Mẹo giữ nhà tắm vừa gọn lại sạch: 3 món đồ khuyến khích nên mua, 1 món ‘tối kỵ’ vì dễ tích tụ vi khuẩn
Biết được những lợi ích của món đồ nhỏ này, nhà tắm sẽ gọn gàng biết mấy.
Một không gian nhà tắm gọn gàng, sạch sẽ không chỉ mang lại cảm giác thoải mái, tinh thần thư thái mà còn là nền tảng quan trọng bảo vệ sức khỏe cho mỗi gia đình. Để đạt được điều này, việc lựa chọn các phụ kiện phù hợp là vô cùng cần thiết. Hãy cùng khám phá 3 món đồ bạn nên mua ngay để biến nhà tắm thành một nơi sạch đẹp và tiện nghi. Tuy nhiên, cẩn trọng với một món đồ “tối kỵ” có khả năng trở thành nơi trú ngụ của vi khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và người thân yêu trong gia đình.
3 món đồ nên sắm cho nhà tắm
1. Móc treo đồ hút chân không chịu lực
Loại móc treo đồ hút chân không này không cần khoan vít, chịu tải mạnh và có thể tái sử dụng được nhiều lần. Việc tháo lắp, di chuyển dễ dàng phù hợp với mọi không gian, móc treo đồ hút chân không này có thể sử dụng ở phòng tắm, phòng bếp, cánh tủ hay vách kính đều được.
Giá thành loại móc treo đồ hút chân không này trên thị trường khoảng 90.000 đồng.
Video đang HOT
Nếu như loại móc dính chỉ sử dụng một lần thì loại hút chân không này di chuyển được mọi nơi, mọi lúc, chỉ cần xoay nhẹ một chút là được. Bên cạnh đó, thiết kế trong suốt, hiện đại với mọi kiểu trang trí và có thể được sử dụng trong nhiều không gian như phòng tắm, phòng bếp, tủ quần áo, phòng ngủ…
2. Giá đỡ máy sấy tóc treo tường không đục lỗ
Thay vì phải chấp nhận những bất tiện từ việc sử dụng loại móc đỡ máy sấy tóc bằng nhựa có độ bám kém, dễ bị bong tróc sau một thời gian sử dụng, hoặc loại kệ cố định cần phải khoan đục trực tiếp vào bức tường, thì giờ đây, giá đỡ máy sấy tóc treo tường sử dụng công nghệ hút chân không không đục lỗ đã trở thành một giải pháp vô cùng hữu ích và tiện lợi. Sản phẩm này không những tạo ra sự tiện lợi tối ưu khi cho phép bạn có thể dễ dàng di chuyển giá đỡ đến bất kỳ vị trí nào mà bạn mong muốn mà còn giúp không gian phòng tắm của bạn trở nên gọn gàng, ngăn nắp hơn.
Hơn nữa, việc sử dụng giá treo này cũng giúp giải phóng đôi tay của bạn, giúp bạn không còn phải vất vả trong việc phải một tay cầm máy sấy và một tay chải tóc. Bạn sẽ dễ dàng thực hiện việc sấy và tạo kiểu cho mái tóc mà không cần phải lo lắng về việc máy sấy có thể rơi xuống đất hay việc tìm chỗ cắm điện phù hợp. Chỉ cần đặt máy sấy vào giá đỡ và bắt đầu quá trình làm khô cho mái tóc của mình, mọi thao tác trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn bao giờ hết.
Giá thành loại giá đỡ rảnh tay này trên thị trường hiện dao động từ 97.000 – 340.000 đồng.
3. Bộ cọ chà toilet bằng silicon
Trong môi trường ẩm ướt của phòng tắm, các bàn chải toilet truyền thống làm từ nhựa thường gặp phải vấn đề về vệ sinh, dễ hình thành mốc và vi khuẩn nếu không được rửa sạch đúng cách. Sự đổi mới trong thiết kế đã đưa ra giải pháp với bàn chải toilet làm từ silicon. Không chỉ mang lại hiệu quả vệ sinh ấn tượng sau mỗi lần sử dụng nhờ khả năng chống bám dính của chất liệu này, bàn chải silicon còn dễ làm sạch và mau khô, từ đó đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cao hơn hẳn cho không gian vệ sinh cá nhân của bạn.
Không dừng lại ở đó, bàn chải toilet silicon còn đi kèm với giá treo được thiết kế theo phong cách hiện đại, giúp tiết kiệm không gian và tôn lên vẻ đẹp thẩm mỹ cho phòng tắm. Giá treo này không chỉ giúp bàn chải thông thoáng, tránh tiếp xúc trực tiếp với bề mặt khác, mà còn phản ánh xu hướng thiết kế tối giản, tinh tế. Sự kết hợp giữa tính năng và thẩm mỹ này góp phần tạo nên một không gian phòng tắm gọn gàng, sang trọng, thể hiện gu thẩm mỹ tinh tế và sự quan tâm đến sức khỏe, vệ sinh của chủ nhà.
Giá thành loại chà toilet này hiện tại khoảng 150.000 đồng.
1 món đồ nên tránh sử dụng trong WC: Miếng lót bệ ngồi toilet
Có lẽ nhiều người sẽ đồng tình rằng việc mua miếng lót bệ ngồi toilet là một sự lựa chọn không thực sự cần thiết, thậm chí có phần “vô nghĩa”. Thực tế, dù chúng có thể mang lại cảm giác ấm áp trong những ngày đông giá rét, nhưng những rắc rối mà chúng gây ra lại không hề nhỏ. Khi bạn xả nước, nước bắn lên có thể làm miếng lót ướt và không may mắn thì còn dính phải chất bẩn, chất thải từ toilet, điều này vô tình tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, từ đó tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thêm vào đó, xét về mặt vệ sinh và bảo dưỡng hàng ngày, miếng lót bệ ngồi thường được làm từ chất liệu dệt kim dày dặn, việc giặt giũ và làm sạch chúng không chỉ làm tốn thêm thời gian mà còn khiến cho việc giữ gìn vệ sinh cá nhân trở nên phức tạp hơn. Kết quả là, một sản phẩm có vẻ như mang lại sự tiện lợi lại chứa đựng nhiều bất cập, bởi vậy đừng dại mà xuống tiền cho sản phẩm này.
Theo bạn, khi đi vệ sinh xong có nên đậy nắp bồn cầu không?
Nhiều người nghĩ rằng, thường xuyên lau dọn nhà vệ sinh sạch sẽ loại bỏ được vi khuẩn, nên họ không có thói quen đậy nắp bồn câu sau khi sử dụng, hay đóng cửa nhà tắm.
Đậy nắp bồn cầu ngay cả khi xả nước
Nhà vi sinh vật học Philip Tierno của trường Đại học New York khuyên rằng, tốt nhất là bạn nên đậy nắp bồn cầu mỗi khi xả nước.
Việc không đậy nắp bồn cầu trước khi xả nước không những gây bất tiện mà còn rất mất vệ sinh. Bởi chúng sẽ khiến vi khuẩn từ bồn cầu "phát tán" khắp mọi nơi. Đây cũng chính là cơ hội để đám vi khuẩn "bay" vào không khí và "cư trú" khắp nơi ở nhà vệ sinh hoặc phòng tắm, kể cả bàn chải đánh răng, khăn tắm, tường...
Còn chuyên mục "Cách sống - Lời khuyên về sức khỏe và thể chất" của The Times of India của Ấn Độ thì khuyên mọi người rằng, nếu không dùng nhà vệ sinh thì tốt nhất bạn cũng nên đóng nắp bồn cầu lại.
Thông thường, trung bình một người sẽ xả nước bồn cầu tầm 6 lần/ngày, nghĩa là tổng cộng gần 2190 lần/năm. Trong khi đó, các vi khuẩn có thể bị phun cao đến 2,5 m khi xả nước và tồn tại ngoài môi trường tầm 1 tiếng.
Điều này đồng nghĩa là có rất nhiều vi khuẩn xung quanh chúng ta. Đặc biệt là vi khuẩn Salmonella, vi khuẩn Shigella như Norovirus (virus gây tiêu chảy, nôn ói, đau bụng), viêm gan A... có thể đi theo các hạt phân tử vào miệng.
Nhà vệ sinh nếu không dùng cũng nên đóng cửa lại.
Lưu ý:
Dùng nước tẩy rửa chuyên dụng vệ sinh bồn cầu, không chỉ giúp sạch sẽ mà còn diệt vi khuẩn. Bàn chải đánh răng, khăn tắm, quần áo... nên để ra xa khỏi nhà vệ sinh.Sau mỗi lần dùng nhà vệ sinh, hãy ngậm miệng lại mỗi khi xả nước và rửa tay
5 cách "khôn ngoan" trong cuộc sống của bà nội trợ 40 tuổi khiến bạn không khỏi khâm phục Không có ngôi nhà nào có thể sạch sẽ mãi. Đằng sau mỗi ngôi nhà sạch sẽ, ngăn nắp đều có một bà chủ nhà chăm chỉ và tích cực. Nhân vật chính mà chúng tôi giới thiệu với các bạn là một bà mẹ gần 40 tuổi tên Xiao, cô vừa chăm sóc con vừa đi làm, đồng thời quản lý ngôi...