hoảng bị phanh phui vào tháng 9 năm nay khi hàng loạt nghiên cứu nội bộ bị rò rỉ đã cho thấy sản phẩm của công ty này có thể tác động tiêu cực, song họ ưu tiên mục tiêu tăng trưởng hơn là sự an toàn của người dùng.
Apple và Meta đối đầu trong vũ trụ ảo Apple và Meta được cho là sẽ cạnh tranh gay gắt ở các sản phẩm phục vụ xu hướng metaverse trong thập kỷ tới. "Cuộc chiến thực sự giữa Apple và Meta là kính thực tế ảo và thực tế tăng cường, đồng hồ thông minh, smarthome, các dịch vụ kỹ thuật số, cũng như các thiết bị và nền tảng được định...