Mẹo luộc dạ dày trắng giòn đơn giản, dễ làm
Dạ dày luộc là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên nếu không biết cách luộc dễ làm dạ dày dai cứng, không thơm và kém vị.
Cách chọn dạ dày lợn
Trước tiên, để mua được dạ dày lợn ngon, chị em nội trợ nên đi chợ sớm. Thông thường trọng lượng một chiếc dạ dày khoảng 600-800g, nên chọn dạ dày trông vừa phải mà nặng, sờ chắc tay, sẽ dày hơn so với chiếc to mà trọng lượng không lớn. Chọn dạ dày có màu trắng đồng đều, không có các vết thâm tím, không có ung nhọt, vết loét, không bị cǎng phồng, đầy hơi, tức khí.
Cách làm luộc dạ dày trắng giòn sần sật
Bước 1: Sơ chế dạ dày lợn
Chọn mua dạ dày tươi, có màu hồng, cắt bỏ hết phần mỡ, lột lộn ngược phần bên trong phần dạ dày ra ngoài, rửa với nước để loại bỏ phần chất bẩn bên trong dạ dày. Sau đó cho 2 thìa muối, nước dấm vào dạ dày rồi dùng tay bóp cho sạch. Để khử mùi hôi bạn đổ vào 1 chén con nước mắm vào dạ dày dùng tay bóp trong thời gian 5 phút rồi rửa lại với nước sạch lần nữa.
Bước 2: Trần dạ dày
Bắc nồi nước lên bếp, đợi nước sôi rồi bỏ dạ dày vào trần trong thời gian khoảng 1-2 phút sau đó vớt dạ dày ra, bạn sẽ thấy dạ dày rất trắng. Tiếp tục dùng dao cạo bỏ mỡ bám ở thành dạ dày, cạo sạch lại phía bên ngoài dạ dày và rửa lại bằng nước sạch.
Bước 3: Luộc dạ dày lợn
Bắc nồi nước lên bếp, đợi nước ấm thì vắt nước cốt chanh của trái chanh vào, bỏ sả, gừng (đã đậ.p giập) vào, thả dạ dày vào luộc. Trong 5 phút đầu thì mở nắp vung để mùi hôi của dạ dày bay bớt đi, sau đó đậy nắp vung lại đun thêm khoảng 15-20 phút. Trong thời gian chờ luộc dạ dày thì bạn chuẩn bị sẵn 1 chậu nước lọc sạch, thêm đá vào, vắt nước cốt của trái chanh còn lại vào chậu.
Khi thấy dạ dày chín vớt dạ dày ra và ngâm vào chậu nước lạnh vừa chuẩn bị. Ngâm khoảng 15 phút hoặc ngâm đến khi nào bạn ăn thì vớt ra.
Thành phẩm
Dạ dày sau khi đã luộc chín, thái ra thành miếng vừa ăn cho vào bát sứ dày, sâu lòng rồi đổ một ít nước nóng hoặc nước dùng. Sau đo đặt bát vào nồi hấp cách thủy hoặc hiện nay các hàng quán thường có bát nến hâm nóng thức ăn gốm sứ dày. Làm như vậy giúp dạ dày nở to ra gấp đôi đồng thời giòn lại mềm. Chú ý không cho muối vào khi luộc cũng như ngâm hấp, nếu không dạ dày sẽ co lại và dai không khác gì gân bò.
Món ngon với dạ dày
Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số món ăn với dạ dày dưới đây:
Video đang HOT
Với vị ngọt thanh nhẹ của nước dừa hòa quyện vào những miếng bao tử dai giòn đã tạo nên một món bao tử heo om nước dừa thơm ngon khó cưỡng. Bạn có thể tham khảo chế biến món ăn này để cho cả gia đình cùng thưởng thức.
Dạ dày chiên ngũ vị
Màu vàng giòn của miếng bao tử chiên và vị đậm đà của ngũ vị tạo nên một món bao tử heo ngũ vị vô cùng thơm ngon và hấp dẫn. Bạn hoàn toàn có thể chế biến món này để làm món nhậu hoặc đưa vào bữa ăn của gia đình cũng rất ngon.
Với món dạ dày trộn cay này, bạn sẽ dễ dàng chinh phục được khẩu vị của các “thực khách” quen thuộc. Vì thế, thỉnh thoảng chị em hãy thử đổi khẩu vị cho cả nhà bằng các món ăn chế biến từ dạ dày nhé.
Miếng bao tử chín mềm mà vẫn còn một chút dai giòn sần sật khi nhai, mùi thơm của nấm sẽ khiến cả gia đình bạn mê mẩn. Món súp hầm này là một gợi ý tuyệt vời để bạn đưa vào bữa ăn hàng ngày của gia đình mình.
Chân giò rút xương nhồi thịt và dạ dày lợn nhồi - 2 món ăn ngon này làm theo cách sau rất thơm ngon, dễ làm mà bày rất sang
Chân giò rút xương nhồi thịt và dạ dầy nhồi là hai món ăn thơm phức, thanh mát, chấm với sốt chấm chua cay mặn ngọt vô cùng ngon miệng và thú vị cho bữa cơm ngày hè.
1. Món ăn ngon: chân giò rút xương nhồi thịt
Các bạn có thể tham khảo cách làm chân giò rút xương nhồi thịt luộc của chị Thanh Huệ (TP HCM) dưới đây để vào ngày hè nóng bức, trên bữa cơm gia đình luôn cần có những món ăn thanh mát, hấp dẫn nhé, đảm bảo món ăn ngon này sẽ khiến cả nhà thích thú.
Chị Thanh Huệ
Nguyên liệu:
- Thịt chân giò: 1 cái.
- Mộc nhĩ khô 30 gr (nấm mèo).
- Nấm hương khô 20 gr.
- Hành tím 2 củ.
- Gia vị: hạt nêm, tiêu xay, rượu trắng.
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế và ướp chân giò
- Chân giò sau khi mua về bạn dùng hỗn hợp rượu và nước chà xát sơ qua toàn bộ phần chân giò để khử mùi hôi. Sau đó, ngâm khoảng 5 phút rồi vớt ra để ráo.
- Tiếp đến, dùng dao tách riêng phần da và phần thịt rồi đem phần thịt cắt nhỏ. Phần da ngâm tiếp vào nước muối loãng trong 10 phút. Sau đó, vớt ra rửa thật sạch và để ráo nước.
- Ướp chân giò với 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê tiêu xay, dùng tay xoa đều và để khoảng 10 phút cho chân giò thấm gia vị.
- Mộc nhĩ, nấm hương khô mua về đem ngâm trong nước lạnh khoảng 30 phút, sau đó rửa lại nước, để ráo và đem thái mộc nhĩ thành từng sợi nhỏ vừa ăn. Với nấm hương thì bạn cắt đôi hoặc cắt làm ba.
- Hành tím lột bỏ vỏ, băm nhỏ. Sau đó trộn đều vào nguyên liệu thịt chân giò.
Bước 2: Nhồi chân giò
- Sau khi phần nhân đã ướp xong, cho tất cả vào trong chân giò rồi dùng dây lạt khâu kín lại toàn bộ phần miệng.
Bước 3: Luộc chân giò
Dùng nồi chiên hơi nước để hấp chân giò thay vì mình luộc. Khi hấp chân giò sẽ ngọt giữ được nhiều chất dinh dưỡng. Nếu không có nồi chiên hơi nước, bạn sử dụng nồi hấp bình thường.
- Sau khi chân giò chín, bạn đợi chân giò nguội hoàn toàn thì vớt ra, đem bỏ vào ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 6 - 8 giờ.
Thành phẩm
- Món chân giò rút xương nhồi thịt sau khi hoàn thành có màu sắc vô cùng bắt mắt. Khi thưởng thức, thái chân giò nhồi thịt ra thành các miếng vừa ăn rồi chấm với muối tiêu vắt chanh, ớt.
Bạn sẽ cảm nhận được độ dai dai giòn giòn của phần da bì chân giò và độ mềm của thịt hoà quyện lại với nhau tạo nên hương vị cực đậm đà và chuẩn vị.
Chúc các bạn thành công!
2. Món ăn ngon: dạ dày lợn nhồi lá mắc mật hấp
Nguyên liệu:
- 1 cái dạ dày lợn, lá mắc mật.
- Gia vị: Bột canh, nước mắm, hạt tiêu, ớt.
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế
Chọn một cái dạ dày tươi, dày, không chọn cái mỏng. Đem lộn trái rửa qua cho đỡ bọt nhớt.
Đun một nồi nước sôi, cho dạ dày vào chần khoảng 40 giây tính từ lúc thả dạ dày vào và nước sôi trở lại.
Vớt ra tuốt bỏ phần màng trắng ở ống dẫn và các phần vàng vàng xung quanh. Khi chần rồi các chất nhầy còn lại cũng bị loại bỏ rất dễ dàng.
Xát sạch dạ dày bằng muối hạt khoảng 1 phút. Lưu ý, đừng xát lâu sẽ làm dạ dày ngấm mặn và dễ bị dai. Các bạn có thể tẩy sạch mùi của dạ dày bằng chanh, dấm hoặc mẻ.
Bước 2: Ướp
Sau khi làm sạch dạ dày xong, đem ướp. Gia vị ướp dạ dày gồm bột canh, nước mắm, hạt tiêu, lá lắc mật thái nhỏ, mỗi thứ vừa đủ, cùng 1 quả ớt.
Lưu ý nên ướp nhạt vì dạ dày dễ ngấm mặn. Hơn nữa dạ dày nhạt một chút để lát sau còn chấm sẽ ngon hơn. Ngoài ra, để lại vài lá nguyên trang trí cho đẹp.
Lộn trái và lộn phải dạ dày để trộn gia vị cho thấm, nhét thêm ít lá vào trong dạ dày.
Cho dạ dày vào trong một bát, thêm 1/3 bát ăn cơm nước thôi vì khi đun dạ dày sẽ tiết ra nước. Cho bát vào nồi hấp, đun sôi rồi hạ lửa nhỏ liu riu chừng 30 phút hoặc đến khi thấy xiên đũa qua được là chín.
Đem dạ dày ra thái miếng vừa ăn.
Khi ăn chấm với nước mắm pha hạt tiêu, ớt cực ngon.
Dạ dày hấp giòn giòn, tươi ngon, thanh mát, thoang thoảng mùi má mắc mật thơm nức mũi chắc chắn ai thấy cũng phải thèm chảy nước miếng.
Chúc các bạn thành công!
Cách làm đậu phụ xốt cà chua ngon, đơn giản tại nhà Đậu phụ xốt cà chua là món ăn dân dã, phổ biến trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt. VietNamNet giới thiệu cách làm đậu phụ xốt cà chua ngon, đơn giản tại nhà. 1. Nguyên liệu làm đậu phụ xốt cà chua Đậu phụ (đậu hũ): 4 bìa Cà chua: 2 quả Hành lá: 2 nhánh Hành khô: 2 củ Gia...