Mẹo khắc phục tóc bết trong mùa đông
Vào mùa đông, chúng ta thường gặp tình trạng tóc bết nhưng lại khô. Đây là do tác động của thời tiết lạnh, hanh khô nên tóc bị thiếu độ ẩm nhưng lại thừa dầu.
Vậy có biện pháp nào để khắc phục tình trạng này?
Vì sao tóc bết vào mùa đông?
Khi thời tiết lạnh, độ ẩm trong không khí thấp sẽ khiến cho mái tóc khô. Khi tóc khô, da đầu sẽ tăng tiết dầu để cân bằng độ ẩm cho tóc.
Quá trình này khiến tóc vẫn bị khô mà da đầu lại thừa dầu, do đó tóc bết nhiều hơn.
Khi tắm gội, chúng ta thường có nhu cầu sử dụng nước nóng vào mùa đông, nhưng dùng nước nóng để gội đầu sẽ khiến da và tóc khô, làm kích thích da đầu tiết nhiều dầu hơn. Hơn nữa, do cảm thấy mái tóc khô xơ, nên đa số chị em lạm dụng dầu xả, với mong muốn giúp mái tóc mềm mượt. Những việc làm này đều mang lại hiệu quả ngược, khiến mái tóc nhanh bết dầu hơn.
Vào mùa đông tóc thường bị bết và nhiều gàu hơn.
Thói quen xõa tóc vào mùa đông và không đội mũ, nón bảo vệ tóc sẽ khiến tóc tiếp xúc nhiều hơn với môi trường khói bụi. Khi lượng dầu tiết da nhiều, tóc lại khô… sẽ khiến tóc dễ bị bám bụi bẩn, khiến mái tóc càng nhanh bị bết, ngứa ngáy, khó chịu.
Cách khắc phục tóc bết
- Bổ sung nước: Mặc dù mùa đông cơ thể không tiết ra mồ hôi như lúc trời nóng, nhưng do không khí hanh khô, nên cơ thể vẫn bị mất nước qua da. Do đó nhu cầu về nước của cơ thể trong mùa đông cũng không kém vào mùa hè. Trên thực tế, khi thời tiết lạnh chúng ta thường hay bị quên bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể, do không cảm thấy khát hoặc do ngại uống nước, nên cơ thể dễ bị thiếu nước dẫn đến da và tóc khô xơ.
Để tránh tóc khô, cần bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Để không bị quên uống nước, luôn để sẵn chai nước ngay trên bàn làm việc, tạo thói quen uống 1 ly nước ấm ngay sau khi thức dậy vào mỗi buổi sáng.
- Chế độ ăn: Chế độ ăn cũng góp phần không nhỏ trong việc nuôi dưỡng mái tóc. Ngoài các thực phẩm giàu protein như thịt bò, gà, lợn, cá… cần tăng cường các loại rau, củ, quả để bổ sung vitamin và khoáng chất.
Đừng vì thời tiết lạnh mà bỏ qua việc ăn trái cây cũng như các loại rau, đặc biệt là rau có màu xanh đậm như bông cải xanh, rau bina… là những loại rau phổ biến trong mùa đông rất có lợi cho sức khỏe.
- Chỉ gội đầu với nước ấm: Không gội đầu với nước nóng vì như trên đã phân tích, cũng không gội đầu với nước lạnh, vì nguy cơ bị cảm lạnh, chỉ nên gội đầu với nước ấm, nhiệt độ nước vừa phải là cao hơn cơ thể 2-3 độ C; không nên gội đầu quá nhiều lần, số lần gội đầu phù hợp nên là 2-3 lần/tuần; không nên lạm dụng, sử dụng quá nhiều dầu xả và để dầu xả tiếp xúc trực tiếp với da đầu sẽ khiến tóc nhanh bết hơn.
- Sử dụng dầu gội phù hợp: Dầu gội là một sản phẩm mà chúng ta sử dụng nhiều nhất trên da đầu. Dầu gội đầu tác động không nhỏ tới sức khỏe cũng như vẻ đẹp của mái tóc, do đó cần lựa chọn loại dầu gội thích hợp với da đầu, tình trạng tóc, kiểu tóc…
Ví dụ, với type da khô vào mùa đông da đầu sẽ khô hơn, không nên sử dụng dầu gội đầu có chứa silicone hoặc sunfate, sẽ khiến da đầu khô hơn, tóc dễ bị gàu bết hơn. Đối với mái tóc có tạo kiểu, cần chọn loại dầu dành cho tóc có sử dụng hóa chất, phục hồi tổn thương tóc.
Video đang HOT
- Không chải tóc quá nhiều: Dù tóc dễ bị khô, cảm giác bị rối, nhưng cũng không nên chải tóc quá nhiều. Mỗi lần chải tóc sẽ kích thích da dầu tiết nhiều dầu hơn. Mỗi ngày chỉ nên chải tóc 2 lần bằng lược thưa. Không chải đầu khi tóc ướt để tránh gây tổn thương tóc. Luôn vệ sinh lược để loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa của tóc bám trên lược.
Hạn chế dùng tay để vuốt tóc
- Không vuốt tóc quá nhiều: Ngoài việc hạn chế chải đầu, bạn cũng nên từ bỏ thói quen đưa tay lên vuốt tóc. Bàn tay là nơi dễ bị bẩn nhất, không phải lúc nào cũng tiện để rửa sạch. Do đó khi thường xuyên đưa tay lên vuốt tóc, vô tình khiến cho tóc cũng nhiễm bẩn, dễ bị bết hơn.
- Tránh sử dụng nhiệt độ cao lên tóc: Sau khi gội đầu xong, nên dùng khăn bông sạch, mềm để thấm, lau tóc cho khô bớt, sau đó mới dùng máy sấy có nhiệt độ ấm, tốc độ gió vừa phải để sấy tóc; nên sấy tóc khô khoảng 70% để tránh tóc bị khô, kích thích da tiết nhiều dầu hơn.
Đa số chị em cũng sẽ thường xuyên đi làm tóc vào mùa đông. Trong quá trình làm tóc cũng thường xuyên phải sử dụng nhiệt cao để tạo nếp cho tóc như uốn xoăn, duỗi thẳng, dập phồng… Cùng với hóa chất cho tóc và nhiệt độ cao sẽ càng gây hại khiến tóc khô xơ, da đầu nhiều gàu và tiết nhiều dầu hơn. Do đó để tránh tình trạng này, cần hạn chế sử dụng nhiệt độ cao lên mái tóc.
Mẹo trị gàu vào mùa đông
Thời tiết chuyển lạnh, hanh khô sẽ khiến mái tóc xuất hiện gàu, khô nhưng lại bết. Vậy có cách nào để trị gàu?
1. Vì sao tóc hay có gàu vào mùa đông
Thời tiết hanh khô, lượng nước không được cung cấp đủ cho tóc khiến cho quá trình tuần hoàn máu lên tóc chậm hơn. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nang tóc, chân tóc và da đầu... mà da khô, tế bào da chết bong tróc nhiều hơn, khiến trên mái tóc xuất hiện vảy gàu trắng. Không những thế, do quá trình tiết bã nhờn sẽ khiến dưới chân tóc xuất hiện khá nhiều một số mảng gàu bết.
Mùa đông cũng khiến chúng ta lười gội đầu, do vậy gàu tích tụ không chỉ khiến mái tóc lấm tấm trắng mà gàu còn rơi rụng lên vai áo rất mất thẩm mỹ.
Gàu trên tóc gây ngứa và mất thẩm mỹ...
2. Cách để trị gàu trên tóc hiệu quả
Xử trí gàu bằng vỏ quả lựu:Chứa nhiều chất chống oxy hóa và kháng viêm, nên vỏ quả lựu có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm. Đối với mái tóc, vỏ quả lựu hỗ trợ trị một số bệnh nấm tóc, nấm da đầu, vẩy nến da đầu, nên sử dụng vỏ quả lựu làm nguyên liệu trị gàu sẽ rất hiệu quả.
- Cách làm:
Lấy 10 vỏ quả lựu, rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô giòn, tán vỏ lựu đã phơi khô nhuyễn thành bột.
Dùng dầu dừa nguyên chất và bột vỏ lựu theo tỉ lệ 1:1 trộn đều.
Thoa đều hỗn hợp lên da đầu, nhẹ nhàng massage 3-5 phút, sau đó bọc kín tóc và ủ trong 30 phút.
Gội đầu sạch lại với dầu gội có chiết xuất tự nhiên.
Mỗi tuần thực hiện 2-3 lần, sau vài tuần áp dụng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Xử trí gàu bằng húng quế:Húng quế là một loại rau thơm, thường được sử dụng như một loại gia vị ăn kèm với rất nhiều món ăn. Lá húng quế có các thành phần kháng khuẩn, trị nấm rất hiệu quả và còn giúp cải thiện tình trạng rụng tóc, trị gàu mang đến một mái tóc bóng khỏe tự nhiên.
- Cách làm 1:
Dùng 50g lá húng quế đã phơi khô giã nhỏ.
Bỏ vụn húng quế vào túi lọc rồi đun với 1 lít nước sạch khoảng 10 phút, để nguội.
Dùng nước húng quế đã đun làm ướt tóc, nhẹ nhàng massage da đầu 10 phút, ủ tóc kín khoảng 30 phút rồi gội sạch lại.
- Cách làm 2:
1 nắm cây húng quế rửa sạch, giã nhỏ; cho húng quế vào túi lọc rồi nấu sôi với 2 lít nước trong 10 phút, tắt bếp và để nguội.
Dùng nước húng quế gội đầu, massage trong 10 phút, rồi ủ kín tóc khoảng 20 phút, gội lại cho sạch bằng dầu gội.
Mỗi tuần gội đầu 3 lần, chỉ sau 2 tuần sẽ thấy tình trạng gàu giảm hẳn. Dùng húng quế làm nước gội đầu, ủ tóc vừa tiêu diệt gàu, vừa giúp sát khuẩn nhẹ, ngăn ngừa viêm nang lông dẫn tới rụng tóc.
Vỏ quả lựu có tác dụng trị gàu rất hiệu quả.
Dùng trà xanh trị gàu: Trà xanh chứa các chất chống oxy hóa và chất chống vi khuẩn, giúp làm giảm viêm nhiễm và gàu. Trà xanh còn có khả năng kiểm soát được sự gia tăng bã nhờn trên da đầu, vì vậy có thể làm giảm được lượng gàu có trên da.
- Cách làm:
Dùng nắm lá trà xanh, đun sôi cùng 2 lít nước, để nguội.
Dùng nước lá trà xanh làm nước gội đầu, nhẹ nhàng massage 5-7 phút, ủ kín tóc khoảng 30 phút rồi xả sạch lại tóc.
Mỗi tuần thực hiện 3 lần, sau khoảng 2-3 tuần thì tình trạng gàu sẽ được cải thiện.
Điều trị gàu bằng tinh dầu xạ hương:Tinh dầu xạ hương có khả năng sát trùng, ức chế nấm da đầu, do đó cải thiện tình trạng gàu trên đầu.
- Cách làm:
Lấy 1 lọ tinh dầu xạ hương 1 viên nang vitamin E.
Cắt viên vitamin E trộn đều với 10 giọt tinh dầu xạ hương, thoa đều hỗn hợp này lên da đầu và massage trong 5 phút, ủ kín tóc 30 phút rồi gội đầu lại với dầu gội phù hợp.
Thực hiện mỗi tuần 3 lần; có thể xen kẽ sử dụng các nguyên liệu trong mỗi lần ủ tóc trị gàu.
Nước cốt chanh làm sạch gàu, mượt tóc: Chanh cung cấp vitamin C, flavonoid, acid citric, sắt, vitamin B... có nhiều lợi ích đối với da đầu và tóc như:
Cân bằng độ pH của da đầu để ngăn ngừa gàu
Tăng cường nuôi dưỡng nang tóc
Loại bỏ dầu thừa trên da đầu
Ngăn chặn phản ứng bất lợi và viêm trên da
Các hoạt chất chống oxy hóa trong quả chanh giúp nang tóc chắc khỏe, thúc đẩy quá trình sản xuất collagen, giúp phục hồi các tế bào da bị tổn thương. Vitamin B có thể giúp cải thiện tình trạng da đầu.
- Cách làm:
Vắt nước cốt chanh, thoa trực tiếp lên đầu rồi massage 5 phút.
Để nguyên khoảng 10-15 phút sau đó gội đầu bằng nước ấm và dầu gội dịu nhẹ.
Xử trí gàu bằng cách này mỗi tuần 3 lần sẽ thấy giảm gàu hiệu quả.
Cách trị gàu bằng bia hiệu quả Tuy nghe hơi lạ nhưng cách trị gàu bằng bia thực sự là một phương pháp khá hiệu quả và an toàn. Gàu là triệu chứng của bệnh trên da đầu. Tình trạng này xuất hiện khi da đầu sản xuất và rụng các tế bào da với tốc độ nhanh bất thường. Việc này dẫn đến da đầu bị khô, bong tróc...