Meta đối mặt với khoản phạt 175 triệu USD do vi phạm bản quyền
Meta đã thua trọng vụ kiện với Voxer, nhà phát triển ứng dụng Walkie Talkie khi công ty này cáo buộc gã khổng lồ đã vi phạm bằng sáng chế của mình và sử dụng công nghệ này vào Instagram Live và Facebook Live
Ảnh: Engadget
Meta đang phải đối mặt với một khoản tiền phạt khổng lồ sau khi thua kiện vì vi phạm bằng sáng chế. Một thẩm phán liên bang ở Texas đã ra lệnh cho công ty phải trả cho Voxer, nhà phát triển ứng dụng có tên Walkie Talkie, gần 175 triệu USD tiền bản quyền. Trước đó, Voxer đã cáo buộc Meta vi phạm bằng sáng chế của mình và đưa công nghệ đó vào Instagram Live và Facebook Live.
Được biết vào năm 2006, người sáng lập Voxer là Tom Katis và nhóm của mình đã phát triển công nghệ truyền giọng nói và video trực tiếp để giải quyết các vấn đề liên lạc gặp phải của quân đội Mỹ ở Afghanistan. Từ đó, Voxer ra mắt ứng dụng Walkie Talkie vào năm 2011.
Theo đơn kiện, ngay sau khi Voxer phát hành ứng dụng, Meta đã đề nghị hợp tác. Voxer được cho là đã tiết lộ công nghệ độc quyền cũng như danh mục bằng sáng chế của mình cho Meta, nhưng hai bên đã không đạt được thỏa thuận. Voxer tuyên bố mặc dù Meta không có dịch vụ thoại hoặc video trực tiếp vào thời điểm đó, nhưng họ đã xác định nhà phát triển Walkie Talkie là đối thủ cạnh tranh và chặn quyền truy cập vào các tính năng của Facebook như công cụ Find Friends.
Meta ra mắt Facebook Live vào năm 2015. Katis tuyên bố đã có cuộc gặp với giám đốc sản phẩm Facebook Live vào đầu năm 2016 để thảo luận về các cáo buộc vi phạm bằng sáng chế của Voxer trong sản phẩm đó, tuy nhiên Meta từ chối thỏa thuận với họ. Ngay sau đó, Meta đã tiếp tục phát hành Instagram Live. Voxer tuyên bố trong vụ kiện là cả hai sản phẩm đều sử dụng công nghệ của Voxer và vi phạm nghiêm trọng bằng sáng chế của công ty.
Meta đã phủ nhận tuyên bố của Voxer trong một chia sẻ với TechCrunch. Phát ngôn viên cho biết: “Chúng tôi tin rằng bằng chứng tại phiên tòa đã chứng minh rằng Meta không vi phạm các bằng sáng chế của Voxer. Chúng tôi dự định tìm kiếm thêm các bằng chứng và sẽ nộp đơn kháng cáo.”
Video đang HOT
Vi phạm bản quyền trực tuyến ở Việt Nam giảm 50%
Lượng truy cập vào các trang bất hợp pháp ở Việt Nam đã giảm gần 50% vào năm 2021. Trong giai đoạn này, lượng truy cập vào các trang web hợp pháp đã tăng lên đáng kể.
Vi phạm bản quyền ở Việt Nam giảm 50%
Theo ông Matthew Cheetham, Giám đốc Liên minh chống vi phạm bản quyền (CAP), trong bối cảnh đại dịch Covid-19, vấn đề vi phạm bản quyền trực tuyến trên các nội dung giải trí tăng đột biến. Tình trạng này khiến các chủ thể sở hữu bản quyền đều bị ảnh hưởng và họ phải luôn đề cao cảnh giác để bảo vệ nội dung mà họ sản xuất và phân phối.
Ông Matthew Cheetham, Giám đốc Liên minh chống vi phạm bản quyền
"Điều quan trọng là các chủ sở hữu bản quyền cần hợp tác với nhau để tạo nên một ngành công nghiệp riêng, đồng thời làm việc với chính phủ để giải quyết vấn đề ăn cắp nội dung trực tuyến", Matthew Cheethamn nói.
Tại Việt Nam, ông Matthew Cheetham đánh giá vi phạm bản quyền trực tuyến trong vài năm qua đã giảm đáng kể. Lượng truy cập vào các trang bất hợp pháp mà Liên minh chống vi phạm bản quyền theo dõi ở Việt Nam đã giảm gần 50% vào năm 2021. Đặc biệt, trong giai đoạn này, lượng truy cập vào các trang web hợp pháp đã tăng lên.
"Việt Nam đang có những tiến bộ đáng khích lệ để triển khai các biện pháp chặn linh hoạt và chúng tôi hy vọng những nỗ lực này sẽ tiếp tục được triển khai".
Thực tế, các hoạt động chặn DNS đã xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2021, giúp làm giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền.
Ông Kevin Plumb, Giám đốc pháp lý Ngoại Hạng Anh cho hay, chặn DNS là một công cụ quan trọng trong công cuộc phòng chống và ngăn chặn các trang web vi phạm bản quyền mở ra ở Việt Nam. "Chẳng hạn, việc chặn DNS cho phép K khoanh vùng các tên miền vi phạm bản quyền xem được các nội dung của Ngoại hạng Anh phổ biến nhất. Sau đó gây khó khăn cho người dùng trong việc tìm kiếm các nội dung vi phạm, từ đó tạo ra một trải nghiệm không mấy dễ chịu cho họ", ông Kevin Plumb nói.
Tuy nhiên, ông này cũng thừa nhận, việc chặn DNS chỉ là một phần trong chiến lược và nó sẽ chỉ thực sự hiệu quả khi được kết hợp với các chiến lược khác bao gồm áp dụng công nghệ, làm gián đoạn, giáo dục và thực hiện các hành động pháp lý.
Vai trò của Chính phủ trong cuộc chiến chống vi phạm bản quyền
Chia sẻ về kế hoạch nhằm giải quyết nạn ăn cắp nội dung trực tuyến ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, ông Matthew Cheetham cho biết, trọng điểm là việc xác định các nguồn đánh cắp nội dung trực tuyến và tác động khi thực hiện những hành động ngăn chặn hành hành vi vi phạm.
Không giải pháp nào có thể chặn hoàn toàn được vi phạm bản quyền.
Những phát hiện này giúp thúc đẩy các chiến lược khác nhau của CAP thực hiện trong khu vực, trong đó, việc chặn trang web là hoạt động chiến lược ở nhiều quốc gia. "Tại Việt Nam, chúng tôi hợp tác với đối tác nội địa là K và VCA nhằm triển khai các đợt chặn hiệu quả để bảo vệ người tiêu dùng cũng như các nhà cung cấp nội dung", Matthew Cheetham nói.
Tổ chức này có một hệ thống toàn diện đề giám sát hiệu quả của bất kỳ đợt chặn nào được thực hiện ở trong khu vực. Lãnh đạo CAP cho biết, đang làm việc với các chủ sở hữu bản quyền (chẳng hạn như K ) để cung cấp dữ liệu để các bên liên quan vừa ngăn chặn hành vi đánh cắp nội dung trực tuyến, vừa đảm bảo sự phát triển của các trang web hợp pháp.
Tuy nhiên, Giám đốc Liên minh chống vi phạm bản quyền cũng tin rằng không có một giải pháp nào có thể chặn hoàn toàn việc đánh cắp nội dung trực tuyến.
Các chủ sở hữu bản quyền phải phát triển và tận dụng các công cụ, bao gồm việc xác định các nguồn đánh cắp nội dung trực tuyến và đưa ra các hành động chống lại chúng, trong đó có việc chặn các trang web.
"Chính phủ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ các chủ sở hữu bản quyền cũng như hỗ trợ tuyên truyền cho người truy cập/người sử dụng về sự ảnh hưởng và những rủi ro liên quan đến việc đánh cắp nội dung trực tuyến", vị này nói.
Ông Kevin Plumb, Giám đốc pháp lý Ngoại Hạng Anh
Cùng ý kiến, ông Kevin Plumb cũng nhấn mạnh tới vai trò của Chính phủ. Theo đó, vị này cho rằng để được trang bị tốt nhất cho cuộc chiến chống vi phạm bản quyền, các chủ sở hữu cần tiếp cận một chế độ chặn nhanh chóng và hiệu quả, một khung pháp lý rõ ràng và một cơ quan thực thi pháp luật nhiệt thành, sẵn sàng làm việc cùng nhau. Điều này có vẻ như đang bắt đầu diễn ra ở Việt Nam.
"Chúng tôi hi vọng có thể làm việc với cơ quan thực thi pháp luật để đưa ra các hành động pháp lý đủ vững vàng nhằm chống lại những cá nhân đang vận hành các trang web và các hoạt động xâm phạm bản quyền", Kevin Plumb chia sẻ thêm.
60% người dùng Việt truy cập vào các website có luồng nội dung lậu Akamai cho biết, có tới 65% người dùng Việt Nam ở độ tuổi 18 - 24 sử dụng nội dung vi phạm bản quyền, khi truy cập vào các website có luồng nội dung lậu. Ông Vijay, Giám đốc bán hàng Akamai khu vực châu Á cho hay, 5G sẽ là nhân tố chính trong quá trình chuyển đổi lên OTT bởi chất...