Mẹo giúp trẻ sử dụng Internet an toàn
Bố mẹ nên thảo luận với con để xây dựng quy ước khi sử dụng Internet, nhắc nhở trẻ về nguy cơ có thể gặp để tăng cường cảnh giác.
Trước khối lượng thông tin khổng lồ ngày càng khó kiểm soát từ mạng xã hội, không ít cha mẹ chọn cách cấm không cho con sử dụng Internet để phòng ngừa những hiểm họa có thể mang lại.
Tuy nhiên, theo bà Triệu Thị Thanh Tú – chuyên gia giáo dục, Trưởng bộ môn tiếng Anh trẻ em YOLA, với sự phát triển không ngừng của Internet, nhất là những ích lợi nó mang lại, việc ngăn cấm như vậy là không nên. Mặt khác, Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa cách mạng công nghiệp 4.0 – mọi lĩnh vực trong xã hội dần dần không ngừng xoay quanh Internet.
Thạc sĩ Lê Minh Công, giảng viên Bộ môn Tâm lý học, Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn TP HCM cũng cho biết, Internet mang lại nhiều lợi ích, là phương tiện hữu ích cho cuộc sống. Nó phục vụ học tập, nghiên cứu, liên kết mọi cá nhân… Internet còn giúp trẻ bộc lộ cái tôi lý tưởng, được thể hiện bản thân. Do đó, phụ huynh cấm đoán sẽ làm con mất cơ hội tiếp cận những điều tốt đẹp và có thể dẫn đến tác động tâm lý tiêu cực.
Internet vẫn có thể hỗ trợ trẻ em trong việc học nếu biết tận dụng hợp lý.
Vì vậy, theo bà Thanh Tú, thay vì cấm trẻ online, phụ nên tìm hiểu cách để giúp con dùng Internet an toàn và hiệu quả, tận dụng những lợi thế mạng xã hội mang lại, đặc biệt là trong học tập.
Trước hết, phụ huynh cần lưu ý 4 nguyên tắc giúp trẻ an toàn trên mạng: không cho biết thông tin cá nhân, không gặp gỡ người lạ, không dùng chung password, có sự quy định về thời gian sử dụng Internet.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên tích cực trò chuyện, cùng thảo luận với con để xây dựng quy ước trước khi sử dụng, nhắc nhở trẻ về những nguy cơ có thể gặp để tăng cường cảnh giác.
Sử dụng các ứng dụng được những chuyên gia hay cơ sở giảng dạy uy tín giới thiệu cũng là một cách hiệu quả giúp trẻ sử dụng Internet an toàn lại có thể tiếp thu tối đa lượng kiến thức mong muốn.
Theo nghiên cứu “Sự tác động của công nghệ số đến hạnh phúc của con người” năm 2011 của Howard-Jones – Giáo sư Đại học University of Alabama – Khoa thần kinh học, nhà trường và giáo viên nên truyền đạt các kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hợp lý cho trẻ bằng cách tích hợp những kiến thức này trong chương trình học và các tài liệu giảng dạy. Điều này sẽ giúp người học chủ động trong việc sử dụng công nghệ thông tin an toàn và đúng định hướng đề ra.
Với 17 năm trong nghề giảng dạy tiếng Anh và làm việc trong môi trường giáo dục quốc tế, bà Thanh Tú cũng cho biết: “Bố mẹ nên phân biệt rõ giữa việc học tập trên ứng dụng điện tử và việc truy cập nhiều nguồn thông tin trên Internet để tránh nhận định cực đoan và bỏ lỡ cơ hội giúp con phát triển ngôn ngữ, phát triển tư duy dưới sự hỗ trợ của công nghệ”.
Video đang HOT
Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bé sử dụng internet như một công cụ học tập.
Lớp học công nghệ – Dạy học thông minh
Nhiều nhiên cứu cho thấy việc ứng dụng công nghệ mang đến kết quả tích cực, nhất là đối với môn Toán và kỹ năng tư duy ngôn ngữ. “Tất nhiên, cần lưu ý rằng các kết quả này dựa trên sự hỗ trợ của giáo viên. Hiện nay, số lượng trường học trên thế giới đang thay thế sách giáo khoa bằng máy tính bảng ngày càng gia tăng”, bà Thanh Tú chia sẻ.
Đặc biệt, trong các lớp học tiếng Anh, việc ứng dụng công nghệ làm công cụ dạy học đang là xu thế, nhưng ứng dụng nền tảng kỹ thuật số để đào tạo tiếng Anh chuyên nghiệp thì chưa được triển khai nhiều. “Lý do là việc kết hợp cách dạy tiếng Anh truyền thống và ứng dụng công nghệ sao cho nhuần nhuyễn không phải chuyện đơn giản. Điều này đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải biên soạn nội dung chương trình phù hợp và cuốn hút, giúp học sinh tiếp thu tự nhiên theo những chuẩn mực học thuật đúng đắn”, bà Thanh Tú nhận định.
Gần đây, một số chương trình của tổ chức giáo dục YOLA có hướng đi khá tương đồng với điều này. Những chương trình dạy tiếng Anh dành cho trẻ em mầm non (Dolphin), Tiểu học (Junior Primary) của trung tâm đều áp dụng mô hình lớp học tích hợp Online-Offline hiện đại từ Mỹ. Mục đích của phương pháp này hướng tới việc trẻ tự tin nói tiếng Anh và tư duy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai.
Mỗi độ tuổi, cách học tích hợp này sẽ có phương pháp phù hợp khác nhau. Với trẻ dưới 6 tuổi, cách dạy sẽ dựa trên nền tảng hoạt động tương tác (Play-based Learning) – ứng dụng các trò chơi, bài hát, các mẩu truyện về ngữ âm đa dạng giúp trẻ hấp thu tiếng Anh tự nhiên.
Chương trình dành cho trẻ tiểu học áp dụng phương pháp truyện kể (Story-based Learning) và ứng dụng tiếng Anh vào thực tiễn giúp trẻ phát triển nền tảng tư duy toàn cầu, đồng thời nâng cao toàn diện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
tác qua các mẩu truyện về ngữ âm đa dạng giúp trẻ hấp thu tiếng Anh một cách tự nhiên nhất
Đặc biệt, chương trình tiếng Anh trẻ em ở YOLA có thiết kế giáo trình điện tử. Theo đó, chỉ với 15 phút mỗi ngày, trẻ sẽ được hỗ trợ luyện tập và tiếp xúc với tiếng Anh chuẩn Mỹ để luyện nói ngoài giờ lên lớp.
“Điểm cộng của ứng dụng là trẻ học tương tác qua phần mềm để tính điểm đánh giá phát âm và phản xạ. Trong quá trình đó, kết quả sẽ được gửi về hệ thống theo dõi để cả giáo viên và phụ huynh cùng nghe, đánh giá khả năng của từng em và biết khi nào cần hỗ trợ”, bà Thanh Tú cho biết.
Thế Đan
Theo VNE
Từ vụ nữ sinh bị đánh hội đồng: Giáo dục đạo đức bị xem nhẹ
Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, TS Vũ Thu Hương - chuyên gia giáo dục cho biết, khi xem clip 5 nữ sinh đánh hội đồng một học sinh lớp 9 tại Hưng Yên, bà đã sốc.
TS Vũ Thu Hương - chuyên gia giáo dục.
Đồng thời cho rằng ngày xưa việc đánh giá hạnh kiểm cho học sinh rất chặt chẽ và nghiêm túc, soi xét từng hành vi của đứa trẻ, tuy nhiên ngày nay, các em lại dễ dàng có được hạnh kiểm tốt và không phán xét khi có hành vi đáng báo động.
TS Vũ Thu Hương chia sẻ: "Điều tôi sốc nhất chính là những đứa trẻ đã có hành vi không nhân tính và sỉ nhục người khác quá nặng nề. Tôi cũng lo lắng không chỉ cho em bị bạo lực học đường mà cả những đứa trẻ đã hành hạ bạn và các em khác chứng kiến". Cũng theo TS Vũ Thu Hương, qua sự việc này cũng cho thấy sự xuống cấp về đạo đức của học sinh. Vì vậy, cần phải xem lại hệ thống giáo dục quá thiên về trang bị kiến thức mà bỏ qua giáo dục đạo đức vốn rất quan trọng.
Theo bà, giáo viên chủ nhiệm, nhà trường có trách nhiệm gì khi để xảy ra sự việc?
- Nhà trường đã bị biến thành công sở giáo dục và giáo viên giống như công nhân giáo dục, lên lớp giảng bài, chấm điểm mà không quan tâm đến kỹ năng, tính cách của học sinh phát triển lệch lạc. Nhiều năm đi dạy học, khi nhìn thấy hành vi hơi lệch lạc của học sinh, tôi rất lo lắng và lập tức kéo các em trở về chuẩn mực đạo đức hoặc trao đổi với phụ huynh để cùng giải quyết.
Tôi không hiểu tại sao những người làm giáo dục ở môi trường đó (trường THCS Phù Ủng, huyện Ân Thi, Hưng Yên - PV) bỏ qua chuyện này. Họ coi mọi chuyện rất đơn giản, giải thích với gia đình nạn nhân là đánh nhẹ nhàng thôi, sơ sơ thôi, trong khi nạn nhân bị hành hạ quá dã man thì không thể chấp nhận được. Rõ ràng chuẩn mực đạo đức của chính những người thầy này đáng báo động.
Nguyễn Thị H.Y (học sinh lớp 9A, trường THCS Phù Ủng, huyện Ân Thi, Hưng Yên) điều trị tại bệnh viện.
Bà có thể nói về trách nhiệm của các gia đình khi con có hành vi bắt nạt người khác vô nhân tính?
- Nhiều gia đình không chú ý dạy con cách ứng xử. Chúng ta có thể nhìn thấy hình ảnh những đứa trẻ nói trống không rất nhiều. Rồi nhiều trẻ đến nhà người khác giật đồ, lục tìm thứ nọ kia khi chưa được phép gia chủ hay trẻ em đi trên đường phố rất ngông nghênh, va chạm với người khác nhưng không xin lỗi... Ngay cách hành xử của người lớn cũng rất coi thường pháp luật như vượt đèn đỏ, lấy trộm đồ của người khác...
Ở sự việc này, cách xử lý của Bộ GD&ĐT đã thỏa đáng chưa, thưa bà?
- Bộ GD&ĐT đã phản ứng nhanh hơn và quyết liệt hơn các vụ trước khi Bộ trưởng đích thân xuống trường làm việc trực tiếp với Ban giám hiệu. Tuy nhiên, tôi nghĩ Bộ GD&ĐT phải làm việc quyết liệt hơn, không chỉ cách chức hiệu trưởng, đình chỉ giáo viên. Những người không làm đúng chức trách nhiệm vụ phải bị đưa ra khỏi ngành để làm trong sạch đội ngũ và răn đe các giáo viên khác.
Nhưng cách xử lý của Bộ GD&ĐT vẫn chỉ là chạy theo?
- Theo tôi, giáo dục phải là phòng tất cả mọi tình huống chứ không phải đi xử lý sự việc xảy ra. Giáo dục phải định hướng cho học sinh hành động, thậm chí xử lý bức xúc của các em từ trong trứng nước để không bùng phát trở thành hiểm họa gây nguy hiểm cho tất cả mọi người và xã hội.
Xin cảm ơn bà!
Thêm một nữ sinh bị bạo hành tập thể
Vụ việc xảy ra vào khoảng 17 giờ chiều 31/3. Nhóm gồm 5 nữ sinh của trường THCS Diễn Hùng và 2 nữ sinh của trường THCS Diễn Kim, huyện Diễn Châu, Nghệ An (đang học lớp 7 và lớp 8) đưa 1 nữ sinh lớp 7 trường THCS Diễn Hùng ra bãi biển, bắt bạn quỳ xin lỗi rồi đánh bằng cách tát vào mặt.
Phòng GD&ĐT huyện Diễn Châu đã yêu cầu các nhà trường buộc các học sinh đánh bạn phải viết bản tự kiểm điểm, trường phải họp hội đồng giáo viên để thông báo tình hình, kiểm điểm lại việc quản lý học sinh.
Theo kinhtedothi
Người bố mà cứ duy trì 5 thói quen này thì sẽ làm tổn thương con trẻ vô cùng Trẻ nhỏ thường quấn mẹ nhiều hơn nhưng không vì thế mà bạn bỏ qua vai trò của người bố. Tính cách, thói quen sinh hoạt của bố nếu không phù hợp sẽ rất dễ làm tổn thương con cái. Bố bị nghiện điện thoại Cuộc sống hiện đại mang đến nhiều tiện ích, đặc biệt các thiết bị công nghệ ngày càng...