Mệt mỏi đến mức không thể đi lại hoặc nói chuyện, cầm điện thoại cũng khó khăn, hơn 1 năm sau người phụ nữ mới biết được nguyên nhân “kinh hoàng”
Khi được biết bản thân đang mắc căn bệnh ung thư mãn tính hiếm gặp, người phụ nữ này đứng trước hai lựa chọn: Chấp nhận thất bại hoặc tiếp tục tiến lên phía trước, tạo ra sự khác biệt.
Vào ngày lễ Quốc khánh năm 2015, Mayra D. Andújar Delgado đột nhiên cảm thấy vô cùng mệt mỏi đến nỗi không thể làm việc được. Trong vài tháng tiếp theo, người phụ nữ này thường xuyên đổ mồ hôi dữ dội về đêm và ngứa da. Do đã bước vào tuổi 50, Mayra cho rằng đây chỉ là các triệu chứng của tiền mãn kinh. Cuối cùng, người phụ nữ này vẫn phải vào bệnh viện cấp cứu sau khi tình trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Mayra mệt mỏi đến mức không thể đi lại hoặc nói chuyện. Hít thở, thậm chí cầm điện thoại cũng trở thành thách thức không nhỏ đối với cô. Tại bệnh viện, người phụ nữ này được truyền máu và tiêm tĩnh mạnh một tuần trước khi có thể tự ra về.
Những gì xảy ra đã thúc đẩy Mayra tìm đến chuyên gia về huyết học và ung thư để tìm lời giải đáp. Trong năm tiếp theo, cô trải qua các cuộc kiểm tra và áp dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau khi bác sĩ cố gắng chẩn đoán và đưa ra cách khắc phục.
Tìm kiếm câu trả lời
Xơ hóa tủy xương làm tích tụ mô sẹo trong tủy xương, từ đó khiến bộ phận này không thể tạo đủ tế bào máu bình thường.
Vào tháng 11/2016, hơn một năm sau kể từ lần nhập viện, bác sĩ khuyên Mayra làm sinh thiết tủy xương. Tình trạng của cô không được cải thiện và quá trình điều trị đang lâm vào bế tắc do không tìm ra được nguyên nhân chủ yếu.
Kết quả xét nghiệm cho thấy gen JAK2 trong cơ thể Mayra bị đột biến và dẫn tới tình trạng xơ hóa tủy xương (MF), một bệnh ung thư máu mãn tính hiếm gặp. Dù chưa bao giờ nghe nói về MF và cảm thấy kinh hoàng khi được biết hai từ “ung thư”, người phụ nữ này cuối cùng cũng đã tìm ra được câu trả lời.
Trên thực tế, một số người phải mất khá nhiều năm để biết bản thân họ đang phải đối mặt MF. Trường hợp của Mayra cũng như vậy. Cô phải vật lộn để đối phó với các triệu chứng của bệnh, làm nhiều cuộc kiểm tra và sợ hãi khi không biết mình đang mắc bệnh gì. May thay, kết luận của bác sĩ đã đến sớm hơn nhiều so với những người khác và người phụ nữ này có thể tìm ra được phương hướng điều trị.
MF là một dạng ung thư máu hiếm gặp, nằm trong nhóm bệnh ung thư tăng sinh tủy (MPN). Tình trạng này tạo ra các vết sẹo trong tủy xương, từ đó cản trở quá trình sản xuất tế bào máu trong cơ thể, khiến Mayra bị những cơn đau, ngứa và đổ mồ hôi vào ban đêm dày vò suốt hơn một năm.
Video đang HOT
Kiểm soát bệnh
Jakafi là loại thuốc thường được sử dụng để điều trị các bệnh xơ tủy ở người trưởng thành.
Sau khi được chẩn đoán, người phụ nữu này đã cố gắng tìm hiểu càng nhiều càng tốt về MF để biết về những gì đang diễn ra bên trong cơ thể mình. Mayra chia sẻ: “Tôi cảm thấy may mắn khi được chăm sóc bởi một đội ngũ bác sĩ tuyệt vời và nhận được nhiều sự hỗ trợ từ bạn bè, gia đình”.
Cô được kê một Jakafi (ruxolitinib), một loại thuốc thường dùng để điều trị MF ở người lớn. Chúng có khả năng kiểm soát quá trình sản xuất các tế bào máu và giúp loại bỏ nhiều triệu chứng do MF gây ra.
Mayra cảm thấy may mắn khi phương pháp điều trị này đã đem lại hiệu quả. Sau những trải nghiệm vừa qua, cô mong mọi người nên nâng cao nhận thức về căn bệnh này và khuyến khích người mắc nên đến gặp bác sĩ để thảo luận, tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
Giúp đỡ chính mình và những người khác
Mayra tận hưởng cuộc sống mới ở trung tâm thành phố Orlando vào tháng 2/2020.
Một cách giúp người phụ nữ này có thể kiểm soát được tình trạng của bản thân là giúp đỡ những người khác cũng gặp phải hoàn cảnh tương tự. Chia sẻ câu chuyện của mình không chỉ giúp Mayra nâng cao nhận thức về tình trạng của bản thân mà còn truyền cảm hứng cho mọi người xung quanh.
Cô đã quyên góp cho nhiều tổ chức từ thiện nhằm hỗ trợ những phụ nữ mắc bệnh ung thư và khuyến khích người khỏe mạnh hiến máu để giúp đỡ người gặp khó khăn.
Qua câu chuyện của bản thân, Mayra hy vọng mọi người hiểu được MF ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thế nào. Bề ngoài của cô trông rất bình thường nên không mấy người biết Mayra vẫn đang phải chiến đấu với căn bệnh ung thư mãn tính. Người phụ nữ này hi vọng nhiều bệnh nhân hơn nữa nhận được chẩn đoán chính xác và tìm ra cách điều trị phù hợp.
Cuộc sống với MF chứa đầy những thử thách và bất ngờ. Khi hành trình chiến đấu với bệnh tật bắt đầu, Mayra mong muốn tạo ra một sự khác biệt và không để bất cứ điều gì ngăn cản cô tận hưởng cuộc sống mỗi ngày.
Các bác sĩ "nâng cấp" hệ miễn dịch để điều trị ung thư máu như thế nào?
Các nhà khoa học đã phát triển một liệu pháp miễn dịch mới có tên CAR T-cell, với mục tiêu tăng cường khả năng nhận diện ung thư của hệ miễn dịch, từ đó chủ động tiêu diệt loại tế bào ác tính này.
Ung thư máu là hiện tượng các tế bào máu phát triển và phân chia mất kiểm soát, làm rối loạn chức năng bình thường của tế bào máu như chống lại các tác nhân xâm hại hay sản sinh tế bào máu mới. Khác với nhiều loại ung thư thường gặp, ung thư máu không hình thành các khối u thể rắn. Thay vào đó, các tế bào ác tính sẽ phát tán khắp các mạch máu, hạch bạch huyết hay tủy xương. Có 3 loại ung thư máu chính là: Bệnh bạch cầu, u lympho, đa u tủy.
Các biện pháp thường được sử dụng để điều trị ung thư máu hiện nay là hóa trị, xạ trị và cấy ghép tế bào gốc. Tuy nhiên, vì mỗi phương pháp đều tồn tại những mặt hạn chế nhất định, nên các nhà khoa học vẫn không ngừng tìm kiếm các cách tiếp cận mới để điều trị loại ung thư không hình thành khối u này.
Một trong những phương pháp điều trị ung thư máu mới, được kì vọng nhất hiện nay là "CAR T-cell". Khác với hóa trị hay xạ trị là sử dụng các tác nhân bên ngoài như hóa chất hay tia phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư, "CAR T-cell" về bản chất là một liệu pháp miễn dịch, sẽ dựa vào chính khả năng miễn dịch của cơ thể để điều trị bệnh.
Vì sao hệ miễn dịch có thể tiêu diệt mầm bệnh nhưng lại không tấn công ung thư
Hệ miễn dịch là một cỗ máy sinh học mạnh mẽ được tạo nên bởi nhiều cơ quan và tế bào chuyên biệt giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân xâm hại và bệnh tật.
Trong số các "vệ binh" của cơ thể, tế bào T có nhiệm vụ săn tìm và tiêu diệt các tế bào bất bình thường, trong đó có cả tế bào ung thư. Nghe có vẻ đơn giản nhưng nhiệm vụ tìm, diệt này là cả một quá trình hết sức phức tạp, cụ thể:
Trên bề mặt tế bào T có các thụ thể với hình dạng như những sợi râu. Chúng có khả năng gắn kết vào các loại protein được tìm thấy trên bề mặt của tất cả các tế bào, được gọi là kháng nguyên. Trong trường hợp thụ thể của tế bào T gắn kết vào một kháng nguyên bất thường, tế bào T sẽ được cảnh báo và chuyển sang trạng thái tấn công. Lúc này, tế bào T sẽ tiết các chất độc tế bào để tiêu diệt tế bào bất thường vừa phát hiện. Cùng với đó, nó sẽ liên tục phát đi tín hiệu để gọi các tế bào T khác cùng đến để tấn công "kẻ lạ mặt".
Tuy nhiên, nếu ung thư dễ bị tiêu diệt đến như vậy, thì nó đã không trở thành căn bệnh mà suốt hơn 100 năm qua con người vẫn chưa thể chiến thắng hoàn toàn.
Một trong những thứ vũ khí nguy hiểm nhất của tế bào ung thư chính là khả năng "đánh lừa" hệ miễn dịch. Để làm được điều này, tế bào ung thư sẽ tạo ra các loại kháng nguyên bất thường, ngăn không cho thụ thể của tế bào T gắn kết vào hoặc khiến thụ thể nghĩ rằng chúng là tế bào khỏe mạnh, điều này đồng nghĩa với việc tế bào T sẽ không tiêu diệt tế bào ung thư, và cho phép tế bào ác tính này thoải mái tăng sinh trong cơ thể của chúng ta.
CAR T-cell: Nâng cấp cho tế bào miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư
Để khắc phục điều này, các nhà khoa học đã phát triển một liệu pháp miễn dịch mới có tên CAR T-cell, với mục tiêu tăng cường khả năng nhận diện của hệ miễn dịch. CAR T-cell là liệu pháp chuyên dành để điều trị các loại ung thư máu như bệnh bạch cầu cấp, u lympho, đa u tủy.
Trong khi các liệu pháp miễn dịch truyền thống thường sẽ gắn các loại thuốc điều trị ung thư lên tế bào T của bệnh nhân, khiến chúng có thể nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư, thì CAR T-cell dựa hoàn toàn vào chính tế bào T của người bệnh.
Cụ thể, với phương pháp này, trước hết máu của bệnh nhân sau khi được rút ra bên ngoài qua tĩnh mạch sẽ được chạy qua máy tách tế bào, với nhiệm vụ giữ tế bào T ở lại. Máu sau khi phân tách sẽ được trả về cơ thể bệnh nhân.
Tiếp theo, tế bào T vừa được phân tách sẽ được gửi tới phòng thí nghiệm để biến đổi gen, bằng cách thêm vào một loại kháng thể đặc biệt có tên là "CAR", để biến chúng thành các "tế bào T CAR". Tế bào T CAR tiếp đó sẽ được nhân lên thành hàng triệu bản sao, trước khi được truyền trở lại cơ thể bệnh nhân.
Dưới sự hỗ trợ của thụ thể CAR, các tế bào T chỉnh sửa gen đã có thể gắn kết vào các thụ thể đặc biệt của tế bào ung thư, nhận diện, và tiêu diệt chúng, điều mà tế bào T bình thường không thể làm được.
Các số liệu bước đầu về liệu pháp đặc biệt này đã cho thấy tiềm năng đầy hứa hẹn của nó trong điều trị ung thư máu.
Không có khối u, bệnh ung thư này vẫn khiến hơn 200.000 người chết mỗi năm Khác với nhiều loại ung thư thường gặp, ung thư máu không hình thành các khối u thể rắn. Thay vào đó, các tế bào ác tính sẽ phát tán khắp các mạch máu, hạch bạch huyết hay tủy xương. Ung thư máu là gì? Hầu hết các loại ung thư máu khởi phát từ tủy xương, nơi máu được sản sinh. Ung...