Mẹo hay học Sử
Để học tốt được môn Lịch Sử không có niềm yêu thích, mà bạn phải có kĩ năng và phương pháp học đúng đắn. Ngoài ra cũng cần có tư duy và những bí quyết riêng…
Áp dụng bốn kĩ năng cơ bản của môn Tiếng Anh
Nghe
Chăm chú nghe thầy cô giáo giảng bài trên lớp. Vừa nghe giảng và kết hợp với sách giáo khoa, tô đậm các ý chính và phân tích.
Chịu khó tự tìm hiểu, theo dõi các chương trình về lịch sử trên truyền hình: các bộ phim lịch sử, chương trình giải trí…
Ghi âm những bài khó học, những mốc sự kiện đáng lưu ý vào máy điện thoại bằng chính giọng của mình. Có thể mở ra nghe bất cứ lúc nào, tiết kiệm được thời gian lại vừa như một hình thức giải trí. Sẽ giúp bạn tạo vết trong bộ não, sự kiện đó được ghi nhớ lâu hơn.
Nói
Nói những kiến thức mình học được, tìm hiểu được.
Cố gắng phát biểu ý kiến trên lớp, phân tích vấn đề. Trao đổi kiến thức đã học với bạn bè, thầy cô.
Tập thuyết trình các bài Lịch sử trên lớp cũng như ở nhà, coi mình như một người dạy Sử để có thể hiểu bài theo cách tư duy, chứ không chỉ là học vẹt.
Đọc
Cần đọc lại bài cũ sau khi đã học một cách khá thường xuyên và liên tục. Không học theo kiểu 1 lần rồi để đấy, vì như vậy sẽ rất nhanh quên do không kiến thức không được lặp lại. Khi đọc lại bài nên chia nhỏ từng phần, không đọc cùng một lúc nhiều kiến thức của nhiều bài sẽ làm cho bạn thấy rối và mệt khi học.
Video đang HOT
Đọc bài mới khoảng 2 – 3 lần trước khi đến lớp. Không chỉ đọc mà còn phải tìm cách tự phân tích, thấy được mối liên hệ giữa các sự kiện với nhau.
Tập trung cao khi đọc bài, cố gắng nhớ những nội dung cốt lõi nhất.
Viết
Thường thì các bạn rất ngại viết Sử, sau mỗi bài học chỉ đơn giản là đọc thuộc. Nhưng nếu làm như vậy chắc chắn ngay hôm sau bạn sẽ bị rơi vãi kiến thức rất nhiều và dẫn đến quên rất nhanh, chẳng khác nào chưa từng học.
Viết giúp bạn nhận ra được những lỗi sai trong quá trình học, các sự kiện sẽ hằn sâu hơn.
Có lẽ bạn không thể học tốt được môn học này, cũng như không thể lắm chắc được kiến thức nếu tự ý bỏ đi một trong bốn kĩ năng trên!
Mẹo nhỏ để ghi nhớ các sự kiện dễ dàng hơn
Viết những kiến thức mà bạn thấy quan trọng ra một quyển sổ nhớ, bằng các câu ngắn gọn hoặc theo dạng sơ đồ.
Không nhất thiết phải giữ vở sạch chữ đẹp. Hãy ghi ngay trên sách thời gian của các sự kiện nào mình gặp phải. Bài này xuất hiện mốc sự kiện đó, bài khác chắc chắn sẽ có sự lặp lại. Dần dần bạn sẽ nhớ rất sâu khó có thể quên được.
Ngoài ra hãy gắn các thời gian xảy ra sự kiện đó với những ngày tháng mà bản thân đã nhớ. Ví như: ngày sinh của bạn bè, bố mẹ, thầy cô, các ngày lễ lớn, con số bạn cho là may mắn với mình, ngày nhập học đầu tiên của bạn… Nếu là diễn biến lịch sử có chia giai đoạn thì hãy cố gắng tìm quy luật, giai đoạn sau cách giai đoạn trước khoảng thời gian là bao lâu… Ngoài ra hãy liệt kê các sự kiện xảy ra cùng ngày tháng, để dễ nhớ và không bị rối.
Đó là bí quyết nhỏ giúp bạn thấy nhẹ nhàng và đơn giản hơn khi học môn Sử. Bởi thực chất học Sử không quá khó như chúng ta vẫn nghĩ, không chỉ đơn giản là học thuộc mà cũng cần phải tư duy như các môn học khác. Đừng bao giờ tạo áp lực cho chính mình, thì học Sử sẽ có được kết quả cao hơn.
Mỗi người sẽ có những cách học riêng phù hợp với chính mình, khi thực sự yêu thích môn này.
Còn bạn thì sao? Nếu bạn vẫn đang rất hoang mang và thấy rối khi học môn Sử thì có thể áp dụng thử phương pháp trên. Biết đâu sẽ mang lại kết quả tốt cho bạn hoặc có thể giúp bạn tìm ra phương pháp học cho riêng mình.
Theo Ngô Thị Thắm
Mực Tím
Giáo sư gốc Việt đánh thức lịch sử bằng... truyền miệng
Một giáo sư người Mỹ gốc Việt vừa tạo ra dự án sử truyền miệng, nhằm giúp những sinh viên người Việt tại Mỹ tìm hiểu cuộc sống ở Việt Nam, trước khi di cư và thích nghi với cuộc sống bên Mỹ.
Giáo sư Mỹ gốc Việt Thuy Vo Dang, người sáng tạo ra dự án sử truyền miệng.
Ở Việt Nam, truyền thống được kế thừa từ thế hệ này đến thế hệ khác qua những những câu dân ca, điệu múa truyền thống. Nhưng, đối với người Việt tại Mỹ, truyền thống được tiếp nối qua những chuyện kể.
Dự án sử truyền miệng có tên "Trải nghiệm của người Mỹ gốc Việt" lần đầu tiên được tổ chức ở trường Đại học California, do Giáo sư Thuy Vo Dang đứng đầu. Đây là dự án kể chuyện về cuộc sống những người Việt di cư, rất nhiều người trong số đó tới Mỹ từ sau chiến tranh Việt Nam, để nhớ về cội nguồn quê hương.
Giáo sư Thuy Vo Dang giảng bài trong căn phòng ấm cúng đến nỗi sinh viên chỉ... gà gật ngủ, không mấy quan tâm đến bài giảng. Số khác, thậm chí, không làm bài tập về nhà.
Giáo sư Thuy Vo Dang cùng các sinh viên.
Bà Dang thảo luận về câu chuyện ngắn đã giao cho các sinh viên về người tị nạn trẻ Việt Nam ở Mỹ và những nỗ lực để thích nghi với cuộc sống mới. Dang đưa ra những câu hỏi nhưng sinh viên chỉ im lặng. Có lẽ, câu chuyện này xa lạ với họ, bởi tất cả các em đều sinh ở Mỹ.
Bà Dang nghĩ ra cách để đánh thức lớp học của mình. Bà bảo với sinh viên, trong đó có rất nhiều em gốc Việt, về nhà hỏi người thân những câu chuyện của họ.
Vince Vu, sinh viên năm hai, sinh ra ở Mỹ (bố mẹ cậu đến đây năm 1975). Vu cho biết, luôn muốn hỏi chuyện bố và lớp học này là động lực giúp cậu thực hiện điều đó.
"Ban đầu có vẻ dễ, vì bố mẹ già rồi và em nghĩ họ cũng muốn kể những câu chuyện của mình. Khó khăn nhất là khi bảo họ cố gắng nhớ những chi tiết cụ thể", Vu nói.
Vu cố gắng hết sức để hỏi cha mình từng chi tiết, nhưng cậu không phải người duy nhất muốn thế hệ đi trước mở lòng, ngay cả khi họ sống ở Mỹ vài thập niên.
Ngay giáo sư Dang cũng nhận thấy, rất khó để bảo cha cô trò chuyện thẳng thắn về cuộc đời ông, đặc biệt là thời chiến tranh Việt Nam.
"Khi đi vào đời tư và không gian gia đình, cái chúng ta thấy là sự im lặng và nỗi ám ảnh về cuộc chiến tranh Việt Nam", bà Dang nói.
Những câu chuyện
Bà Dang nói, thế hệ những người Mỹ gốc Việt trẻ tuổi muốn nghe và khi những mặc cảm được dần gỡ bỏ, những người Việt thế hệ cũ lại mong muốn được chia sẻ với con mình.
Đầu năm, chàng sinh viên Andrew Lam trò chuyện với ông Christopher Phan, 40 tuổi, một ủy viên hội đồng thành phố địa phương và là cựu sĩ quan Hải quân. Ông Phan kể, đến Mỹ khi chỉ "mới 9 hay 10 tuổi".
Ông nhớ như in những khoảnh khắc đầu tiên trên đất Mỹ. Ký ức về một mùa đông băng giá. "Chúng tôi đón trận bão tuyết đầu tiên trong đời. Chú chưa bao giờ nhìn thấy tuyết trước đó. Quả thực tuyệt vời", ông nói.
Vừa nghe kể chuyện, Lam vừa ghi chép lại. "Ông ấy cười trong suốt cuộc trò chuyện. Và, hơn cả cuộc phỏng vấn, đó dường như là buổi trò chuyện giữa những người bạn", Lam viết.
Khi Lam hỏi Phan ông nhớ điều gì ở Việt Nam, ông nói đó là trái sầu riêng.
"Chú không biết cháu có biết trái này không, Andrew, nhưng có người thấy nó rất thơm, có người lại ghét. Chú lại rất mê sầu riêng và nếu được thì có thể ăn tới 5, 6 trái".
Trong câu chuyện "lịch sử truyền miệng" của mình, ông Phan cũng nhớ lại những ngày đi bắt dế khi còn bé ở quê nhà và thời gian ông làm luật sư hải quân ở Fallujah, Iraq. Ông cũng kể về chiến tranh Việt Nam và quá trình ông sang Mỹ.
Kho chuyện đang lớn dần lên. Trong đó có câu chuyện của cụ bà 90 tuổi Nguyen Thi Hanh Nhon; bà Ha Bich Van, đầu bếp nổi tiếng của nhà hàng Pháp- Việt ở California; bà Thanh Ngoc Nguyen, người rời Việt Nam từ năm 1982, qua các trại tị nạn ở Malaysia và Phillippines trước khi sang Mỹ.
Theo Tiền Phong
Cô giáo 82 tuổi: 'Không cần giấu nước mắt khi nghe giảng' Theo cô Đàm Lê Đức, những giọt nước mắt rơi khi nghe cô giảng bài là những giọt nước mắt nhận thức và thấu hiểu nên nó vô cùng quý giá. Dù đã 82 tuổi, cô Đàm Lê Đức vẫn bận rộn với công tác giảng dạy của mình. Đặc biệt hơn hết, đó là những bài học về đạo đức khiến nhiều...