Mèo Vạc làm trái hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Là cơ quan chuyên môn nhưng Phòng Giáo dục và Đào tạo Mèo Vạc đã tham mưu sáp nhập trường học trái quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa tin, Thanh tra của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang đã tiến hành thanh tra chuyên ngành giáo dục tại huyện Mèo Vạc.
Qua quá trình thanh tra, Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang đã phát hiện ra hàng loạt tồn tại, hạn chế đã xảy ra tại phòng Giáo dục và Đào tạo huyện này.
Tuy nhiên, điều đáng nói là dù để xảy ra hàng loạt những bê bối, sai phạm nhưng vẫn có người chịu trách nhiệm với những sai phạm đã xảy ra.
Cụ thể, theo Số: 1220 /KL-SGDĐT, thanh tra Giáo dục đã chỉ ra cơ cấu nhân sự ở Mèo Vạc còn thiếu rất trầm trọng.
Ở Mèo Vạc, số lượng còn thiếu để phục vụ trong ngành giáo dục lên đến 118 người.
Số lượng người làm việc thực tế còn thiếu so với số lượng người làm việc được giao là 118 người. Trong đó có đến 108 giáo viên.
Ở Phòng Giáo dục và Đào tạo Mèo Vạc, công tác tham mưu và thực hiện điều động, bổ nhiệm cán bộ quản lý chưa hợp lý.
Để xảy ra rất nhiều sai phạm nhưng ở Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mèo Vạc (Hà Giang) không ai phải chịu trách nhiệm. Ảnh: LC
Điển hình như Trường Trung học cơ sở Giàng Chu Phìn, Ban giám hiệu cả 03 người đều được điều động mới từ đơn vị khác đến, không có sự kế thừa, gây khó khăn cho công tác nắm bắt tình hình, tổ chức và hoạt động của nhà trường.
Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng Chưa tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện Mèo Vạc chỉ đạo các xã xây dựng kế hoạch cụ thể về chuyển học sinh từ các điểm trường về học tại trường chính hằng năm.
Công tác chuyển học sinh còn một số vấn đề bất cập.
Video đang HOT
Trong đó, các trường chưa tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã xây dựng kế hoạch chuyển học sinh từ điểm trường năm 2016, 2017, 2018.
Kế hoạch chuyển học sinh năm học 2019-2020 chưa rõ số điểm trường chuyển toàn bộ, chuyển một phần, sáp nhập và nhiệm vụ của các thôn, bản, các ban ngành trên địa bàn xã; cơ sở vật chất phục vụ học sinh ở bán trú sau khi chuyển về ăn, ở, học tại trường chính…
Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang cũng chỉ ra việc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mèo Vạc tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện thực hiện việc sáp nhập giữa Trường Tiểu học Lũng Pù và Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Lũng Pù chưa đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cụ thể, theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ sáp nhập các trường tiểu học có quy mô dưới 10 lớp.
Thế nhưng, ở Lũng Pù, theo số liêu số liệu năm học 2018-2019 khi thực hiện việc sáp nhập, trường tiểu học có 32 lớp/643 học sinh và 12 điểm trường lẻ; trường Trung học cơ sở có 11 lớp/380 học sinh nhưng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mèo Vạc vẫn tiến hành sáp nhập.
Việc tham mưu thành lập Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học và Trug học cơ sở Lũng Pù chưa đúng với Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú được xác thực ban hành theo văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BGDĐT, ngày 24/12/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong kết luận, Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ ra việc ở Lũng Pù, xã chưa có Tờ trình đề nghị thành lập trường bán trú; Trường chưa được xây dựng đề án thành lập trường bán trú; Trường chưa đủ điều kiện thành lập trường bán trú: Cấp Trung học cơ sở học 2 ca: Sáng học 6 lớp khối 7 và khối 9; Chiều học 6 lớp khối 6 và khối 8.
Trong khi đó, văn bản hợp nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo có 05 quy định học 2 buổi/ngày đối với các trường Phổ thông dân tộc bán trú).
Ở trương Lũng Pù, việc sáp nhập trái quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên trường đã xảy ra rất nhiều bê bối, sai phạm. Ảnh: Báo Hà Giang
Việc này dẫn đến tình trạng thiếu phòng ở cho học sinh tại trường, thiếu nhà vệ sinh, nhà tắm cho học sinh; Nguồn nước chưa đủ để đáp ứng cho 510 học sinh ở bán trú; Học sinh bán trú nhưng không ở bán trú và đi về nhà ở thường xuyên trong ngày…
Hiện tại, trường Lũng Pù, sau sáp nhập phải mượn thêm 02 phòng ở trên Ủy ban nhân dân xã với 81 học sinh ở.
Tính đến thời điểm thanh tra, Phòng Giáo dục và Đào tạo chưa có hồ sơ các cuộc kiểm tra năm học 2019- 2020, chưa thực hiện theo kế hoạch.
Không những vậy, phòng Giáo dục và Đào tạo Mèo Vạc chưa chỉ đạo cụ thể và kiểm tra việc các trường tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã xây dựng kế hoạch chuyển học sinh tiểu học từ điểm trường về học tại trường chính trong từng năm học; chưa kiểm tra, xử lý kịp thời đối với những Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng không dạy học theo quy định; công tác kiểm tra tại các đơn vị trường học về thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn chưa được cụ thể, chi tiết như: Đánh giá chất lượng học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; chất lượng dạy học của giáo viên; công tác bán trú.
Các trường mầm non chưa đề nghị đánh giá ngoài theo Thông tư 19/2018/TT- BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia sau khi hoàn tất quá trình tự đánh giá.
Phòng Giáo dục và Đào tạo chưa phát hiện được những tồn tại, hạn chế, bất cập tại các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý của Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mèo Vạc là ông Lâm Quang Hưng để vị này để điều chỉnh, chỉ đạo kịp thời.
Dù không nêu cụ thể, nhưng trong kết luận số Số: 1220 /KL-SGDĐT, thanh một số trường tính phụ cấp trách nhiệm cho tổ trưởng, tổ phó chuyên môn sai quy định, không xây dựng quy chế chuyên môn, giáo viên dạy chưa đúng chuyên môn…).
Công tác tiếp công dân ở Phòng Giáo dục và Đào tạo Mèo Vạc cũng xảy ra rất nhiều điều kỳ lạ như không có sổ tiếp công dân, việc tiếp nhận đơn thư không có sổ riêng.
Chưa bố trí nơi tiếp công dân theo quy định, thực hiện tiếp công dân lồng ghép vào bộ phận tổ chức của Phòng Giáo dục và Đào tạo Mèo Vạc.
Dù xảy ra hàng loạt vấn đề tồn tại hạn chế, thậm chí sai chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng điều rất lạ là trong phần yêu cầu và kiến nghị, thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang không hề để xuất kỷ luật bất kỳ cá nhân, lãnh đạo có trách nhiệm nào kể cả trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Mèo Vạc là ông Lâm Quang Hưng.
Trần Phương
Theo giaoduc.net
Chậm công bố SGK tiếng Anh
Một số sách giáo khoa tiếng Anh lớp 1 được các NXB giới thiệu sau khi thẩm định là sách nhập khẩu do tác giả người nước ngoài đứng tên
Đến thời điểm này, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) mới công bố danh mục 32 sách giáo khoa (SGK) lớp 1 trong tổng số 38 sách được các hội đồng thẩm định đánh giá "đạt". Trong đó, 6 SGK tiếng Anh lớp 1 chưa được công bố dù cũng đã được đánh giá "đạt".
Do là SGK tự chọn
Lý giải tại sao chưa công bố SGK tiếng Anh, tại cuộc họp báo công bố SGK của Bộ GD-ĐT chiều 22-11, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học - Bộ GD-ĐT, cho biết danh mục 32 SGK đã được phê duyệt, công bố là sách của môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc. Tiếng Anh là môn học tự chọn nên 6 bản thảo SGK tiếng Anh lớp 1 sẽ được công bố sau.
Câu trả lời của Vụ trưởng Thái Văn Tài khiến nhiều chuyên gia giáo dục băn khoăn, bởi môn tiếng Anh cũng nằm trong thiết kế của Chương trình giáo dục phổ thông mới, được thẩm định theo một quy định, một hệ thống tiêu chí của Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (Thông tư 33) do Bộ GD-ĐT ban hành giống như các môn học, hoạt động giáo dục khác. Vậy thì tại sao lại phải công bố phê duyệt sau?
Theo tìm hiểu của phóng viên, lý do các bản mẫu SGK tiếng Anh được hội đồng thẩm định đánh giá đạt ở vòng 2 nhưng chưa được phê duyệt là vướng về vấn đề pháp lý chứ không như giải thích của Bộ GD-ĐT.
Học sinh TP HCM đang học bộ sách tiếng Anh "Family and Friends". Ảnh: TẤN THẠNH
Vướng pháp lý?
Theo một nguồn tin, vấn đề pháp lý phát sinh sau khi hội đồng thẩm định đánh giá "đạt" bởi phần lớn bản thảo SGK tiếng Anh lớp 1 do các tác giả người nước ngoài biên soạn. Cụ thể, một số SGK tiếng Anh được các NXB giới thiệu sau khi thẩm định là sách nhập khẩu hoàn toàn do tác giả người nước ngoài đứng tên. Có thể kể đến trong bộ SGK "Chân trời sáng tạo" của NXB Giáo dục Việt Nam, SGK tiếng Anh là cuốn "Family and Friends (National Edition), "Student book" của tác giả Naomi Simmons (NXB ĐH Oxford, Anh). Đây là sách rất phổ biến được các trung tâm ngoại ngữ sử dụng hoặc dùng để liên kết dạy thêm trong trường học khoảng 10 năm nay.
Theo quy định tại Thông tư 33 về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn SGK; tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia thẩm định SGK , nội dung SGK phải thể hiện đúng và đầy đủ nội dung của chương trình môn học hoặc hoạt động giáo dục; bảo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực, phù hợp với thực tiễn Việt Nam; người biên soạn SGK phải có đầy đủ quyền công dân, phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt... Chính vì thế, một nguồn tin cho rằng để giải quyết những vấn đề pháp lý đối với bản thảo SGK tiếng Anh, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các NXB bổ sung chủ biên sách là người Việt Nam, dự kiến hoàn thành trong đầu tháng 12-2019.
Theo các chuyên gia, sách nước ngoài về dạy ở Việt Nam thì cần có quy định riêng. Nhưng SGK là xuất bản phẩm đặc biệt, nó cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông, được sử dụng làm tài liệu dạy học chính thức trong các cơ sở giáo dục phổ thông, vì thế quy trình biên soạn không đơn giản, phải có tổ chức viết bản thảo, thực nghiệm, đánh giá xem có phù hợp với học sinh Việt Nam hay không. Việc sách nhập khẩu có được sử dụng như SGK hay không và nếu được thì phải Việt hóa như thế nào, phải có quy định rõ ràng, đúng pháp luật.
Chủ tịch hội đồng thẩm định SGK môn tiếng Anh cấp tiểu học (lớp 1) Phạm Thị Hồng Nhung cho biết hội đồng thẩm định chỉ chịu trách nhiệm về chuyên môn SGK do đơn vị tổ chức thẩm định của Bộ GD-ĐT chuyển đến. Những vấn đề liên quan khác là trách nhiệm đơn vị tổ chức thẩm định của Bộ GD-ĐT.
Gây chậm trễ ở nhiều khâu
Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các NXB phải tổ chức tập huấn sử dụng SGK cho tất cả giáo viên giảng dạy lớp 1, bảo đảm in - phát hành kịp tiến độ để nhà trường, giáo viên và học sinh trang bị cho năm học mới trước ngày 30-7-2020. Vì thế, việc 6 bản thảo SGK tiếng Anh lớp 1 chưa được công bố sẽ dẫn đến hệ quả là chậm tập huấn giáo viên, kéo theo chậm cả khâu in, phát hành sách.
Yến Anh
Theo nld.com.vn
Thúc đẩy hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam-Myanmar Diễn đàn Giáo dục Việt Nam-Myanmar được tổ chức lần đầu tiên tại Myanmar là cơ hội rất tốt để mở rộng các mối quan hệ, thúc đẩy hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học của hai nước. Đại sứ Việt Nam tại Myanmar Luận Thùy Dương chụp ảnh chung cùng các đại biểu dự diễn đàn. (Ảnh: TTXVN) Đại...