Mệt mỏi khi chạy đua với mùa thi
Kỳ thi cuối học kỳ 1 đang cận kề. Có thể nói đối với sinh viên những ngày được ví như là một cuộc chạy đua nước rút.
Soạn bài, học bài, làm bài…tất cả đều dồn dập cùng một lúc.
Học quên thở
Có thể mọi người ngạc nhiên vì sao học mà lại quên thở, nhưng điều ấy đúng vì hầu như khi có lịch thi là các bạn sinh viên mới lao vào học, học cả ngày lẫn đêm. Ngân (sinh viên năm 3 trường ĐH Luật) kể: “Trường có lịch thi rồi, hầu như bọn mình ai cũng đang chạy đua với bài vở, nhiều khi thức cả đêm luôn”. Còn Lâm (sinh viên năm 2 trường ĐHCN) chia sẻ: “Năm nay mình phải học lại một số môn của năm ngoái nên số lượng bài vở khá nặng. Mình đang học dồn đây, thấy mệt quá”.
Có lẽ do áp lực bài vở khá nặng, cộng với việc học theo tín chỉ rớt môn nào sinh viên phải học lại môn đó, nên sinh viên còn biết cố gắng bằng mọi cách. Nhi (sinh viên năm nhất ĐH KT) kể: “Học kỳ này toàn là những môn học bài, cả hai tuần nay phòng mình toàn thức khuya dậy sớm tranh thủ học bài. Mệt lắm nhưng cũng phải cố vì trước giờ không học nên bài đọng nhiều lắm!”
Thư viện là nhà
Dạo quanh một vòng các thư viện của các trường ĐHQG, bỗng thấy số lượng sinh viên đông hơn hẳn mọi khi. Hỏi ra mới biết các bạn sinh viên đang tập trung tích cực cho kỳ thi cuối kỳ. Mai (sinh viên năm nhất, khoa nhân học, ĐHKHXH&NV) cho biết: “Mình lên thư viên mượn tài liệu làm bài tiểu luận, tranh thủ soạn bài và học bài luôn”. Hay như Tiến (sinh viên năm 2 rường ĐHKT ở phòng trọ ồn quá, mình lên thư viện Tổng hợp học cả ngày trên đó luôn, với lại thiếu tài liệu nào thì cũng dễ tìm”.
Video đang HOT
Sinh (sinh viên năm 3 trường ĐHKT) nói: “ Mình đóng đô tại thư viện để ôn tập cho kỳ thi cuối kỳ vì không khí yên tĩnh giúp mình tập trung hơn. Mình lên thư viện cả tuần“.
Ăn uống, chuyện nhỏ!
Để chuẩn bị cho việc ôn thi, ba bạn trai Luân, Tuấn và Cường (ĐHGTVT) đã rước về một thùng mì tôm và 3 bịch xúc xích, với một lý do giản đơn “trước giờ tụi mình vẫn chia nhau đi chợ, nhưng ôn thi thì thôi, ăn mì tôm cho nhanh gọn, đỡ bày vẽ!”. Còn Nga (sinh viên năm 3 trường ĐHSG) thì lại chuẩn bị riêng cho mình 2 hộp Nestcafe. Nga nói: “Bình thường thì mình không uống cà phê đâu, nhưng vào mùa thi thì phải thức để ôn bài, nên tối nào mình cũng uống cho tỉnh táo.”
Và hậu quả.
Không biết sinh viên sau khi vượt qua kỳ thi cuối kỳ sẽ ra sao, nhưng trước mắt nếu trong khi ôn tập mà đã không có một kế hoạch ôn tập và một chế độ ăn uống hợp lý thì hẳn là rất dễ mất sức, chưa tính đến việc có nhớ bài hay không.. Như Ý (sinh viên năm 3 ĐHKT) sau khi thức liền ba đêm học bài thì sáng hôm sau bạn đã phải vào bệnh viện để truyền nước biển vì đuối sức. Nghiêm trọng hơn nữa là Vũ Hiền (sinh viên năm cuối ĐHSPKT) phải lỡ mất 3 m ôn thi vì phải nằm lại bệnh viện do bị tụt canxi và thiếu máu.
Hãy lập cho mình một kế hoạch chi tiết cho việc ôn tập, cần nhớ rằng dù bạn có là thần thánh thì bạn vẫn cần phải nghỉ ngơi thư giãn, nhất là đảm bảo việc có một giấc ngủ ngon và một chế độ ăn uống hợp lý. Việc thức quá khuya hay dậy quá sớm sẽ khiến cho bộ não không được minh mẫn đâu bạn ạ. Và tốt nhất là hãy áp dụng phương pháp mưa dần thấm đất cho việc ôn tập, mỗi ngày học và ôn lại một chút sẽ hiệu quả hơn việc nhồi nhét một đống cùng một lúc đó bạn.
Theo Mực Tím
"Bí kíp" dễ dàng vượt qua kiểm tra bài đầu năm
Khi thầy cô dò bài cũ, lúc này teen mới bắt đầu cuống cuồng lên học bài, soạn bài, làm bài tập, học bài cũ...
Hậu quả của những tháng hè
Sau những tháng hè vui chơi xả stress, nhiều teen vẫn còn mang âm hưởng của hè vào cả lớp học. Những ngày đầu năm học, teen nào cũng vui vẻ, hớn hở và do mới học nên bài tập không nhiều nên teen tha hồ cười đùa không lo lắng gì. Đùng một phát, thầy cô dò bài cũ, lúc này teen bắt đầu cuống cuồng lên học bài, nào là soạn, làm bài tập, học bài cũ. Chao ôi, thật là mệt!
Vì là đầu năm học nên teen cứ hứa hẹn với giáo viên rằng: "Mới đầu năm cô đừng kiểm tra bài cũ, cho xung phong đi cô". Nhiều lớp đã phân công từng bạn về nhà học để cô khỏi gọi tên bất ngờ lên dò. Oái ăm thay, cô cho xung phong được 2, 3 bữa rồi bắt đầu kiểm tra chặt chẽ từng teen, khiến cho 15 phút đầu giờ teen nào cũng trong tư thế hồi hộp, chỉ cần gọi trúng tên mình là y như rằng khuôn mặt hiện lên tái mét.
H.T có nói: "Vì là lớp 11 nên mình cũng khá thoải mái, bây giờ lên lớp chủ yếu là tám chuyện chứ học không vô nổi, chắc tại còn dư âm hè nhiều quá. Nhiều lúc ngồi trong lớp mà hồn thì cứ để ngoài bãi biển. Tuy biết rằng đây là học chính thức nhưng mình vẫn đi học đều đặn, có điều việc soạn bài và học bài thì mình vẫn còn lười lắm".
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Bí quyết vượt qua
Kiểm tra bài vào thời điểm bây giờ là một cơ hội cho teen đấy. Bởi lúc này thầy cô thường dễ dãi và châm chước hơn, teen có thể xung phong dò bài bây giờ để khỏi mất công ngày nào cũng phải học (đó là trường hợp của teen lười muốn thoát khỏi nạn dò bài), chỉ cần có điểm là teen sẽ thấy thoải mái và ít căng thẳng trong môn đó.
Teen phải tranh thủ kiếm thật nhiều điểm cộng. Không nhất thiết phải kiểm tra bằng cách học thuộc lòng mà teen có thể kiếm điểm bằng cách xung phong lên bảng giải Toán, phát biểu bài. Nếu teen phát biểu nhiều làm cho tiết học trở nên sôi nổi thì thầy cô sẽ cho điểm miệng liền.
T.L tâm sự: "Mới nhập học được hơn một tuần nhưng mình đã tranh thủ kiếm được điểm miệng 5 môn rồi. Từ giờ mình sẽ không mất nhiều thời gian để học thuộc lòng mấy môn phụ kia nữa. Bây giờ tập trung vào những môn chính thi ĐH."
Với những môn như GDCD, Công nghệ, Tin,... thì teen nên tranh thủ có điểm bây giờ đỡ phải nhọc nhằn học mấy môn này. Nhất là teen 12 thì càng phải tranh thủ thời gian để có điểm thật sớm mà còn tập trung vào mấy môn chính. Nếu cứ mãi lo học mấy môn này mà ít học mấy môn khác thì không nên.
Nếu như teen nào quá lười không thể học thì teen nên chép bài đầy đủ để thầy cô chấm vở lấy điểm. Dù có là đầu năm hay cuối năm thì chí ít teen cũng phải chép bài.
Tạm kết
Để việc kiểm tra không còn là nỗi ám ảnh của nhiều teen thì teen nên tận dụng nhiều kiểu học. Những môn học phụ thì teen nên kiếm điểm trước, môn học chính thì bắt buộc phải học thường xuyên. Thường xuyên làm nhiều bài tập thì mới có điểm cao được.
Ngoài ra, teen không nên gây chú ý quá với thầy cô như nói chuyện, quậy phá. Đó sẽ là một ấn tượng mạnh khiến cho thầy cô sẽ gọi bạn lên bảng thường xuyên đấy.
Theo PLXH
Teen và những bước "chuẩn bị" trước giờ kiểm tra Thay vì ngồi học bài chăm chỉ thì có rất nhiều teen đối phó với việc kiểm tra bằng cách gian lận theo nhiều kiểu khác nhau, giáo viên khó mà phát hiện ra được. Chia bài ra học Ít ra một số teen này còn nghĩ đến việc học bài chứ không phải dùng tài liệu. Thay phiên học bài có nghĩa...