Mesh Wifi của VNPT Technology nhận giải Vàng Make in Vietnam
Ngày 11/12/2021, tại lễ công bố và trao giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam, Bộ thiết bị Mesh Wifi 5/6 Access Point của VNPT Technology đã nhận giải Vàng thuộc hạng mục Sản phẩm công nghệ số xuất sắc.
Mesh Wifi của VNPT Technology nhận giải Vàng Make in Vietnam
Nắm bắt xu thế phát triển của hệ thống wifi mạng lưới sẽ dần thay thế các giải pháp wifi truyền thống, tháng 8/2019, các kỹ sư của VNPT Technology đã nhanh chóng bắt tay vào nghiên cứu, phát triển và sản xuất thiết bị Easy Mesh Access Point iGate EW12S trên dây chuyền của Công ty.
Khi sử dụng thiết bị này, vùng phủ sóng và chất lượng sóng của mạng sẽ được cải thiện đáng kể. Với nhiều ưu điểm vượt trội như dễ dàng thiết lập mở rộng, chuyển tiếp tín hiệu dễ dàng giữa các thiết bị, chuyển mạch tự động, tốc độ truyền dẫn cao, tự động san tải và băng thông, hạn chế tối đa tình trạng nghẽn mạng, có khả năng tự sửa chữa, khởi tạo kết nối thay thế khi kết nối giữa các điểm thu – phát gặp sự cố, giải pháp mesh wifi luôn đảm bảo kết nối mạng được duy trì liên tục, không bị gián đoạn khi di chuyển giữa các phòng, các tầng, mang lại trải nghiệm tối ưu nhất cho người dùng.
Một bộ 3 thiết bị Easy Mesh Access Point iGate EW12S hoạt động trên cả 2 băng tần 2.4GHz và 5GHz, có thể tạo lập vùng phủ sóng lên đến 600m2 và không có góc chết, cung cấp tốc độ truy nhập tối đa 867Mbps. Nhờ độ ổn định cao, khả năng phủ sóng rộng cũng như sự tiện lợi trong việc cài đặt cấu hình mà mesh wifi hoàn toàn có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu sử dụng kết nối internet của các đối tượng khách hàng khác nhau.
Đặc biệt, tín hiệu mạng mesh wifi có khả năng chống nhiễu, xuyên tầng, xuyên tường mạnh, thích hợp với các mô hình nhà ống thông dụng ở Việt Nam. Nhờ ứng dụng công nghệ wifi thuộc thế hệ mới, mesh wifi có độ bảo mật cao. Sản phẩm được VNPT Technology làm chủ hoàn toàn phần cứng cũng như phần mềm, có khả năng cập nhật vá các lỗ hổng bảo mật một cách nhanh chóng, hạn chế nguy cơ người sử dụng bị đánh cắp thông tin cá nhân, dữ liệu.
Đối với khách hàng doanh nghiệp, nhà cung cấp ISP, kế thừa kinh nghiệm nhiều năm triển khai dịch vụ wifi cấp độ nhà mạng, VNPT Technology cung cấp hệ thống quản lý Cloud Mesh Controller (ONE Mesh). Đây là giải pháp quản lý và điều khiển thiết bị tập trung từ xa được sử dụng để quản lý tất cả các thiết bị mesh trong mạng, quy mô tới hàng chục triệu thiết bị. One Mesh cung cấp các tính năng chính như quản lý, hỗ trợ cấu hình thiết bị, cập nhật firmware từ xa, vá lỗ hổng bảo mật… giúp nhà cung cấp hỗ trợ kỹ thuật khách hàng nhanh chóng.
Hệ thống triển khai theo mô hình ứng dụng web, giao diện tương thích với các trình duyệt phổ biến hiện nay. ONE Mesh được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây, cho phép quản lý thiết bị và kiểm soát truy nhập người dùng theo từng khu vực địa lý, áp dụng các chính sách khác nhau cho từng người dùng. Hệ thống bao gồm ứng dụng web ONE Mesh, dịch vụ One Platform và các dịch vụ phụ trợ khác.
Video đang HOT
Chia sẻ về Bộ thiết bị Mesh Wifi 5/6 Access Point và Hệ thống quản lý ONE Mesh, ông Nguyễn Việt Bằng – Phó Tổng Giám đốc VNPT Technology cho biết: “Bộ sản phẩm Mesh Wifi 5/6 Access Point (AP) và Hệ thống quản lý ONE Mesh là giải pháp công nghệ tổng thể, kết hợp giữa nghiên cứu phát triển phần cứng, phần mềm trên thiết bị (firmware), phần mềm viễn thông chạy trên cloud và sản xuất thiết bị điện tử công nghệ cao.
Sản phẩm cũng là kết quả của việc ứng dụng thành công, đưa các nghiên cứu tính toán lý thuyết có tính chất hàn lâm vào thực tế, đồng thời kết hợp được năng lực nghiên cứu phát triển thiết bị điện tử viễn thông với kinh nghiệm khai thác của nhà mạng viễn thông, thật sự là sản phẩm “Make in Vietnam”.
Nhờ áp dụng một số tính toán, thuật toán tối ưu về chống nhiễu, tự động chọn kênh, tự động điều chỉnh công suất phát và lựa chọn tần số… sản phẩm đã khẳng định được lợi thế cạnh tranh trên thị trường với trên 50 nghìn sản phẩm đang được lưu hành, và số lượng đơn hàng vẫn tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới.
Mới đây nhất, VNPT Technology đã chính thức cho ra mắt phiên bản mới của bộ thiết bị Mesh Wifi EW12SX màu đen với nhiều cải tiến, có thể đáp ứng mọi gói cước internet… Chúng tôi cũng đã hoàn thiện phiên bản công nghệ Mesh Wifi 6 mới nhất, sẽ đưa vào sản xuất hàng loạt đầu năm 2022″
Cũng theo ông Nguyễn Việt Bằng, thiết bị Mesh Wifi AP là một thành phần trong hệ sinh thái hơn 7 triệu thiết bị truy nhập internet băng rộng mà VNPT Technology nghiên cứu, thiết kế và sản xuất, đã và đang được cung cấp trên thị trường, bao gồm thiết bị truy nhập băng rộng cố định có dây (cáp quang) và băng rộng cố định không dây (FWA). VNPT Technology đã nghiên cứu, sản xuất và chạy thử nghiệm thành công thiết bị FWA 5G với các mạng 5G đang thử nghiệm ở Việt Nam, sẵn sàng cung cấp ra thị trường ngay khi mạng 5G được chính thức triển khai.
Theo đánh giá của Ban giám khảo Make in Vietnam, không chỉ là sản phẩm phần cứng duy nhất tại hạng mục Sản phẩm số xuất sắc, Easy Mesh Access Point iGate được đánh giá là sản phẩm hoàn chỉnh, đã được ứng dụng nhiều trong thực tiễn và mang lại hiệu quả kinh doanh tốt cho doanh nghiệp. Hơn nữa, Easy Mesh Access Point iGate chính là điển hình cho sản phẩm công nghệ Make in Vietnam, do chính người Việt Nam nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, làm chủ công nghệ.
“Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” là giải thưởng được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chủ trì tổ chức từ năm 2020 với mục đích tôn vinh các sản phẩm công nghệ số xuất sắc được thiết kế, sáng tạo, sản xuất tại Việt Nam và mang lại giá trị thực tế lớn.
“Make in Vietnam” là thuật ngữ nhằm thúc đẩy, khuyến khích doanh nghiệp công nghệ số nghiên cứu, phát triển sản phẩm. Đây chính là hướng đi cho doanh nghiệp công nghệ số làm chủ cả công nghệ và sản phẩm, đi cùng nhịp với các cường quốc trên thế giới trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ số. Những sản phẩm xuất sắc được trao giải theo 5 hạng mục, gồm: Nền tảng số xuất sắc; Sản phẩm số xuất sắc; Giải pháp số xuất sắc; Thu hẹp khoảng cách số; Sản phẩm số tiềm năng.
Bắc Giang thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chia sẻ tại hội thảo "Chuyển đổi số doanh nghiệp", đại diện Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Phát triển doanh nghiệp Bắc Giang chỉ rõ, 3 thách thức với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, là chi phí, thay đổi tư duy và công nghệ.
Hội thảo bồi dưỡng kiến thức và trải nghiệm trực tiếp "Chuyển đổi số cho doanh nghiệp" vừa được Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Phát triển doanh nghiệp, Sở KH&ĐT Bắc Giang tổ chức, với sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh, thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, với quy mô chủ yếu từ 50 - 200 nhân sự.
Hội thảo là một hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp Bắc Giang chuyển đổi số hiệu quả, hướng tới mục tiêu đưa tỉnh vào Top 15 tỉnh dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số với tối thiểu 800 doanh nghiệp số vào năm 2025.
Tại hội thảo, ông Đồng Anh Quân, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Phát triển doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang đã bày tỏ mong muốn tháo gỡ những khúc mắc còn tồn tại trong doanh nghiệp, nhấn mạnh mục tiêu của hội thảo là hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với các thông tin thực tế, có tính ứng dụng cao về chuyển đổi số thay vì những thông tin chỉ mang tính lý thuyết.
Đồng thời, ông Đồng Anh Quân cũng chỉ ra ba thách thức chính đối với doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để chuyển đổi số, đó là chi phí, thay đổi tư duy và công nghệ..
Trước đó, hiểu được những thách thức và cả cơ hội mà cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phải đối mặt trong thời đại mới, ngày 18/2/2022, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định 180 về việc điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước và giao chi tiết kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp.
Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Phát triển doanh nghiệp tỉnh được giao một phần kinh phí và "trọng trách" hỗ trợ doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số. "Sự quan tâm này của Ban lãnh đạo tỉnh đã trở thành một lợi thế giúp doanh nghiệp trên địa bàn số hóa nhanh chóng và dễ dàng hơn", ông Đồng Anh Quân nhận định.
Đồng tình với quan điểm của ông Đồng Anh Quân về những khó khăn mà doanh nghiệp tỉnh phải đối mặt, đại diện các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh cũng bày tỏ nhiều băn khoăn trong quá trình lựa chọn và áp dụng công nghệ, về vấn đề bảo mật, dịch vụ triển khai, chính sách hỗ trợ, đồng hành, cũng như khả năng tích hợp và mở rộng của các nền tảng quản trị hiện nay.
Trước những trăn trở ấy, bà Bùi Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Dự án Phát triển kinh doanh khu vực phía Bắc của Base.vn, đã giải đáp những thắc mắc của doanh nghiệp, đồng thời trình bày chính sách hỗ trợ của đơn vị này dành riêng cho cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang.
Base cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp trên suốt chặng đường chuyển đổi số tối thiểu 3 năm
Các tài liệu được soạn thảo và công bố bởi Base chỉ rõ rằng đơn vị này sẽ tập trung hỗ trợ doanh nghiệp theo hai hướng: Tặng ưu đãi để giảm áp lực tài chính khi doanh nghiệp quyết định chuyển đổi số, đặc biệt khuyến khích doanh nghiệp đồng hành và cam kết dài hạn; và thiết kế lộ trình tư vấn, đồng hành cùng doanh nghiệp để doanh nghiệp tự tin trong quá trình chuyển đổi số.
Cũng theo đánh giá của đại diện Base, Bắc Giang là một trong những địa phương có tốc độ chuyển đổi số ấn tượng nhất. Sự quan tâm và chủ động từ phía lãnh đạo tỉnh là một trong những chiến lược quan trọng giúp địa phương này đạt mục tiêu tối thiểu 800 doanh nghiệp số năm 2025.
Đồng thời, Base cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp trên suốt chặng đường chuyển đổi số tối thiểu 3 năm, nghiêm túc thực hiện lộ trình tư vấn chuyển đổi chuyên sâu, bao gồm: Hỗ trợ đào tạo nhân sự, chuyển giao công nghệ và hệ thống; Phân công nhân sự triển khai và tham vấn phù hợp với quy mô và lộ trình đồng hành; Xử lý các phản hồi, yêu cầu đề xuất trong giờ hành chính; và Phối hợp với Ban Chuyên trách tư vấn tối ưu hệ thống quản trị vận hành nội bộ.
Chương trình nằm trong khuôn khổ Dự án hợp tác chiến lược thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện giữa FPT và Bắc Giang, trong đó Base phụ trách các hạng mục chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp tại địa bàn. Dự án nhằm giúp tỉnh đạt được những mục tiêu chiến lược, cải thiện các chỉ số kinh tế - xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Về phía địa phương, đại diện Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Phát triển doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang cho biết sẽ tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận các giải pháp công nghệ số uy tín và phù hợp, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp ngân sách chuyển đổi số theo quy định.
Để đẩy nhanh chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua việc sử dụng nền tảng số do chương trình lựa chọn, giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động, từ ngày 29/1/2021, Bộ TT&TT đã phối hợp cùng Bộ KH&ĐT, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam khởi động chương trình SMEdx. Chương trình đặt ra nhiều mục tiêu cụ thể như tối thiểu 50.000 người/năm được tiếp cận, cập nhật thông tin, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho doanh nghiệp; tối thiểu 30.000 doanh nghiệp/năm được trải nghiệm các nền tảng số...
Theo số liệu của Bộ TT&TT, đến tháng 12/2021, đã có 23 nền tảng số Make in Vietnam của 22 doanh nghiệp được lựa chọn tham gia chương trình. Các nền tảng được tập hợp, đánh giá trước khi giới thiệu để cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ dùng thử và vận dụng vào những nghiệp vụ cụ thể. Cũng đến tháng cuối của năm 2021, đã có hơn 110.000 lượt truy cập website Smedx.vn, đặc biệt là có hơn 16.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận và trải nghiệm các nền tảng số Make in Vietnam xuất sắc do chương trình tuyển chọn.
Chuyển đổi số, ứng dụng chống dịch là những điểm nhấn công nghệ 2021 Câu lạc bộ Nhà báo công nghệ thông tin Việt Nam (ICT Press Club) đã chọn ra 10 sự kiện ICT tiêu biểu trong năm 2021. Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, việc bình chọn và công bố được ICT Press Club tiến hành qua hình thức trực tuyến. Trong 10 sự kiện ICT tiêu biểu năm 2021, dấu...