Mẹo xác định đúng ‘từ khóa’ môn Địa lý kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020
Với môn thi Địa lý, học sinh cần ôn đúng kiến thức trọng tâm lớp 12, các phần thực hành kỹ năng, học cách xác định đúng từ khóa để hoàn thành tốt bài thi.
Với nhiều năm kinh nghiệm luyện thi THPT, cô Lê Thị Ngân – Giáo viên môn Địa lý tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI chia sẻ 3 bước giúp học sinh làm tốt bài thi tốt nghiệp THPT 2020.
Ôn trọng tâm các chuyên đề sau tinh giản
Dựa vào nội dung điều chỉnh môn học năm 2019 – 2020 do Bộ GD&ĐT công bố, học sinh cần lưu ý ôn tập những chuyên đề trọng tâm của Địa lí 12: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, đặc điểm chung của tự nhiên, vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên, địa lí dân cư, địa lí các ngành kinh tế (Các bài: 21, 22, 24, 26, 27, 28, 30, 31), địa lí các vùng kinh tế (Các bài: 32, 33, 35, 36, 37, 39, 41, 42); kĩ năng đọc Atlat Địa lí Việt Nam, kỹ năng biểu đồ, bảng số liệu.
Cô giáo Lê Thị Ngân.
Trong đề thi môn Địa lý kì thi tốt nghiệp THPT 2020, câu hỏi nhận biết và thông hiểu thường rơi vào các phần: Kỹ năng đọc Atlat Địa lí Việt Nam, kỹ năng biểu đồ, bảng số liệu, địa lí các ngành kinh tế; địa lí các vùng kinh tế. Để làm tốt phần thi này, các em cần luyện tập thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan về kỹ năng Atlat, biểu đồ, bảng số liệu, địa lí các ngành kinh tế, Địa lí các vùng kinh tế (dưới sự chỉ dẫn của giáo viên chuẩn kiến thức).
Video đang HOT
Chú ý rèn luyện phần câu hỏi thực hành
Trong đề thi Tốt nghiệp THPT 2020 đối với môn Địa lý, các câu hỏi thực hành: kỹ năng Atlat Địa lí Việt Nam thường yêu cầu trả lời về vị trí, lãnh thổ, hướng, độ cao, quy mô…; kỹ năng biểu đồ thường yêu cầu chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất, biểu đồ thể hiện nội dung nào, nhận xét biểu đồ; kỹ năng bảng số liệu: nhận xét bảng số liệu… Để đạt điểm cao phần thực hành kỹ năng Địa lý, học sinh cần thành thạo việc đọc Atlat Địa lí Việt Nam như xác định phương hướng, quy mô, hình dạng, kích thước, ký hiệu, số lượng…, kỹ năng nhận xét cần vận dụng linh hoạt các công thức như tính tỉ trọng, tính năng suất, tính mật độ dân số, nhận xét sự thay đổi….
Ví dụ: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết địa phương nào sau đây có nhiệt độ trung bình tháng 7 cao nhất?
A. Lũng Cú. B. Hà Nội. C. Hà Tiên. D. TP Hồ Chí Minh.
Để chọn đáp án chính xác, các em xác định đúng trọng tâm nội dung cần trả lời “nhiệt độ trung bình tháng 7 cao nhất”, quan sát đúng bản đồ nhiệt độ trung bình tháng 7, căn cứ nền màu khác nhau tương ứng với mức nhiệt khác nhau, ta thấy nhiệt độ trung bình tháng 7 lần lượt như sau: Hà Nội 28C, Hà Tiên, TP Hồ Chí Minh 24C, Lũng Cú 20C. Như vậy đáp án là Hà Nội.
Tránh bị mất điểm do không xác định đúng “từ khóa”
Để tránh bị mất điểm khi làm bài thi môn Địa lí, học sinh cần chú ý các kỹ năng như đọc đúng “từ khóa” để xác định chính xác yêu cầu cần trả lời; quan sát chính xác vị trí, màu sắc, kí hiệu… trên bản đồ với câu hỏi kỹ năng Atlat, tránh dựa vào tư duy, suy nghĩ, suy đoán theo thói quen; vận dụng các công thức tính thành thạo đối với các câu nhận xét biểu đồ, bảng số liệu; vận dụng kiến thức đã học vào những tình huống thực tiễn từng lãnh thổ, khu vực… một cách linh hoạt.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT đối với học sinh lớp 12 sắp tới có thể có nhiều thay đổi phụ thuộc vào diễn biến tình hình dịch bệnh, các em cần bình tĩnh nắm vững kiến thức phần trọng tâm, đề thi bao gồm đầy đủ cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, để đảm bảo tính phân hóa học sinh, mức độ câu hỏi vận dụng cao thường tập trung vào phần học kỳ 1.
Hàng trăm bài thi học kỳ được nâng điểm
167/169 bài kiểm tra học kỳ I môn Địa lý khối 7, trường THCS Mỹ An ở huyện Mang Thít được nâng 0,75-7 điểm.
Trường THCS Mỹ An ở huyện Mang Thít. Ảnh: Vĩnh Nam.
Người nâng điểm cho học sinh là cô Nguyễn Thị Bạch Ngọc - giáo viên môn Địa lý. Trong đó, bài thi được nâng điểm cao nhất là 7 (từ 1 lên 8 điểm); thấp nhất 0,75 điểm (9,25 thành 10 điểm). Hai học sinh không được nâng điểm vì thuộc diện đặc biệt, có đề thi riêng.
Nghe học sinh báo khi sự việc mới xảy ra, từ cuối tháng 12/2019, cô Phạm Thị Ngọc Thúy - giáo viên chủ nhiệm lớp 7/5 đã phản ánh với lãnh đạo nhà trường, Phòng giáo dục huyện Mang Thít và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long.
Giáo viên phản ánh, theo phân công của hiệu trưởng, người phụ trách khâu đề thi là thầy Châu Chánh Ngôn, Phó hiệu trưởng nhà trường. Nội dung ra đề đã không thông báo cho giáo viên giảng dạy biết để ôn tập cho các em. Còn cô Bạch Ngọc nâng điểm là được sự đồng ý của Ban giám hiệu.
Sự việc sau đó không được giải quyết rõ ràng. Tất cả điểm bài kiểm tra học kỳ I năm học 2019-2020 đã cập nhật lên hệ thống của trường, phát hành ra sổ liên lạc gửi đến phụ huynh. Cô Thúy cùng một đồng nghiệp khác tiếp tục gửi đơn tố cáo lên UBND tỉnh Vĩnh Long, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Làm việc với cơ quan chức năng hôm 5/5, bước đầu nhà trường cho rằng lỗi do nghiệp vụ ra đề không bám sát theo đề cương ôn tập nên giáo viên Nguyễn Thị Bạch Ngọc "tự nâng điểm vì sợ thành tích". Việc làm này không có động cơ tư lợi, cá nhân.
Ông Đỗ Phi Sơn - Trưởng phòng Giáo dục huyện Mang Thít cho biết, xác minh ban đầu thì đây là sai phạm của cá nhân cô Bạch Ngọc. Giáo viên này ra và nộp đề thi trễ nên hiệu trưởng trường phân công người khác. Vì thế mới có nội dung ngoài chương trình cô Ngọc ôn cho các em.
"Chúng tôi đang cho chấm lại tất cả bài thi này xem mức độ như thế nào. Sau đó sẽ họp hội đồng để đưa ra phương án giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho học sinh", ông Sơn nói và cho biết nếu cần thiết sẽ xin ý kiến phụ huynh để tổ chức cho các em thi lại.
Phóng viên liên hệ nhưng Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hòa và cô Bạch Ngọc không nghe máy. Còn Hiệu phó Châu Chánh Ngôn từ chối trả lời.
Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh - Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết đã chỉ đạo Sở giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng UBND huyện Mang Thít làm rõ trách nhiệm các tập thể, cá nhân có liên quan, xử lý nghiêm các sai phạm.
"Trong sự việc này phải đảm bảo quyền lợi chính đáng của học sinh vì lỗi không phải của các em", bà Thanh nói.
Kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020 phù hợp để tuyển sinh Đại học Theo Bộ GD-ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT đảm bảo đánh giá được kết quả học tập 12 năm của học sinh và để các trường Đại học tuyển sinh. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các trường Đại học đã xây dựng phương án tuyển sinh phù hợp với tình hình thực tế. Theo đó, các trường Đại học được tự chủ...