Mệt mỏi vì xung đột kéo dài, phương Tây sẽ thay đổi chiến lược với Ukraine?
Truyền thông quốc tế hoài nghi về khả năng Ukraine có thể bị bỏ rơi trong cuộc xung đột với Nga, khi xung đột kéo dài khiến phương Tây mệt mỏi, dần mất niềm tin.
Tạp chí Ngoại giao (Foreign Affairs) ngày 14/9 có bài bình luận với tựa đề “Liệu phương Tây có từ bỏ Ukraine”, chỉ ra rằng trong cuộc xung đột Crimea năm 2014, Ukraine có rất nhiều bên ủng hộ. Pháp, Đức, Anh và Mỹ tìm cách giúp Ukraine thông qua các lệnh trừng phạt đối với Nga, nhưng họ từ chối can dự trực tiếp về mặt quân sự. Sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra vào năm ngoái, phương Tây đã đưa ra nhiều hỗ trợ đầy tham vọng hơn cho Kiev.
“Nhưng liệu những lời hứa này có được đảm bảo không?”, tờ Foreign Affairs đặt nghi vấn.
Binh sĩ Ukraine vác trên tay một tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ. (Ảnh: Reuters)
Niềm tin của người phương Tây bị lung lay
Theo Foreign Affairs, một liên minh gồm các quốc gia giàu có và công nghệ tiên tiến nhất thế giới mang lại cho Ukraine những lợi thế đáng kể. Tuy nhiên, sự hỗ trợ quân sự của phương Tây cũng đi kèm với những rủi ro và thách thức. Ukraine phụ thuộc rất nhiều vào viện trợ quân sự và tài chính của phương Tây. Nếu không có sự hỗ trợ quốc tế, nền kinh tế Ukraine sẽ khó vận hành nền kinh tế một cách bình thường.
Hiện nay, cử tri châu Âu và Mỹ đang đặt câu hỏi về sự ủng hộ lâu dài dành cho Ukraine, và những tiếng nói như vậy ngày càng nhiều lên và ngày càng lớn hơn.
Tại Mỹ, xung đột Nga – Ukraine đã trở thành điểm nóng trong cuộc tranh luận về việc người Mỹ nên quan tâm và đầu tư ra sao để hỗ trợ các đồng minh ở nước ngoài.
Ở châu Âu, dịch bệnh và lạm phát cao sau xung đột Nga – Ukraine đã gây áp lực lên nền kinh tế, niềm lạc quan về chiến thắng ở Ukraine bắt đầu lung lay, người dân bất an trước một cuộc chiến tranh quy mô lớn, bất tận nổ ra trên lục địa già.
Trong khi đó, những diễn biến ở tiền tuyến, đặc biệt là cuộc phản công tương đối chậm và kém hiệu quả của Ukraine hồi đầu mùa hè này, đã làm gia tăng mối lo ngại của những người phương Tây hoài nghi về việc ủng hộ Kiev. Cho dù có tăng tốc phản công thì chiến tranh cũng sẽ không sớm kết thúc. Bên ngoài Ukraine, các tiêu đề tin tức ngày càng ít tập trung về cuộc xung đột Nga – Ukraine.
Nguy cơ mất viện trợ từ phương Tây
Theo Foreign Affairs, rủi ro chính mà Ukraine phải đối mặt không phải là sự thay đổi chính trị đột ngột ở phương Tây mà là sự tháo gỡ chậm chạp của mạng lưới viện trợ nước ngoài được buộc thắt cẩn thận.
“Ngay cả việc mất dần sự hỗ trợ cũng sẽ gây nguy hiểm cho Ukraine chứ chưa nói đến việc ngừng hỗ trợ đột ngột”, bài viết nhận định.
Sự mệt mỏi đang ảnh hưởng đến châu Âu. Ví dụ điển hình nhất là Đức, nước đã thoát khỏi tình trạng thiếu hụt năng lượng do chiến tranh gây ra, sau đó tiếp nhận 1 triệu người tị nạn Ukraine và tăng dần viện trợ cho Ukraine.
Tuy nhiên, tính chất kéo dài của cuộc xung đột đã khiến người Đức thất vọng. Giá năng lượng cao, suy thoái kinh tế, lo ngại về phi công nghiệp hóa và liên minh quản lý hoạt động kém hiệu quả đều góp phần gây ra sự bất an.
Đối với người châu Âu, chiến tranh càng kéo dài thì càng khó xử lý, càng tốn kém và nó sẽ trở thành công cụ để Mỹ phô trương sức mạnh hơn là liên quan đến lợi ích cốt lõi của châu Âu.
Nhân tố khó xác định nhất là Mỹ. Trong các cuộc thăm dò gần đây, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Joe Biden đều thấp hơn hoặc ngang bằng với cựu Tổng thống Donald Trump. Sự trở lại của ông Trump có thể là một “thảm họa” đối với Ukraine.
Ông Trump nhiều lần đề xuất Mỹ rút khỏi NATO trước sự chứng kiến của các quan chức chính quyền cấp cao. Cựu Tổng thống Mỹ cũng cho biết ông có thể chấm dứt xung đột Nga – Ukraine trong vòng 24 giờ.
Những lời hùng biện trong chiến dịch tranh cử như vậy cho thấy rằng ông Trump thích một giải pháp thương lượng cho cuộc xung đột, có thể là theo các điều kiện của Nga, hơn là tiếp tục một dòng viện trợ ổn định cho Ukraine.
Ông Trump hiện có thể không phải là ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, 2 trong số những ứng cử viên khác có số phiếu bầu cao nhất là Thống đốc bang Florida Ron DeSantis và doanh nhân Vivek Ramaswamy “cũng không ủng hộ Ukraine”.
Một cuộc thăm dò của Gallup vào tháng 6 cho thấy, 50% đảng viên Cộng hòa tin rằng sự hỗ trợ của Washington dành cho Kiev là “quá mức”, tăng từ mức 43% so với khi bắt đầu chiến tranh. Trong khi đó, 49% đảng viên Cộng hòa ủng hộ việc nhanh chóng chấm dứt xung đột.
“Đó là việc riêng của Ukraine”
Việc giảm bớt sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Ukraine cũng sẽ không chấm dứt ngay được cuộc xung đột với Nga. Ngay từ đầu, cuộc xung đột này đã là “việc riêng” của Ukraine. Tuy nhiên, nếu không có sự hỗ trợ của phương Tây, Ukraine sẽ gặp phải hai khó khăn lớn.
Thứ nhất, binh sĩ Ukraine dành thời gian đáng kể để huấn luyện trên trang thiết bị của phương Tây. Các chiến lược gia Ukraine cũng được hưởng lợi rất nhiều từ sự hỗ trợ định vị và chia sẻ thông tin tình báo mà họ nhận được từ Mỹ và các nước khác. Nếu châu Âu và Mỹ cắt đứt các mối quan hệ này với Ukraine, điều đó sẽ gây ra những tổn thất vô cùng to lớn cho sức mạnh quân sự của Ukraine.
Thứ hai, sự ủng hộ của phương Tây dành cho Ukraine “không thể tách rời” khỏi sự tự nhận thức của Nga. Đây là một ván cược đối với phương Tây, đặc biệt là Mỹ.
Tổng thống Nga Putin đang đặt cược vào sự khôn ngoan chiến lược và sự kiên nhẫn của Mỹ, cũng như sự kiên nhẫn của NATO. Nếu Mỹ và các thành viên NATO khác mất kiên nhẫn trước Ukraine, điện Kremlin có thể sẽ tuyên bố cuộc chiến là “một chiến thắng chiến lược”, điều có thể coi là một chiến thắng cho Moskva ngay cả khi Nga vẫn sa lầy trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Nga thêm cách đánh lừa Ukraine, phương Tây chuyển trọng tâm hỗ trợ vũ khí?
Trong khi Nga áp dụng những chiến thuật đánh lừa quân Ukraine, phương Tây đang chuyển sang cách hỗ trợ quân sự mới dành cho Kyiv.
Cuộc phản công của Ukraine đã gặp khó, nay càng vất vả hơn khi Nga được cho là đã dùng các chiến hào giả để đánh lừa lực lượng của Kyiv.
Chiến thuật đánh lừa mới của Nga?
Theo trang Business Insider, trước cuộc phản công của Ukraine, các lực lượng Nga đã xây dựng một mạng lưới chiến hào rộng lớn, phức tạp và nhiều chướng ngại vật như hàng rào chống tăng và bãi mìn.
Tuy nhiên, trong khi nhiều chiến hào là vị trí chiến đấu thực sự của Nga, theo giới phân tích quân sự, rất nhiều cái khác chỉ là bẫy do Moscow tạo ra.
Mìn chống tăng được phát hiện ở làng Novodarivka, tỉnh Zaporizhzhia ngày 21.7. Ảnh REUTERS
Ông Michael Kofman, chuyên gia về Nga tại Trung tâm Phân tích Hải quân (Mỹ) nhận định với trang War on the Rocks vào tuần trước rằngquân đội Nga đang "tiếp tục thích nghi".
"Họ xây dựng các chiến hào giả", ông Kofman nói, giải thích rằng Nga cố gắng "nhử" lực lượng Ukraine vào trận địa đã được đặt loại mìn có thể kích hoạt từ xa và sau đó kích nổ.
Điều này khiến cuộc phản công của Ukraine càng thêm khó khăn. Về các loại mìn chống tăng, ông Kofman nói Nga "đang tăng gấp 2, gấp 3" số lượng, chủ yếu nhắm vào các phương tiện chiến đấu tối tân mà Kyiv nhận từ phương Tây. Các binh sĩ Ukraine trên chiến trường cho biết họ cũng nhận thấy điều này.
Ông Ryan Hendrickson, cựu thành viên Lực lượng Đặc biệt của quân đội Mỹ, đã chia sẻ một số khó khăn mà nhóm ông đang gặp phải khi tình nguyện hỗ trợ Ukraine gỡ mìn. Theo ông, nhóm đã gặp những bãi mìn cực kỳ phức tạp, trong đó mìn chống tăng được bảo vệ bằng lớp mìn sát thương, còn các chất nổ khác được bao quanh bởi bẫy mìn, Business Insider đưa tin.
Bên cạnh đó, Nga cũng có rất nhiều vũ khí chống tăng và máy bay không người lái được triển khai trên tiền tuyến. Nước này cũng sở hữu các loại trực thăng tấn công đã cản đà phản công của Ukraine.
Những thách thức chính đối với người Ukraine khi họ đối mặt với những hệ thống phòng thủ này là thiếu loại vũ khí, cũng như không có khả năng thực hiện các hoạt động tác chiến kết hợp trên quy mô lớn.
Liệu Ukraine có đang vượt qua Nga về số lượng xe tăng?
Phương Tây hỗ trợ Ukraine sửa vũ khí
Trang Politico dẫn lời ông William LaPlante, quan chức phụ trách công tác mua sắm vũ khí của Lầu Năm Góc cho biết trọng tâm hỗ trợ từ phương Tây đối với Ukraine vào lúc này đã được chuyển từ viện trợ sang sửa chữa và bảo dưỡng trang thiết bị quân sự.
Ngay cả trước khi Ukraine phát động phản công vào mùa hè này, các đồng minh đã lo rằng những nỗ lực duy trì hoạt động của các thiết bị được viện trợ đang tụt hậu so với nhu cầu trên chiến trường. Vào lúc này, nhu cầu sửa chữa để đưa các thiết bị này quay trở lại cuộc chiến thậm chí còn trở nên cấp bách hơn.
Các nhân viên bảo trì đang sửa chữa một chiếc xe chở quân Humvee ở tỉnh Donetsk ngày 20.7. Ảnh REUTERS
Ông LaPlante đang dẫn đầu một nhóm công tác gồm 22 quốc gia do Mỹ, Ba Lan và Anh dẫn đầu mà một trong những nhiệm vụ chính là triển khai kế hoạch đảm bảo các thiết bị hiện đại trị giá hàng tỉ USD hoạt động tốt để Kyiv có thể tiếp tục phản công.
Tỷ lệ sẵn sàng của thiết bị là mối quan tâm lớn đối với Kyiv kể từ đầu chiến sự. Nga có các kho dự trữ lớn và có thể đưa đến chiến trường hầu như bất kỳ lúc nào. Ngược lại, Ukraine đang chật vật với các thiết bị hàng chục năm tuổi từ thời Liên Xô. Nếu các vũ khí bị hư hại nghiêm trọng, Kyiv chỉ có thể trông chờ vào sự trợ giúp từ bên ngoài như Ba Lan và Cộng hòa Czech. Điều này đặc biệt nguy hiểm bởi vũ khí được vận chuyển đi rất xa, làm tăng nguy cơ bị Nga phát hiện.
Tuy nhiên, việc hỗ trợ Ukraine vẫn đang gặp một số vấn đề. Kế hoạch thành lập một trung tâm sửa chữa chung ở Ba Lan dành cho xe tăng Leopard 2 của Ukraine đã thất bại do bất đồng về chi phí giữa Ba Lan và Đức, theo Politico.
Đức, Ba Lan bất đồng về trung tâm sửa chữa xe tăng cho Ukraine
Chính phủ Anh đã thành công hơn khi hành động đơn phương, ký một thỏa thuận trị giá 60 triệu USD (1,41 nghìn tỉ đồng) với công ty quốc phòng Babcock của nước này trong tháng 7, để sửa chữa xe tăng Challenger 2 và các phương tiện chiến đấu khác được chuyển cho Ukraine.
Ông LaPlante cho biết Mỹ cũng đã dịch hơn 700 hướng dẫn kỹ thuật sử dụng các hệ thống vũ khí sang tiếng Ukraine và đã vận động nhiều công ty quốc phòng trên toàn cầu hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho các hệ thống.
Nhóm công tác cũng đang tổ chức một loạt phiên họp với các công ty quốc phòng của Mỹ và châu Âu để hiểu thêm những gì họ có thể làm để giúp đỡ cả trong ngắn hạn và dài hạn, đặc biệt tập trung vào cách sản xuất đạn pháo, loại vũ khí Ukraine đang tiêu hao nhanh chóng.
Những đánh giá mới nhất về 'trận chiến cuối cùng' trước khi xung đột ở Ukraine kết thúc "Vượt qua cơn bão, làm kiệt sức kẻ thù và sau đó tấn công trở lại". Đó là câu "thần chú" của quân đội Ukraine trong nhiều tháng qua, và cũng được các quan chức cấp cao của Mỹ và NATO nhắc lại từ mùa đông. Xe tăng di chuyển ở phía Bắc Bakhmut, Ukraine ngày 17/3/2023. Ảnh: Anadolu Agency/Getty Images Nhưng liệu...