‘Mẹo’ tìm việc làm thêm cho tân sinh viên
Cuộc sống sinh viên sẽ bớt đi phần nào khó khăn về mặt tài chính nếu các bạn trẻ biết chọn một công việc làm thêm phù hợp để vừa kiếm thêm tiền chi tiêu vừa đảm bảo học tập.
Gia sư, công việc làm thêm phổ biến của nhiều sinh viên (Ảnh minh họa) – NGUYỄN NHUNG
Vào đại học là một niềm vui rất lớn đối với các bạn trẻ nhưng cuộc sống sinh viên sẽ còn rất nhiều khó khăn. Trong đó vấn đề tài chính sẽ được giải quyết nếu như các tân sinh viên biết chọn cho mình một công việc làm thêm phù hợp với thời gian học tập.
Dưới đây là những công việc phổ biến mà các sinh viên có thể tham khảo.
Gia sư: Việc làm “quốc dân”
Gia sư là việc làm “quốc dân” đối với các sinh viên nhưng để chọn được một nơi làm việc phù hợp thì không dễ. Ngoài nhờ sự giới thiệu của những người thân thì các tân sinh viên có thể tìm đến những trung tâm gia sư uy tín. Thông thường các trung tâm này sẽ yêu cầu từ 25-35 % phí lớp học và hoàn trả nếu không nhận được lớp.
Để làm công việc này cần trang bị một lượng kiến thức nhất định về các môn tự nhiên lẫn các môn xã hội, tùy vào năng lực và nhu cầu của học sinh. Làm việc này, các bạn trẻ có thể kiếm từ 2 đến 3 triệu đồng tháng với 3 buổi dạy mỗi tuần. Ưu điểm của công việc này là tính ổn định lâu dài, giúp người trẻ rèn luyện được tính kiên nhẫn, khả năng truyền đạt thông tin, đặc biệt là tích lũy được nhiều kinh nghiệm đối với những sinh viên thuộc ngành sư phạm. Điểm hạn chế là môi trường làm việc ít năng động, người trẻ thường bị đóng khung trong một khuôn khổ nhất định.
Đàm Thị Thảo, 21 tuổi, sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết: ” Lúc mới bắt đầu hơi khó khăn vì mình phải làm quen dần với các bé học sinh cũng như phụ huynh nhưng khi đã quen thì mọi thứ khá thuận lợi. Một buổi dạy có thời gian khoảng 2 giờ vào buổi tối rất phù hợp với mình.”
Tiếp thị giới thiệu sản phẩm
Một lựa chọn khác cho các bạn thích môi trường làm việc năng động là công việc Promotion boy, Promotion girl (PG, PB), tiếp thị giới thiệu sản phẩm hay một chiến dịch quảng bá cho một thương hiệu nào đó…
Video đang HOT
Công việc này rất đa dạng như đứng giới thiệu những sản phẩm, đi phát mẫu thử, thậm chí là “giả khách” cho các sự kiện khai trương… Để làm được công việc này cần có một ngoại hình khá, khả năng giao tiếp tốt, có ngoại ngữ là một lợi thế rất lớn. Đây là công việc mang tính thời vụ rất phù hợp với sinh viên. Người trẻ có thể dễ dàng tìm thấy nhà tuyển dụng trên các trang mạng xã hội. Cần lưu ý là bạn trẻ không phải đóng bất kỳ khoản chi phí nào cho công việc này.
Sinh viên trong một buổi làm PG cho một nhãn hàng – NVCC
Tiếp thị giới thiệu sản phẩm mang lại một thu nhập khá cũng như tăng khả năng giao tiếp cùng với môi trường làm việc năng động khi được tiếp xúc với nhiều người. Một nhược điểm của công việc này là thường kéo dài từ 9 giờ sáng đến 10 tối khiến các sinh viên không còn nhiều thời gian cho những việc khác.
Nguyễn Van, 21 tuổi, sinh viên năm 3 Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, chia sẻ: “Mỗi ngày mình có thể kiếm được tầm 300 .000- 400.000 đồng từ việc tiếp thị sản phẩm cho nhãn hàng đồ chơi, việc được tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng khiến khả năng giao tiếp với thuyết phục khách hàng của mình tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên công việc này phải đứng trong một khoảng thời gian dài nên đòi hỏi bạn phải có sức khỏe tốt một chút.”
Phục vụ, bán hàng
Để làm công việc này, các tân sinh viên phải trang bị cho mình khả năng giao tiếp khá, chủ động trong công việc và dành một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày để đến nơi làm việc.
Ưu điểm của nhóm công việc này là thường mang lại khá nhiều kinh nghiệm sống vì môi trường làm việc được tiếp xúc với rất nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, thu nhập khá và ổn định mỗi tháng giúp các bạn có được chi phí sinh hoạt. Nhược điểm là khối lượng công việc khá nhiều và áp lực.
Thái Kim Yến, 24 tuổi, ngụ Q.7 (TP.HCM), từng làm phụ quản lý sảnh tại nhà hàng tiệc cưới Capella Gallery Hall lúc còn là sinh viên, chia sẻ: ” Công việc phục vụ nhà hàng khá phù hợp với những sinh viên đi làm thêm vì các bạn chỉ làm vào dịp cuối tuần, có nhiều ca và giờ làm cho các bạn lựa chọn, mỗi buổi các bạn có thể kiếm ít nhất 150 đến 180.000 đồng”
Còn Phan Thị Ngọc Yến, 20 tuổi, sinh viên ngành sư phạm, phục vụ tại chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh Jollibee, kể:” Mỗi ngày mình chỉ cần làm 4 tiếng để duy trì công việc này. Thời gian còn lại mình dành cho việc học. Ngoài mức lương cơ bản được nhận mình sẽ được thưởng thêm nếu đạt doanh số cao. Vì vậy tuy là công việc làm thêm nhưng nó mang lại cho mình khá nhiều kinh nghiệm trong việc thuyết phục khách hàng, rèn luyện được tính kiên nhẫn.”
Hạnh phúc khi được sống với đam mê
Với chị Trần Thị Hà, Giám đốc Trung tâm Phát triển công nghệ và trưng bày sản phẩm (thuộc Viện Nghiên cứu khoa học ứng dụng và công nghệ Trường đại học Công nghệ Đồng Nai), việc được sống trọn với đam mê của chính mình là niềm hạnh phúc lớn lao.
Chị Trần Thị Hà (giữa) trao đổi với sinh viên về nội dung bài học trong thời gian còn làm nhiệm vụ đứng lớp. Ảnh: Nga Sơn
Để được sống trọn với đam mê đứng trên bục giảng truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm của mình cho sinh viên; được làm những việc mà mình yêu thích, chị Hà đã từng trải qua nhiều khó khăn, thử thách. Chính khó khăn đã trở thành cơ hội để chị rèn luyện bản thân và đi đến thành công hiện tại.
* Vượt khó theo đuổi đam mê đến cùng
Chị Hà sinh ra trên mảnh đất Hà Tĩnh. 6 tuổi, chị theo cha mẹ vào H.Cẩm Mỹ sinh sống và lập nghiệp. Cha mẹ chị đều làm nông nghiệp, nhà lại đông anh em, cuộc sống khó khăn nên từ lúc 6 tuổi, chị Hà một buổi đi học, một buổi đã phải phụ giúp gia đình. Khi học lớp 10 ở TX.Long Khánh (nay là TP.Long Khánh), chị bắt đầu cuộc sống tự lập, không có cha mẹ và người thân bên cạnh.
Sau khi tốt nghiệp THPT, chị Hà thi vào Trường đại học Sư phạm TP.HCM theo mong muốn của cha mẹ. Thế nhưng may mắn đã không mỉm cười với chị, tấm vé vào giảng đường đại học đã tuột khỏi tầm tay. Nhìn bạn bè đi học, chị quyết không bỏ cuộc và nuôi khát vọng thi đại học ở năm tiếp theo.
Trong thời gian chờ đợi kỳ thi đại học, chị Hà lên TP.Biên Hòa ở trọ và đi làm công nhân. Vì thể trạng yếu nên chỉ làm vài tháng, không chịu được áp lực công việc, chị xin nghỉ việc để đi làm gia sư. So với làm công nhân, công việc làm gia sư phù hợp với chị hơn cả. Công việc này vừa giúp chị kiếm thu nhập trang trải cuộc sống, vừa là cơ hội để chị ôn lại kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi đại học.
Lần thứ 2 tiếp tục đăng ký thi vào Trường đại học Sư phạm TP.HCM nhưng cánh cổng trường đại học một lần nữa khép lại với chị. Không thi đậu vào trường đại học nhưng lần này chị Hà lại thi đậu vào ngành Sư phạm tiểu học Trường cao đẳng Sư phạm Đồng Nai (nay là Trường đại học Đồng Nai). Để cha mẹ yên tâm, chị quyết định học sư phạm tiểu học. Trong suốt 3 năm học sư phạm tiểu học, để bớt gánh nặng cho cha mẹ, chị vừa đi học, vừa đi dạy thêm, đặc biệt là nỗ lực trở thành sinh viên xuất sắc để đạt học bổng của nhà trường.
Sau khi tốt nghiệp, chị về H.Cẩm Mỹ xin dạy ở Trường tiểu học Nam Hà, thuộc xã Bảo Bình. Nhưng sở thích với các môn học tự nhiên vẫn thôi thúc chị nên đi dạy được vài tháng, chị xin nghỉ lên TP.Biên Hòa tiếp tục đi làm gia sư, vừa luyện thi và giấu gia đình đi thi đại học. Chị Hà bộc bạch, lần này chị chọn thi vào ngành Công nghệ thực phẩm của Trường đại học Công nghiệp TP.HCM. Ngày cầm tấm giấy báo trúng tuyển đại học trên tay, chị đã khóc. Đó không chỉ là giọt nước mắt của hạnh phúc mà còn là giọt nước mắt của những lo lắng cho chặng đường tiếp theo.
Học gần hết 4 năm, nghe theo định hướng của thầy giáo mà nay là người bạn đời của chị, chị thi cao học ngành công nghệ thực phẩm Trường đại học Nông lâm TP.HCM vào đúng thời điểm bảo vệ luận văn tốt nghiệp. Có được tấm bằng đại học, chị nộp hồ sơ ứng tuyển làm giảng viên Khoa Thực phẩm - môi trường và điều dưỡng (nay là Khoa Khoa học ứng dụng và sức khỏe Trường đại học Công nghệ Đồng Nai).
Sau hơn 10 năm làm giảng viên đứng lớp, tháng 11-2019, Trường đại học Công nghệ Đồng Nai thành lập Trung tâm Phát triển công nghệ và trưng bày sản phẩm và chị Trần Thị Hà được bổ nhiệm làm Giám đốc. Chị tích cực đi thực tế để phát hiện những vấn đề các địa phương vướng mắc nhằm triển khai nghiên cứu và kết nối chuyển giao. Với những nỗ lực và thành tích đã đạt được, mới đây chị được trao giấy chứng nhận là điển hình tiên tiến trong phong trào Thi đua yêu nước Khối thi đua 11 giai đoạn 2015-2019.
* Nhiệt huyết với sự nghiệp trồng người
Trở thành giảng viên cũng là lúc chị bắt đầu quá trình học cao học, lập gia đình và mang thai con đầu lòng. Chị Hà cho hay, thời điểm ấy khó khăn, vất vả không sao kể hết. Thế nhưng may mắn thời điểm này, chồng chị cũng đang học cao học nên hỗ trợ chị làm đề tài nghiên cứu và bảo vệ luận văn. Bên cạnh đó, mỗi lần đứng trên bục giảng hoặc trò chuyện với sinh viên vào giờ giải lao, chị như được tiếp thêm sức mạnh, mọi khó khăn, vất vả không đủ sức cản bước tiến của chị.
Trong suốt khoảng thời gian làm giảng viên, chị luôn tìm tòi, nghiên cứu đổi mới cách thức truyền đạt để sinh viên cảm thấy hứng thú với môn học, dễ hiểu và dễ ghi nhớ.
Chị Trần Thị Hà (thứ 2 từ trái sang) cùng những cộng sự tham gia trưng bày sản phẩm đông trùng hạ thảo tại các hội nghị. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Không chỉ làm tròn nhiệm vụ giảng dạy trên giảng đường, chị còn tham gia nghiên cứu khoa học để làm gương cho học trò. Năm 2017, chị Hà là chủ nhiệm đề tài Chả lụa sạch đoạt giải ba cuộc thi Thắp sáng ý tưởng khởi nghiệp do Tỉnh đoàn tổ chức.
Chia sẻ về đề tài này, chị Hà cho hay, bản thân chị học và giảng dạy chuyên ngành thực phẩm nên luôn muốn làm ra sản phẩm sạch góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng; đồng thời lấy đó làm kết quả để truyền cảm hứng cho các thế hệ sinh viên có thêm niềm tin vào ngành mà mình đã chọn.
Điểm đặc biệt, đề tài do chị nghiên cứu không dừng lại ở lý thuyết trên giấy mà được ứng dụng vào thực tiễn thông qua việc tạo ra sản phẩm. Với những ưu điểm không hàn the, không chất bảo quản, không chất độn, không phụ gia tạo màu, tạo hương, tạo vị... sau 3 năm xuất hiện, sản phẩm chả lụa sạch của chị hiện trở thành thực phẩm xuất hiện trên bàn ăn của một bộ phận người tiêu dùng thông thái. Với thành công này, chị đang hướng dẫn sinh viên các khóa làm đề tài khóa luận với các sản phẩm chả bò sạch, chả cá sạch...
Cũng trong năm 2017, chị tiếp tục là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu trích ly và chuyển đổi màu của hạt điều tạo màu thành norbixin tạo chế phẩm bột norbixin tan trong nước được đăng trên Tạp chí Journal of Life Sciences 11. Ngoài chủ nhiệm đề tài chả lụa sạch, cũng trong năm 2017 chị Hà còn là thành viên tham gia nghiên cứu đề tài sản xuất dầu béo từ hạt chùm ngây phục vụ sản xuất mỹ phẩm, thực phẩm. Đề tài này đã được ký chuyển giao công nghệ cho một doanh nghiệp.
Trước đó, năm 2016 chị Hà còn là tác giả của mô hình tủ cấy vi sinh đang được dùng để phục vụ giảng dạy tại trường. Mô hình tủ cấy vi sinh là một khối hình hộp chữ nhật khép kín, chỉ hở ở cửa thao tác, giúp người sử dụng ngồi bên ngoài tủ cấy tiện làm việc với các đối tượng ở bên trong tủ cấy.
Với sáng kiến này, chị Hà đã góp phần tạo ra thiết bị đạt chuẩn dùng để thực hiện thí nghiệm liên quan đến sinh vật, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy tại trường, tiết kiệm chi phí mua sắm trang thiết bị dạy học cho nhà trường.
Hỗ trợ sinh hoạt phí 36,3 triệu đồng/năm: Thu hút người giỏi vào sư phạm? Cùng với việc siết chặt ở đầu vào, chính sách hỗ trợ học phí lẫn sinh hoạt phí lên tới 36,3 triệu đồng/năm được nhìn nhận rất tích cực trong việc thu hút người giỏi vào sư phạm. Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong giờ học - ĐÀO NGỌC THẠCH Nhưng vẫn còn đó những băn khoăn liệu chính sách này...