Mệt mỏi với quy trình đánh giá ngoài trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Ngành giáo dục hãy bớt đi những quy định nhiêu khê về minh chứng trường chuẩn để giáo viên khỏi phải lao vào vòng xoáy thu thập minh chứng một cách vô bổ.
Đánh giá ngoài là quá trình khảo sát, đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước đối với trường tiểu học để xác định mức đạt được tiêu chuẩn đánh giá theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Giáo viên đang dò tìm minh chứng để lưu hồ sơ (Ảnh tác giả)
Để nhà trường được đánh giá ngoài thì trước đó các trường phải trải qua một quy trình tự đánh giá.
Như việc: Thành lập hội đồng tự đánh giá/Lập kế hoạch tự đánh giá/Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng.
Đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí/ Viết báo cáo tự đánh giá/Công bố báo cáo tự đánh giá.
Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.
Mệt mỏi và vất vả nhất chính là bước: Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng.
Không chỉ Ban giám hiệu vất vả chuẩn bị hồ sơ, minh chứng mà giáo viên cũng bị xoáy vào vòng xoay đầy áp lực ấy.
Nếu vất vả mà đem lại lợi ích cho học trò, nâng cao chất lượng trong giảng dạy thì cũng là việc nên làm.
Những minh chứng buộc phải thu thập hết sức vô lý
Có điều những công sức thu thập minh chứng mà nhà trường và giáo viên bỏ ra chỉ làm đẹp hồ sơ, liệu có ích gì và có cần thiết hay không?
Hàng loạt minh chứng cần phải thu thập chỉ để kẹp hồ sơ làm mất không ít thời gian của nhà trường, của giáo viên.
Ví dụ Điều 9. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
1. Tiêu chí 3.1: Khuôn viên, sân chơi, sân tập
Video đang HOT
a) Khuôn viên đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn để tổ chức các hoạt động giáo dục;
b) Có công trường, biển tên trường và tường hoặc hàng rào bao quanh;
c) Có sân chơi, sân tập thể dục thể thao.
Những tiêu chí này chỉ dùng mắt nhìn, quan sát là thấy được. Thế nhưng theo yêu cầu, giáo viên phải chụp hình ảnh khuôn viên trường, hình ảnh cổng trường, tường rào, hình ảnh sân choei, sân tập của học sinh để kẹp vào hồ sơ.
Hoặc tiêu chí Tiêu chí 3.2: Phòng học:
a) Đủ mỗi lớp một phòng học riêng, quy cách phòng học theo quy định;
b) Bàn, ghế học sinh đúng tiêu chuẩn và đủ chỗ ngồi cho học sinh; có bàn ghế phù hợp cho học sinh khuyết tật học hòa nhập (nếu có); bàn, ghế giáo viên, bảng lớp theo quy định;
c) Có hệ thống đèn, quạt (ở nơi có điện); có hệ thống tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học.
Giáo viên phải chụp hình ảnh phòng học bên ngoài, bên trong, những dãy phòng học hỗ trợ học tập…
Rồi những bức hình về tủ đựng hồ sơ, tài liệu, về nhà vệ sinh, hình ảnh khối phòng hành chính, nhà để xe…chỉ để kẹp vào hồ sơ,
Và còn nhiều, rất nhiều những minh chứng phải thu thập như biên bản kiểm kê thư viện, biên bản kiểm tra thiết bị hàng tháng, những hóa đơn thanh toán tiền điện nước…
Nhiều giáo viên cứ thắc mắc: “Người kiểm có thể nhìn thấy, sờ thấy, sao còn bắt nhà trường thu thập để lưu vào hồ sơ?
Lại một lần nữa bắt phô tô, bắt chụp lại vừa lãng phí vừa mất thời gian.Những tài liệu khác đều có ở các bộ phận kế toán, chuyên môn…sao không trực tiếp đến kiểm tra tại đó?
Trường chuẩn cho ai?
Một hiệu trưởng từng chia sẻ: “Chủ trương xây dựng trường chuẩn, kiểm định chất lượng giáo dục đều là những chủ trương đúng nhưng cách làm như lâu nay đã thực sự mang tính hình thức mà không phản ánh lên bất kỳ một điều gì.
Nó hiển hiện lên là những hồ sơ, sổ sách, giấy tờ khô cứng, vô hồn mà các nhà trường phải cật lực đẻ ra cho đầy đủ”.
Yêu cầu về hồ sơ sổ sách trường chuẩn đang là nổi thất kinh cho nhà trường, cho giáo viên. Trường chuẩn bị lên chuẩn phải chuẩn bị hồ sơ đã khổ, trường lên chuẩn rồi cũng phải lo hồ sơ cho việc công nhận lại.
Thời gian chuẩn bị không thể tính bằng ngày, bằng tháng mà phải tính bằng năm.
Rõ ràng chủ trương xây dựng trường chuẩn quốc gia không nằm ngoài mục đính tất cả học sinh sẽ được học trong một môi trường giáo dục tốt nhất.
Thế nhưng trong thực tế, không ít địa phương mới đạt được việc “chuẩn” quốc gia trên giấy tờ hồ sơ sổ sách, còn trong thực tế, chất lượng dạy và học của học sinh chưa hẳn đã hơn những trường chưa chuẩn.
Hy vọng rằng, ngành giáo dục hãy bớt đi những quy định nhiêu khê về minh chứng trường chuẩn để khỏi “hành” giáo viên lao vào vòng xoáy thu thập minh chứng một cách vô bổ thế này.
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net
TP.Long Khánh: Xây dựng môi trường giáo dục năng động
Những năm gần đây, ngành GD-ĐT TP.Long Khánh tập trung nâng cao chất lượng dạy và học ở tất cả các bậc học. Cùng với đó là sự phát triển về cơ sở vật chất, trường lớp ở cả hai loại hình trường công lập và tư thục, tạo môi trường giáo dục năng động cho thành phố mới.
Học sinh Trường tiểu học Kim Đồng (phường Xuân An, TP.Long Khánh) tham gia sinh hoạt ngoại khóa đọc sách tại trường. Ảnh:N.Liên
Kết quả từ những đổi thay trên chính là thành tích và môi trường dạy và học của ngành Giáo dục thành phố đã có những kết quả đáng khích lệ, trở thành những mô hình điển hình cho ngành Giáo dục địa phương cũng như trong tỉnh.
* Đầu tư xây dựng trường lớp
Là ngôi trường được hình thành với 100% kinh phí xây dựng được tài trợ từ một doanh nghiệp có người thân sinh sống trên địa bàn, Trường mầm non Bảo Quang (xã Bảo Quang) sau khi xây dựng xong đã góp phần để địa phương hoàn thành tiêu chí cuối cùng về giáo dục trong xây dựng nông thôn mới.
Trường mầm non Bảo Quang (xã Bảo Quang) có quy mô xây dựng trên diện tích 5 ngàn m2, gồm 12 phòng học với 293 trẻ đang học tại trường. Bà Trần Thị Kim Thanh, Hiệu trưởng Trường mầm non Bảo Quang cho biết, trước khi có trường mới, trẻ em trên địa bàn xã phải học rải rác tại 5 điểm trường nhỏ của 5 ấp trong xã. Các em thiếu không gian vui chơi, sinh hoạt, công tác quản lý cũng gặp khó khăn. Từ khi có trường mới, nhà trường đã nhập 3 điểm trường về chung trường mới, 2 điểm trường còn lại vừa được xây dựng nên bảo đảm điều kiện cho trẻ học tập. Bà Thanh chia sẻ: "Những năm học trước, do điều kiện học tập còn nhiều khó khăn nên có một số phụ huynh đưa con em mình đến các cơ sở giáo dục mầm non ngoài địa bàn xã để học. Tuy nhiên 2 năm nay, lượng học sinh trên địa bàn xã đăng ký học tại trường đã tăng trở lại sau khi xã có trường mẫu giáo mới vì trường bảo đảm được điều kiện học tập và vui chơi cho các cháu".
Trường mầm non Bảo Quang được xây dựng mới từ nguồn xã hội hóa giáo dục. Ảnh:N.Liên
Bà Phạm Thị Minh Đức, Phó hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Trãi (phường Xuân Bình) chia sẻ, trường đang được UBND thành phố cấp kinh phí 13 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp các phòng học và phòng chức năng. Theo bà Đức, trước đây nhà trường luôn phải tận dụng các phòng của giáo viên, phòng họp để làm phòng chức năng. Những phòng chức năng "dã chiến" phải gánh nhiều nhiệm vụ như: phụ đạo cho học sinh giỏi và học sinh yếu, sinh hoạt đội nhóm... "Sau khi trường hoàn thành, sẽ có 24 phòng học và bổ sung các phòng chức năng riêng cho các môn ngoại khóa, bảo đảm công tác dạy và học của nhà trường. Đây cũng là mong mỏi của Ban giám hiệu cũng như học sinh và phụ huynh trong nhiều năm qua" - bà Đức cho biết thêm.
Một số trường khác ở các bậc học trên địa bàn TP.Long Khánh đã và đang được nâng cấp đầu tư sửa chữa như: Trường THCS Nguyễn Trãi, Chu Văn An; Trường tiểu học Kim Đồng, Long Khánh, Trần Phú; Trường mầm non An Bình, Sen Hồng, Hàng Gòn... Tất cả những trường được đầu tư xây dựng, sửa chữa đều theo hướng bền vững, bảo đảm đủ tiêu chí của trường đạt chuẩn quốc gia.
* Nâng cao chất lượng dạy và học
Nâng cao chất lượng dạy và học luôn là mục tiêu hướng tới của tất cả các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, mỗi nơi có một cách thức thực hiện khác nhau.
Để các nhà trường chủ động trong chi phí hoạt động, TP.Long Khánh đã giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở GD-ĐT. Điều này sẽ giúp các cơ sở giáo dục phát huy được vai trò của người đứng đầu, khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo trong quản lý. Bên cạnh đó, Phòng GD-ĐT thành phố tăng cường phối hợp với thanh tra thành phố, UBND các phường, xã tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục, nhất là về dạy thêm, học thêm sai quy định, để kịp thời tham mưu UBND thành phố xử lý nghiêm nếu có sai phạm.
Bữa ăn trưa tại Trường mầm non Bảo Quang. Ảnh:N.Liên
Trường tiểu học Kim Đồng (phường Xuân An) hiện đang đi đầu thành phố về công tác vận dụng phương thức tự chủ trong mọi hoạt động của nhà trường. Ông Võ Thần Tiên, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, điểm nổi bật nhất của nhà trường là sự sáng tạo trong quản lý cũng như giảng dạy. Để nâng cao chất lượng giáo dục của trường, Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện cho các giáo viên phát triển trình độ chuyên môn, tổ chức nhiều chuyên đề xuất phát từ nhu cầu thực tế của giáo viên, tuyệt đối không tổ chức một cách máy móc, gây lãng phí thời gian của giáo viên. Bên cạnh đó, Ban giám hiệu còn có trách nhiệm nắm vững công tác chuyên môn trong giảng dạy, thường xuyên có những ý tưởng thiết thực, đổi mới, xây dựng các mô hình dạy học đáp ứng nhu cầu thực tế để cập nhật cho giáo viên.
Với những nỗ lực trên, Trường tiểu học Kim Đồng luôn đi đầu trong các hội thi về chuyên môn, nhiều giáo viên giỏi cấp tỉnh và quốc gia. Đặc biệt, nhà trường còn đầu tư, nâng cao chất lượng dạy môn ngoại ngữ bằng cách kết nối với các trung tâm ngoại ngữ tổ chức giao lưu nhằm tăng tính tương tác, khả năng dạy và học ngoại ngữ cho giáo viên và học sinh trong trường. Với cách thức sáng tạo này, Trường tiểu học Kim Đồng đã được chọn là đại diện tỉnh Đồng Nai báo cáo thành tích tại hội nghị tập huấn xây dựng đơn vị điển hình về đổi mới dạy và học ngoại ngữ do Bộ GD-ĐT tổ chức tại tỉnh Nghệ An.
Là phụ huynh có 2 con đều là học sinh Trường tiểu học Kim Đồng, bà Lê Thị Mỹ Hạnh (phường Xuân An) cho biết, bản thân bà cũng như các phụ huynh có con đang học tại trường đều rất yên tâm về môi trường giáo dục của nhà trường. Theo bà Hạnh, không chỉ là ngôi trường khang trang, sạch đẹp mà các thầy cô đều thân thiện, thương yêu, quan tâm đến học sinh.
Giữ vững và phát huy kết quả đã đạt được
Ông Trần Công Nghị, Trưởng phòng GD-ĐT TP.Long Khánh nhận định, để đạt được kết quả giáo dục có chất lượng cao nhờ vào sự nỗ lực lớn của đội ngũ quản lý, giáo viên cũng như sự đồng thuận của phụ huynh học sinh trong suốt quá trình dạy và học.
Nhằm tiếp tục giữ vững và phát huy kết quả đã đạt được, thời gian tới, ngành tiếp tục rà soát lại mạng lưới các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố. Đồng thời, ngành nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, khuyến khích áp dụng có sáng tạo những mô hình mới, đáp ứng nhu cầu học tập cho học sinh. Đặc biệt, ngành tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ ở các cấp học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục.
Ngọc Liên
Theo baodongnai
TP HCM tạo môi trường học tập tốt nhất cho học sinh Sáng 4-9, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Ngô Minh Châu đã đến dự lễ khánh thành và khai giảng năm học mới 2019-2020 tại Trường Tiểu học Phan Huy Ích, quận Tân Bình. Năm học 2019-2020, Trường Tiểu học Phan Huy Ích có 516 học sinh mới ở hai khối lớp 1 và 2. Đây là ngôi trường có tổng diện tích...