Mẹo hấp tôm không tanh, thịt ngọt của nhà hàng nổi tiếng
Chỉ với 1 muỗng dầu mè cho vào tôm đã khiến màu sắc và mùi vị khác so với cách hấp tôm thông thường. Chị em nội trợ lưu lại mẹo nhỏ này khi chế biến tôm nhé.
Liên tục bị mẹ chồng đổ cho tội lấy trộm tiền, nàng dâu ấm ức tới mức ác cảm, nhưng khi tìm ra nguyên nhân thật sự cô lại ôm bà khóc nấc / Cầm giấy chứng nhận kết hôn trên tay, tôi nói với người yêu cũ của chồng một câu khiến cô ta xám ngoét mặt mày rồi ngã xuống bất lực
Nguyên liệu hấp tôm
500g tôm
1 củ gừng, rượu nấu
1 nắm hành lá
4 củ sả
Gia vị: gồm dầu mè, nước tương, dầu hào, giấm, tỏi.
Mẹo nhỏ khi làm tôm hấp ngon hơn nhà hàng dành cho các mẹ nội trợ đảm đang (Ảnh: Webnauan)
Video đang HOT
Cách hấp tôm không tanh, ngon hơn nhà hàng
Bước 1: Bạn cho tôm cho vào chậu nước rồi rửa sạch, dùng kéo cắt bỏ râu, dùng tăm hoặc dao nhọn lấy bỏ đường chỉ tôm ở lưng.
Bước 2: Bạn để tôm cho một tô nước sạch, cho ít muối vào, rồi ngâm tôm một lát, sau đó vớt ra, rửa sạch lại với nước. Rồi bạn hãy đổ một lượng nước thích hợp vào nồi, cho vài lát gừng cùng hành lá, sả vào, đun sôi. Khi nước sôi, đổ tôm vào, lúc này thêm một muỗng dầu mè vào trộn thật đều cùng tôm.
Khi bạn bỏ dầu mè làm cho màu sắc của tôm sống động hơn, đỏ và sáng hơn, hương vị của tôm cũng thơm hơn giúp cho thân tôm chuyển sang màu hồng đỏ, vớt ra và để ráo nước.
Bước 3: Bạn để lại một bát nhỏ nước luộc tôm, sau đó thêm một lượng giấm, dầu hào, nước tương, muối thích hợp, khuấy đều bằng thìa, thêm tỏi rồi và trộn đều.
Bước 4: Khi tôm chín trước khi ăn có thể rưới nước sốt này lên tôm hoặc chấm. Bạn cũng có thể chấm tôm với tương ớt, gia vị bột canh chanh ớt hay xì dầu pha mù tạt đều ngon hơn rất nhiều.
Mẹo chọn và nấu tôm biển tươi ngon
Cỡ tôm: Tôm có kích cỡ từ 40 đến 50-70 con một kg thường dễ sử dụng, có hương vị thơm ngon và kinh tế.
Nên chọn tôm không có các đốm đen hay đốm sẫm màu trên vỏ vì như vậy là thịt tôm không còn tươi. Tương tự, tránh tôm có vỏ vàng hay cảm giác quá cứng vì có thể cho thấy nó được ướp sodium bisulfite, một chất tẩy trắng có lúc được dùng để loại bỏ các hắc tố.
Tránh xa tôm có mùi lạ. Tôm chỉ có mùi nước biển, khi rã đông, vẫn chắc thịt, và vỏ không bị bong, gãy.
Theo Gia đình Việt Nam
Ra bãi phế liệu nhặt nhạnh, hội người Việt trẻ "nấu" được cả mâm cỗ 3 miền từ rác thải nhựa
Thoạt nhìn như một menu bắt mắt của nhà hàng nào đó, nhưng toàn bộ các "món ăn" này đều được làm từ rác thải nhựa.
Những năm gần đây, nghề food stylist và photography (tạo mẫu và chụp ảnh ẩm thực) ngày càng nở rộ. Người ta nhớ tới food stylist hay photographer như "bàn tay vàng" đằng sau các tạp chí, thực đơn, banner quảng cáo long lanh và bắt mắt. Dường như chưa có một mối liên hệ rõ ràng nào giữa những người nghệ sĩ và việc... bảo vệ môi trường.
Thế nhưng, ekip của food photographer Đức Bùi đã làm việc đó. Vốn là một food photographer đời đầu tại TP. HCM và có tiếng trong nghề, anh cùng ekip gồm các thực tập sinh đã nảy ra ý tưởng thể hiện zero-waste theo một cách hoàng toàn mới: Qua những tấm ảnh ấn tượng, mượn thị giác làm con đường truyền đạt thông điệp hiệu quả hơn vạn lời nói.
Food x Plastic là một bộ ảnh nho nhỏ, hiện tại chỉ mới mang tính "làm cho vui", nhân một ngày ekip của Đức Bùi đi qua bãi phế liệu và tự hỏi: "Hay chạy qua xin ít đồ về tái chế, xem có ra cái đồ chơi gì hay ho không!?". Những bao nylon, vỏ chai, hộp nhựa, thậm chí là... quần áo cũ đã được thu thập, xử lý và "tạo mẫu" để mô phỏng lại những món đặc sản trứ danh của Việt Nam.
Rác thải nhựa bỗng rực rỡ hơn, sinh động hơn, và kích thích vị giác chả kém gì món ăn nóng sốt. Trên phông nền pastel tối giản mà ấn tượng, những bức ảnh này như truyền đi một nguồn cảm hứng ngắn gọn và mạnh mẽ: Rác thải cũng có thể trở nên "xinh đẹp" và có ích thế này đây, bạn đã muốn bắt tay vào công cuộc tái chế ngay chưa?
Cùng xem qua những tác phẩm độc đáo của Đức Bùi và ekip nhé!
Cơm tấm Sài Gòn với phần cơm từ tấm xốp, trứng từ nhựa và nắp chai dầu ăn, thịt nướng từ miếng bọt biển.
Bún chả Hà Nội phiên bản "tái chế cực mạnh": Sợi bún làm bằng dây sạc, chả và nước mắm từ giấy bóng kính cộng với nắp chai nước ngọt.
Một sáng tạo độc đáo khác của ekip Đức Bùi, hầu như chỉ sử dụng nhựa và các loại giấy bóng màu, cắt dán khéo léo tạo nên một bát mì Quảng đủ đầy.
Cuối cùng là trà đá, thức uống huyền thoại của cả 3 miền, làm từ giấy bóng kính cắt nhỏ. Nhiều người xem còn hăng hái góp ý: "Thêm nắp chai nhựa vào làm đá viên anh ơi", "Lấy miếng nhựa giả làm "đào tươi".
Hy vọng, sự sáng tạo này của ekip trẻ Đức Bùi sẽ là nguồn cảm hứng mới cho bạn trong công cuộc sống xanh, sống sạch mỗi ngày. Nó đơn giản chỉ là đứng lên, bắt đầu làm gì đó để hạn chế một chiếc chai nhựa trong thùng rác nhà bạn mà thôi.
Theo Webtintuc
Ướp thịt nướng cứ cho thêm 1 thứ này, đảm bảo thịt vàng ươm- thơm phức, ngon gấp 10 lần nhà hàng Muốn có món thịt nướng thơm ngon tuyệt đỉnh hãy chú ý đến việc ướp thịt và đừng quên bỏ thêm 1 thứ này vào nồi: Nguyên liệu ướp thịt Thịt ba chỉ hoặc phần thịt vai: 450 gam 2 củ hành khô 1 củ tỏi 5 củ sả Đường nâu Nước mắm Xì dầu Hạt tiêu Dầu ăn. Cách ướp thịt nướng...