Mẹo hay giúp bạn xử lý “sự cố” khi nấu ăn (P.2)
Cùng tiếp tục với các mẹo xử lý cho rau quá nhừ, thịt trong sống ngoài chín, nước sốt vón cục, mỳ nui bị dính và bột tẩm ướp không bám dính vào thịt bạn nhé!
6. Nước sốt vón cục
Nguyên nhân: Khi nấu, bạn cho các nguyên liệu vào quá nhanh hoặc không chọn đúng nhiệt độ.
Cách khắc phục: Bạn cần đến chiếc rây để lược phần nước súp bị vón cục. Để nước súp không bị vón cục trong khi nấu, nên cho các thành phần của món ăn vào từ từ rồi dùng muỗng khuấy thật đều. Ngoài ra, khi cho bất kỳ thành phần lỏng nào vào món ăn đang nấu, bạn phải đợi cho đến khi món ăn đã được đun nóng hoàn toàn.
7. Mì, nui bị dính
Nguyên nhân: Bạn cho quá ít nước hoặc không đun nước đủ độ nóng cần thiết để mì, nui chín hoàn toàn.
Cách khắc phục: Cho một ít dầu ăn vào mì hoặc nui và ăn kèm với loại nước sốt đặc để tách rời mì, nui ra. Nếu muốn mì, nui không bị dính, phải chú ý đun nước luộc mì, nui cho thật sôi rồi mới cho chúng vào. Ngoài ra, lượng nước để đun cũng đảm bảo đúng theo hướng dẫn trên bao bì của sản phẩm. Khi đun, nên chọn chiếc nồi đủ to vì mì, nui sẽ nở khi được đun chín. Chỉ đun cho đến khi mì, nui vừa chín tới. Sau khi nấu cùng với nước sốt, chúng sẽ tiếp tục chín vừa và không bị nhão.
Video đang HOT
8. Món thịt “ngoài chín trong sống”
Nguyên nhân: Bạn chiên thịt quá nhanh hoặc ở nhiệt độ quá cao
Cách khắc phục: Cách duy nhất để giải quyết tình trạng này là đặt chúng trở lại chảo và nấu thêm cho đến khi thịt chín hoàn toàn. Để tránh gặp lại rắc rối này, bạn nên nấu thịt thật kỹ với nhiệt độ phù hợp để thịt chín từ trong ra ngoài. Đối với những miếng thịt được cắt lát dày, nên lật trở thường xuyên trong khi nấu, thịt sẽ chín đều cả hai mặt.
9. Rau quá nhừ
Nguyên nhân: Bạn đã nấu quá chín
Cách khắc phục: Nếu lỡ nấu rau quá nhừ, bạn không còn cách nào khác là xay nhuyễn chúng và để dành cho món súp rau. Ngoài ra, cũng có thể cho rau nhừ vào tủ lạnh, để qua đêm và sau đó làm những món rau trộn đơn giản.
Nếu muốn rau không bị chín quá mức, bạn phải phân loại rau trước khi nấu vì mỗi loại rau có thời gian chín khác nhau. Những loại rau củ tương đối cứng sẽ cần thời gian nấu lâu hơn. Ngược lại, đa số các loại rau xanh sẽ chín rất nhanh. Do đó, nếu cho tất cả các loại rau vào nồi cùng lúc, chúng sẽ chín không đều. Đối với một số loại rau (như đậu Hà Lan), bạn nên chần sơ qua nước sôi rồi cho ngay vào tô nước đá lạnh, đợi đến khi nguội thì vớt ra để ráo nước. Đây là bí quyết giúp bạn giữ được màu sắc và hương vị của rau, đậu.
10. Bột tẩm ướp không bám vào thịt
Nguyên nhân: Thành phần của bột tẩm ướp thiếu bột mì
Cách khắc phục: Để bột tẩm ướp bám dính vào thịt, chúng phải có đầy đủ 3 thành phần : bột mì, trứng và vụn bánh mì. Quy trình tẩm bột như sau: bạn lăn đều miếng thịt vào tô bột mì rồi nhúng chúng vào trứng, sau đó tiếp tục lăn qua lớp vụn bánh mì. Nếu làm món thịt tẩm bột với số lượng lớn, bạn có thể cho tất cả thịt và các thành phần của bột tẩm vào một chiếc thố to rồi trộn đều. Sau đó, cho hỗn hợp này vào tủ lạnh khoảng 30 phút trước khi nấu. Hơi lạnh sẽ giúp bột tẩm se lại và bám dính vào thịt hơn. Cuối cùng, chú ý đừng để chảo quá nóng khi bắt đầu chiên thịt vì điều này sẽ làm cho lớp bột tẩm bên ngoài miếng thịt bị dính vào chảo.
Theo VNE
Thực phẩm đông lạnh - mua sao cho chuẩn?
Thực phẩm đông lạnh đều có thời hạn bảo quản, nhưng trong thời gian bảo quản thực phẩm vẫn có khả năng biến chất. Vậy bạn phải làm sao để chọn được đồ ngon cho gia đình mình?
1. Hiểu rõ thời hạn bảo quản và nhiệt độ bảo quản
Đồ đông lạnh có thể bảo quản được bao lâu? Dựa theo hạn sử dụng được in trên bao bì sản phẩm, thông thường thịt đông lạnh có thể bảo quản 3 tháng ở nhiệt độ -18C. Điều này có nghĩa: chỉ cần sau khi xuất xưởng, thực phẩm liên tục được bảo quản ở nhiệt độ -18C thì trong vòng 3 tháng khó có thể phát sinh vấn đề về chất lượng.
Tuy nhiên nếu sau khi xuất xưởng không bảo đảm được nhiệt độ bảo quản luôn duy trì ở nhiệt độ -18C trở xuống thì trong vòng 3 tháng thực phẩm vẫn có thể có khả năng biến chất gây giảm sút về chất lượng. Đó là do dưới nhiệt độ thấp, vi sinh vật không có điều kiện sinh sôi nảy nở, nhưng mùi vị và hương vị vẫn từ từ biến chất, các chất béo cũng bị ôxy hoá dần dần, các vitamin cũng bị phân giải. Do đó, hạn sử dụng trên bao bì 3 tháng không có nghĩa là thực phẩm chắc chắn được đảm bảo chất lượng trong vòng 3 tháng.
Thêm vào đó, trên thực tế, khi khách hàng mua thực phẩm, trên đường về nhà, nhiệt độ môi trường cao, các sản phẩm tuy không bị rã đông hoàn toàn nhưng vẫn bị ảnh hưởng phần nào.
Ngoài ra, các ngăn làm đá của tủ lạnh thông thường trong các gia đình hiện nay cũng chỉ đạt được độ làm lạnh vào khoảng -8C. Các nghiên cứu cho thấy rằng, thực phẩm khi bảo quản ở nhiệt độ từ -1C đến -8C thì nhiều vitamin có tốc độ phân giải còn nhanh hơn khi ở nhiệt độ từ 0C đến 4C. Vì vậy khi chọn mua thực phẩm đông lạnh cần xem rõ ngày sản xuất và thời gian bảo quản, nên chọn sản phẩm có ngày sản xuất gần nhất, tốt nhất là trong vòng 1 tháng trở lại.
2. Cẩn thận quan sát trạng thái của sản phẩm
Thịt, cá, tôm và các loại thực phẩm đông lạnh khác khi xuất xưởng đều có chất lượng gần như đồng đều, các thớ thịt hoặc các miếng tách rời nhau. Khi đóng gói sẽ không có nước và hiện tượng đóng đá hoặc kết băng. Nếu sản phẩm được bảo quản dưới nhiệt độ không ổn định, khi cao khi thấp trong một khoảng thời gian, các phân tử nước có thể liên kết với nhau tạo thành đá và các tinh thể băng khiến thực phẩm bên trong bị kết dính lại với nhau. Đó là lúc sản phẩm đã bắt đầu biến chất, nếu tiếp tục duy trì bảo quản, một số thực phẩm có thể xuất hiện các vết nứt, các thực phẩm có thành phần axit béo sẽ lên men làm xuất hiện mùi chua.
Do đó, khi chọn mua các sản phẩm đông lạnh cần chú ý quan sát cẩn thận trạng thái của sản phẩm. Các sản phẩm đông lạnh đã có xuất hiện đá cục hoặc lẫn các tinh thể băng thì không nên chọn mua. Khi mua bạn nên chọn những sản phẩm được xếp ở phía dưới là nơi có nhiệt độ ổn định hơn.
Theo Tapchiamthuc
Nấu cơm như thế nào là chuẩn và ngon nhất? Dùng nước sôi nấu thay cho nước lạnh sẽ giúp hạt cơm dẻo, các chất dinh dưỡng ít bị mất hơn vì lớp ngoài của hạt gạo co lại, tạo lớp màng bảo vệ hạt gạo không bị nứt, vỡ. Cách vo gạo chà xát, gạn bỏ nước nấu thứ nhất của nhiều người vô tình đã làm mất đi rất nhiều chất...