Mẹo hay giúp bạn tăng cường trí nhớ học tập
Tất cả mọi thứ từ đồ ăn vặt đến các câu trả lời sai đều có thể giúp bạn có trí nhớ tốt hơn.
1. Nhấm nháp sô cô la
Ăn sô cô la có thể làm giảm mất trí nhớ liên quan đến tuổi. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Columbia đã nghiên cứu gần 40 người trưởng thành từ 50 đến 69 tuổi, và phát hiện ra rằng những người uống một một ly ca cao mỗi ngày trong 3 tháng có thể làm bài tập kiểm tra trí nhớ tốt hơn, và có hoạt động liên quan đến bộ nhớ nhanh nhạy hơn.
2. Nhâm nhi một tách trà xanh
Bên cạnh một cuốn sách hay, uống trà xanh cũng giúp bộ nhớ làm việc tốt hơn. Một nghiên cứu năm 2014 của Bệnh viện Đại học Basel đã thấy rằng những tình nguyện viên nam uống trà xanh có bộ nhớ hoạt động tốt hơn.
3. Từ những lần trả lời sai/làm bài sai
Một nghiên cứu của Đại học Toronto đã phát hiện ra rằng những ký ức của người lớn và hay người trẻ đều rõ nét hơn nhờ những sai lầm. Sau mỗi lần trả lời sai hoặc làm bài sai, bạn sẽ nhớ rõ hơn. Tuy nhiên, đoán ngẫu nhiên lại không có lợi. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, trả lời không có căn cứ, kiểu võ đoán, hay “ăn ốc nói mò” hầu như chẳng ích gì.
Video đang HOT
4. Tập thể dục
Các nhà khoa học Vancouver đã nghiên cứu trên những người phụ nữ lớn tuổi bị suy giảm nhận thức nhẹ và những người có nguy cơ bị mất trí nhớ, và nhận thấy rằng trí nhớ của họ đã chuyển biến tích cực sau chương trình tập luyện đơn giản trong 6 tháng. Trong số 86 phụ nữ được nghiên cứu, những người được lựa chọn để trải qua các chương trình tập luyện cho thấy cải thiện đáng kể ở lời nói và không gian bộ nhớ như khả năng ghi nhớ từ ngữ, địa điểm.
Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Georgia cho thấy tập thể dục cường độ cao 20 phút có thể tăng cường trí nhớ dài hạn lên 10% ở những người trẻ.
TheoQuỳnh Trang / Trí Thức Trẻ
Nhà vô địch ghi nhớ Mỹ tiết lộ bí quyết bản thân
Nelson Dellis có thể đọc thuộc lòng nhiều bài thơ sau khi xem lướt qua chúng chỉ một lần duy nhất, nhắc lại chuẩn xác một dãy gồm 1.500 chữ số và ghi nhớ 193 cái tên trong 15 phút.
Thành tích phi thường khiến Dellis được nhiều người coi là siêu nhân. Tuy nhiên, chàng trai 30 tuổi đến từ thành phố Miami, bang Florida, Mỹ tuyên bố, bất kỳ ai cũng có thể luyện tập để có trí nhớ tốt như của anh.
"Bất kỳ ai cũng có thể đạt được khả năng ghi nhớ đáng kinh ngạc. Về cơ bản, tất cả chúng ta có "phần cứng" như nhau, nên việc nâng cấp "phần mềm" một cách đơn giản có thể tạo ra mọi khác biệt trên thế giới này", anh Dellis nói.
Khi nhắc đến "nâng cấp phần mềm", anh Dellis muốn ám chỉ đến việc luyện trí não hàng ngày. Cũng tương tự như việc tập thể dục thể thao cần phải được tiến hành thường xuyên để duy trì cơ thể khỏe mạnh, trí não cũng cần được rèn luyện hàng ngày để duy trì sự sắc bén.
Nelson Dellis từng 3 lần giành chức vô địch ghi nhớ toàn nước Mỹ trong các năm 2011, 2012 và 2014.
Anh Dellis tiết lộ, bản thân anh đang thực hiện chế độ luyện tập trí não hằng ngày, bao gồm ghi nhớ 7 cỗ bài, nhắc lại các danh sách dài gồm những từ, tên và số ngẫu nhiên, cũng như đọc thuộc lòng vô số câu thơ.
Mặc dù việc ghi nhớ một cỗ bài hoặc nhắc lại các số trong hằng số Pi trông có vẻ không mang lại lợi ích rõ thấy đối với chúng ta, nhưng các mẹo ghi nhớ của Dellis thực tế có thể giúp ích rất nhiều cuộc sống hàng ngày của mỗi người.
Chẳng hạn như, chúng ta có thể loại bỏ được sự ngượng nghịu khi không nhớ tên của những bậc phụ huynh khác mà mình vẫn trò chuyện hàng ngày ở cổng trường, mua đầy đủ mọi thứ mình cần tại siêu thị mà không cần lập danh sách mua sắm từ trước hay đọc thơ cho con nghe mà không cần phải nhìn vào sách.
Trên blog của mình, anh Dellis cũng viết về tầm quan trọng của khả năng ghi nhớ số tốt hơn đối với thế hệ quen dùng điện thoại thông minh như hiện nay. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn mất điện thoại hoặc hết pin điện thoại trong khi rất cần liên lạc với một người nào đó có trong danh bạ? Liệu bạn có thể quay số gọi cho họ từ một bốt điện thoại trả tiền?
Quan trọng hơn, theo Dellis, tất cả chúng ta cần phải cải thiện trí nhớ để làm chậm lại hoặc ngăn cản sự tấn công của chứng mất trí. Đây là động lực của nhà vô địch ghi nhớ, sau khi chứng kiến sự suy thoái trí não của người bà yêu dấu vì căn bệnh Alzheimer.
Sau khi bà qua đời vào năm 2009, Dellis đã thề sẽ luyện ghi nhớ hàng ngày để bảo vệ sức khỏe trí não dài hạn. Anh cũng rèn luyện thể chất, kể cả leo núi, để giữ cho mình khỏe mạnh và theo đuổi một chế độ dinh dưỡng giàu thực phẩm chứa Omega-3 như cá dầu hoặc các loại hạt, vì Omega-3 tăng cường sức mạnh trí não.
Nhờ những nỗ lực không mệt mỏi, từ một người phải vật lộn để nhớ những cái tên, Dellis đã trở thành nhà vô địch ghi nhớ toàn nước Mỹ trong các năm 2011, 2012 và 2014, cũng như giành vị trí thứ 7 tại cuộc thi Các nhà vô địch ghi nhớ thế giới năm 2012.
Đối với Dellis, một trong các bí quyết để có trí nhớ tốt là "biến những thứ cần ghi nhớ thành thứ không thể quên, biến chúng thành thứ gì đó kỳ lạ, hài hước hoặc có liên quan gần gũi". Ví dụ, gắn tên của một người bình thường với một nhân vật nổi tiếng, chẳng hạn như nếu gặp ai đó tên là Elizabeth, hãy tưởng tượng người đó là nữ hoàng đang đeo vương miện trên đầu.
Khi nhớ các từ ngẫu nhiên trong một danh sách mua sắm, Dellis đề xuất cách tưởng tượng tất cả chúng gắn kết với nhau trong một câu chuyện. Chẳng hạn như nếu cần phải mua thịt bò, sữa, khăn ướt dành cho trẻ em và chocolate, hãy tưởng tượng một con bò được được vắt sữa và rồi sinh ra một em bé. Tiếp đó hãy tưởng tượng một người nông dân đến lau mồ hôi trên trán con bò sau ca sinh nở và thưởng cho nó một chút sôcôla.
Theo Dellis, câu chuyện không nhất thiết phải có nghĩa và nó càng kỳ dị, càng tốt, vì đây là yếu tố quan trọng khiến nó dễ nhớ. Việc gắn các hình ảnh với ý nghĩa nào đó cũng là cách anh ghi nhớ các số, chẳng hạn như James Bond với số 7.
Tuy nhiên, Dellis đã phát triển một hệ thống phức tạp hơn giúp anh gắn kết các chữ cái với số, chẳng hạn như số 1 với chữ A, để anh có thể mường tượng ai đó với chữ A trong tên của họ (như Alice) để ghi nhớ số 1. Anh cho rằng, bất kỳ ai cũng có thể nhớ các số bằng cách gắn thứ gì đó riêng tư hoặc dễ nhớ với chúng, chẳng hạn như số 1 có thể gợi nhắc một số người nhới tới George Washington (tổng thống đầu tiên của Mỹ) hay ca sĩ Lady Gaga vì cô đang đứng đầu nhiều bảng xếp hạng âm nhạc toàn cầu.
Theo Tuấn Anh/Báo Vietnamnet
Trí nhớ siêu phàm của kỷ lục gia thế giới Với 140 con số bất kỳ được khán giả chuyển đến, ông Dr.Biswaroop Row Chowdhurry chỉ cần 2 phút tập trung và đọc vanh vách, thậm chí đọc ngược sau đó. Trong buổi hội thảo "Tối đa năng lực não bộ và cơ thể" tại TP HCM vào tối 7/5, ông Dr.Biswaroop Row Chowdhurry (Bi) - Kỷ lục gia 41 tuổi người Ấn...