Mẹo thức dậy vẫn tỉnh táo dành cho các ‘cú đêm’
Đi ngủ và dậy sớm hơn hai tiếng so bình thường, ăn sáng và trưa vào giờ nhất định, giúp người hay thức khuya cải thiện thể chất.
Nhiều công trình khoa học từng chỉ ra những người thức khuya dậy muộn hay còn gọi là “ cú đêm” có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, thậm chí ung thư do thiếu ngủ và rối loạn nhịp sinh học. Mới đây nhóm nghiên cứu từ Đại học Birmingham (Anh) và Monash (Australia) phát hiện chỉ cần vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày, “cú đêm” có thể cải thiện sức khỏe.
Ảnh: Dailyhunt.
Trên Sleep Medicine, các tác giả cho biết đã nghiên cứu 22 người thường ngủ lúc 2h30 dậy lúc 10h15. Trong ba tuần, họ yêu cầu các tình nguyện viên thực hiện bốn thay đổi bao gồm:
Thức dậy sớm hơn hai tiếng so với bình thường và cố gắng tiếp xúc tối đa với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng.
Video đang HOT
Ngủ sớm hơn hai tiếng so với bình thường và giảm tiếp xúc với những nguồn sáng trong phòng vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Duy trì khung giờ ngủ và dậy trên mỗi ngày, kể cả cuối tuần.
Ăn sáng và trưa vào một thời điểm nhất định trong ngày, bữa tối không ăn sau 19h.
Sau ba tuần, nhận thức và tốc độ phản ứng của các tình nguyện viên cải thiện rõ rệt, thể lực cũng tăng. Không chỉ thế, hiệu suất làm việc của họ đạt đỉnh cao vào buổi chiều thay vì ban đêm như trước. Về mặt tinh thần, các tình nguyện viên phấn chấn hơn, ít buồn ngủ vào ban ngày, giảm cảm giác buồn chán.
Để bảo vệ sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo “cú đêm” hãy áp dụng bốn điều trên vào cuộc sống hàng ngày.
Đăng Như
Theo Medical News Today/VNE
Cựu đặc nhiệm Mỹ luôn thức dậy lúc 4h30
Jocko Willink dậy sớm rèn luyện được tính kỷ luật, có thời gian rảnh rỗi dành cho bản thân và làm được nhiều công việc khác.
Cựu chỉ huy đội đặc nhiệm SEAL, Jocko Willink giải ngũ vào năm 2010 nhưng thói quen dậy lúc 4h30 được rèn luyện trong quân đội vẫn không thay đổi, theo BI.
"Tôi tìm ra khung giờ để hoàn thành nhiều công việc cá nhân bằng cách dậy sớm hơn những người khác. Vào 4h30, mọi người vẫn còn ngủ say nên tôi có thể làm nhiều công việc mình muốn", ông nói.
Cựu lính Mỹ tiết lộ việc tập thể dục của ông không tốn quá nhiều thời gian. Mỗi sáng, Jocko tập các bài đốt cháy toàn bộ cơ thể nhiều lần trong khoảng thời gian ngắn. Ví dụ như đi bộ và chạy nước rút hoặc đi bộ và làm bất kỳ động tác tăng cường từ 2 đến 6 phút.
Jocko cho rằng thức dậy sớm có lẽ rất khó, nhưng chuyện nào cũng có cái giá của nó. "Đến khoảng 7h tôi đã tập thể dục xong, hoàn thành một số công việc và còn có thời gian chào tạm biệt bọn trẻ trước khi chúng đến trường. Điều đó chắc chắn tốt hơn so với ngủ một mạch đến 6h45".
Jocko Willink (trái) khi còn là lính đặc nhiệm SEAL. Ảnh: BI
Nhiều người chọn làm việc vào buổi tối thường sẽ không có hiệu suất cao. Một số khác chọn thư giãn bằng việc lướt web, xem video giải trí, đọc các câu chuyện mang tính tiêu cực. "Đừng làm thế, thay vào đó, hãy đi ngủ để thức dậy sớm", Jocko nói.
Sau khi hình thành thói quen dậy sớm, mọi người sẽ phát hiện ra một ngày của mình có rất nhiều thời gian. Bạn có thể đọc sách, tập thể dục, thư giãn hoặc chuẩn bị tốt công việc trong ngày. Hãy chọn khung giờ nhất định và thức dậy đều đặn mỗi ngày. Không nhất thiết phải là 4h30, có thể là 5h30 hay 6h, tùy vào thời gian biểu cá nhân, Jocko chia sẻ.
Bên cạnh đó, thói quen dậy sớm giúp rèn luyện tính kỷ luật cho bản thân. Thoát khỏi chiếc chăn ấm khi buồn ngủ có thể xem như một phương pháp huấn luyện ý chí.
Các chuyên gia sức khỏe đều khuyến khích mọi người dậy sớm để tăng cường sức khỏe não bộ, giảm nguy cơ trầm cảm và làm việc hiệu quả hơn.
Cẩm Anh
Theo VNE
Ăn mặn có thể ngăn ung thư tiến triển trên chuột Muối làm thay đổi chức năng của một số tế bào, tăng khả năng chống viêm và giảm sự phát triển của các khối u trên chuột. Hàng loạt công trình khoa học đã chỉ ra ăn mặn gây hại sức khỏe, song nghiên cứu mới của các nhà khoa học Bỉ trên Frontiers in Immunology cho thấy chế độ dinh dưỡng nhiều...