Mẹo hay để có món hấp ngon
Món hấp tưởng chừng như đơn giản nhưng thực ra nó lại không hề như vậy. Bài viết sau sẽ chỉ ra cho các bạn biết được bí kíp hay để có món hấp ngon và hấp dẫn nhất.
Hấp là phương thức nấu mà thực phẩm chịu ít tác động của nhiệt. Không chỉ vậy, món hấp giúp bạn giữ giá trị chất dinh dưỡng cho món ăn vì không bị chất lỏng hay lửa tác động trực tiếp. So vớicách chế biếnthông thường như chiền, nướng thì phương thức hấp bảo đảm các vi chất như vitamin B, B12, C, biotin, canxi, phốt pho, kẽm, kiềm… có trongthực phẩm.
Các món ăn được chế biến theo kiểu hấp đều được nhiều người ưa chuộng bởi nó khá dễ ăn và không bị ngấy như các món chiên haymón nướng. Sau đây sẽ là nhữngmẹohay các bà nội trợ nên làm để có một món hấp như cá hấp, ngao hấp,… ngon ngọt.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Thứ nhất
Cá là loại thực phẩmđược chế biến theo kiểu hấp nhiều nhất. Mùi tanh trên cá xuất hiện khi cá để lâu ngoài nhiệt độ thường, khiến hợp chất trimethylamine biến thành mùi hôi tanh. Miễn là thịt cá vẫn chắc và màu chưa bị thay đổi thì bạn vẫn có thể ăn được. Trừ trường hợp nó quá ươn, xuất hiện mùi amoniac, thịt mềm rã thì hãy bỏ.
Cá rất mau chín, hơn nữa khi hấp, cá sẽ giữ được vị ngọt thơm tự nhiên. Khi bạn thực hiện những món cá hấp đặc biệt như cá hấp xì dầu, cá hấp tàu xì hay chưng tương, ngoài gia vị chính, nên cho chút gia vị tạo mùi như sả, gừng cắt sợi hay băm nhuyễn, hành. Gừng để tạo hương thơm vừa làm bớt mùi tanh của cá, vừa làm cho món cá hấp thêm ngon, lại ấm bụng.
Thứ hai
Những món hấp bạn nên hạn chế dầu mỡ để giúp các món ăn giữ hương vị thơm ngon tự nhiên. Ngoài ra, phải kể đến các món hải sản khác như tôm, cua, ghẹ, ốc… các loại bánh bột như bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc…
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Thứ ba
Để cho món hấp giữ được độ mềm ngon và ngọt thì lưu ý khi hấp tốt nhất là để cách thủy. Nếu muốn biến hóa một chút, có thể lót thêm muối hột phía dưới các khay hấp (kiểu bung) để tạo mùi vị đặc trưng hoặc thường thấy là hấp với bia. Khi ấy, nhờ hơi nóng được “bọc” kín trong nồi to, món ăn sẽ chín từ từ mà không hề mất đi vị ngọt hay mùi tự nhiên.
Hơn nữa, trong quá trình chế biến các món hấp, bạn phải đảm bảo nước thật sôi. Khi hấp, có thể mở bung nắp (để hơi nước thoát bớt ra ngoài) khoảng 2 lần (giữa thời gian hấp và trước khi nhấc xuống), món sẽ mềm và ngon hơn.
4 món hấp thanh đạm, giúp giải ngán sau những ngày Tết 'ngấy' thịt
Những món hấp này đều có cách làm đơn giản lại giàu dinh dưỡng, bạn có thể tham khảo cho thực đơn của gia đình mình.
Đậu hũ hấp thịt bằm
Nguyên liệu:
3 thanh đậu phụ trứng
150g thịt bằm
1 quả trứng
15ml nước tương
Video đang HOT
Một ít muối
15ml dầu hào
1 thìa bột bắp
Một ít hành lá thái nhỏ
Cách làm:
Đầu tiên đậu phụ trứng thái thành lát với độ dày vừa phải. Sau đó, xếp đậu phụ trứng vào đĩa.
Cho thịt bằm vào bát, thêm 15ml nước tương, 15ml dầu hào, 1 thìa bột bắp, một ít muối rồi trộn đều.
Xếp thịt bằm vào bên trong đĩa đậu phụ trứng.
Cho vào nồi hấp khoảng 15 phút, sau đó mở nắp nồi, thêm một ít nước tương nếu cần cùng hành lá thái nhỏ rắc lên trên là xong.
Cá hấp
Nguyên liệu:
- 1 con cá (có thể tùy ý lựa chọn loại cá mà bạn thích)
- 1/2 lon bia
- 2 nhánh hành hoa
- 1 củ gừng
- Gia vị: muối, xì dầu, dầu ăn, dầu hào, ...
Cách làm:
Cá đánh vẩy, mổ bụng, loại bỏ nội tạng . Sau đó lấy muối nhẹ nhàng chà sát lên thân cá, rửa sạch dưới nước, rồi đặt cá vào đĩa cho ráo nước.
Tưới khoảng nửa chai bia lên mình cá, nhớ chú ý kỹ phần bụng để cá không bị tanh.
Thái hành hoa và gừng thành sợi nhỏ, chia làm hai phần.
Sau khi ướp cá khoảng 10 phút, xếp một phần hành và gừng đã được thái sợi lên mình cá và chuẩn bị hấp.
Đổ nước vào nồi hấp, đợi nước sôi cho đĩa đã chuẩn bị sẵn vào nồi, hấp trong khoảng 8 -10 phút cho tới khi chín.
Khi cá chín, nhấc đĩa cá ra khỏi nồi hấp, sau đó chắt bỏ hết phần nước cá và hành với gừng trong đĩa đi. Đây là bước rất quan trọng vì chính phần nước đó sẽ khiến món cá hấp bị tanh.
Lấy phần hành và gừng đã thái sợi còn thừa ban nãy xếp lên đĩa cá sao cho đẹp mắt.
Đun nóng dầu ăn cho tới khi bốc khói nghi ngút, lúc này dầu đạt tới nhiệt độ khoảng 240 độ C, lập tức đem dầu ăn rưới lên đĩa cá. Dầu nóng sẽ khiến cho hành và gừng trong đĩa chín tới, dậy mùi thơm.
Pha xì dầu với dầu hào theo khẩu vị sau đó rưới lên đĩa cá và thưởng thức.
Trứng hấp ngải cứu thịt bằm
Nguyên liệu:
50gr thịt heo xay
2-3 quả trứng gà
20gr lá ngải cứu
2 củ hành tím băm, 1 thìa cà phê ớt cắt nhỏ
Gia vị: Dầu ăn, mắm, hạt tiêu, hạt nêm
Cách làm:
- Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Cho thịt heo xay ra bát, thêm vào 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 2 củ hành tím băm, trộn đều. Ướp thịt trong 15 phút.
Rau ngải cứu rửa sạch, băm nhỏ và để ráo.
- Bước 2: Đánh trứng
Đập 3 quả trứng gà vào tô, cho vào thêm 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, đánh đều trứng với gia vị. Cho thịt xay đã ướp thấm gia vị và 20gr lá ngải cứu cắt nhỏ vào, đánh cho các nguyên liệu hoà đều vào nhau.
- Bước 3: Hấp hỗn hợp trứng, ngải cứu và thịt
Tráng đều 1/2 muỗng cà phê dầu ăn vào lòng bát trước khi đổ hỗn hợp trứng đã trộn đều vào. Cho bát trứng vào xửng hấp, đậy vung hấp trong 20 phút.
Sau 20 phút, chị em hãy mở vung và kiểm tra. Nếu thấy trứng đã đông cứng mặt, nghiêng không chảy nước là trứng đã chín. Lấy trứng ra rắc lên trên một ít ớt cắt nhuyễn cho đẹp mắt và tăng hương vị.
Nghêu hấp sả
Nguyên liệu:
1kg nghêu
10 cây sả2 nhánh gừng1 củ tỏi100g ớt chuông4 - 5 trái ớt2 trái chanh tươi1 ít rau rămCác gia vị thông dụng: nước mắm, đường, hạt nêm Các bước thực hiện: Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Nghêu sau khi mua về, bạn đem rửa thật sạch và ngâm với nước vo gạo có thêm vài lát ớt khoảng 1 - 2 tiếng cho nghêu nhả hết bùn đất ra ngoài.
Sả rửa sạch, bỏ bớt phần lá già, cắt sả thành từng khúc dài khoảng 3 - 4cm rồi đập dập.
Ớt băm nhỏ, cắt lát. Ớt chuông rửa sạch, cắt thành những sợi mỏng.
Gừng cạo vỏ, rửa sạch, 2/3 cắt lát mỏng, 1/3 băm nhỏ làm nước chấm.
Tỏi bóc vỏ và băm nhỏ.
Rau răm nhặt gốc, rửa sạch, để ráo.
Bước 2: Cách làm nước mắm chấm nghêu hấp sả
Bạn lấy một cái chén nhỏ, pha nước chấm nghêu theo công thức: 2 muỗng canh nước mắm ngon, 2 muỗng đường, 1/2 muỗng ớt băm, 1/3 muỗng tỏi băm, bột ngọt, nước cốt chanh, gừng băm nhuyễn và khuấy đều. Bạn có thể thay đổi lượng gia vị pha nước chấm cho phù hợp với khẩu vị của mình.
Bước 3: Hấp nghêu
Xếp sả đập dập, gừng cắt mỏng vào một cái nồi có kích thước vừa phải. Sau đó xếp nghêu vào nồi, rắc thêm ớt chuông cắt sợi mỏng lên trên bề mặt. Tiếp theo, cho vào nồi một ít nước lọc, nước mắm ngon, dầu ăn, bột ngọt, đường, ớt cắt lát vừa với khẩu vị
Bắc nồi nghêu lên bếp nấu. Khi thấy nước sôi, bạn dùng đũa đảo đều để nghêu thấm gia vị.
Hấp tới khi nghêu chín tới, mở miệng thì tắt bếp, bắc ra ngoài.
Bước 4: Trình bày và thưởng thức
Múc nghêu ra ngoài ăn nóng cùng nước mắm pha ở bước 2 và một đĩa rau răm nhỏ.
Thêm ngay 2 món hấp làm nhanh mà thanh nhẹ cho bữa tối sau Tết thêm ngon cơm 2 món hấp này đều có cách làm đơn giản lại giàu dinh dưỡng, bạn có thể tham khảo cho thực đơn cơm tối của gia đình mình. Sau những ngày ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán bạn sẽ muốn những món ăn thanh nhẹ. Món hấp là gợi ý tuyệt vời cho bạn. Hãy vào bếp làm 2 món hấp ngon này...