Mẹo đơn giản trị cảm nắng
Những đợt nắng nóng kéo dài suốt mùa hè gây hại cho sức khỏe con người. Nếu không chú ý, bạn rất dễ bị cảm nắng, say nắng. Một vài mẹo trị cảm nắng dưới đây sẽ giúp bạn tự chăm sóc mình cũng như người thân khi bị cảm nắng.
Người bị cảm nắng thường có các triệu chứng như da đỏ ứng nóng dần, mồ hôi ra nhiều, khát nước, đau đầu, chóng mặt, thở nhanh, buồn nôn, tâm thần mệt mỏi. Khi thấy cơ thể có dấu hiệu này bạn cần tìm ngay đến chỗ có bóng mát hoặc nơi mát mẻ để nghỉ ngơi. Bạn cần ống nhiều nước để kiểm soát tình trạng mất nước. Sau đó dùng đá chườm khắp cơ thể để hạ nhiệt.
Bạn cũng có thể sử dụng một số bài thuốc sau để giảm bớt các triệu chứng say nắng:
- Chà nước ép hành tây vào lòng bàn tay hoặc nhai trong miệng để kiểm soát các triệu chứng say nắng.
- Lấy bột sắn dây hòa với nước đun sôi để nguội, cho thêm ít đường uống giúp cơ thể người say nắng dịu mát hơn.
- Giã một miếng bí xanh (đã gọt vở) lấy nước cốt, cho thêm chút muối rồi uống cũng giúp “cắt cơn” say nắng.
Video đang HOT
- Mướp đắng tươi 1 quả, bỏ ruột, nấu nước uống khi bị say nắng.
- Tỏi sống 1 củ to giã nát cho nước chín hòa uống. Chữa cảm nắng, ngất đột ngột.
- Giã hỗn hợp cây nhọ nồi tươi, rau má tươi rồi vắt lấy nước uống giúp làm dịu cơ thể.
- Lá tía tô, lá mã đề vò với một chút nước, uống đặc càng tốt.
- Đậu xanh 60g, hoa mướp tươi 8 bông. Cho nước vừa đủ nấu chín đậu xanh, vớt đậu ra, cho hoa mướp vào nấu sôi. Hãy uống nước khi còn ấm.
- Một số trái cây như dưa hấu , dưa chuột, cam… ép lấy nước uống cũng rất tốt khi bị cảm nắng.
- Sữa cũng là một phương thuốc hiệu quả cho các triệu chứng say nắng. Nên uống 2-3 ly sữa béo/ngày cho đến khi các triệu chứng của say nắng hoàn toàn biến mất.
Trường hợp say nắng nặng, người bệnh cần được cấp cứu thật khẩn trương nhằm chống lại sự tăng nhiệt độ, mất nước và mất muối, chống lại trụy tim mạch và rối loạn thần kinh. Vì vậy, sau khi sơ cứu xong phải nhanh chóng chuyển ngay người bệnh đến một cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời.
Theo Phunutoday
Coi chừng nhiễm sởi khi mang thai
Vì phần lớn chỉ nghe nhắc nhiều đến trẻ em mắc bệnh sởi, nên nhiều người nghĩ rằng bệnh sởi không đáng ngại với người lớn. Tuy nhiên, theo bác sĩ, phụ nữ mang thai nhiễm sởi sẽ bị sẩy thai.
Người mang thai cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để được khỏe mạnh - Ảnh: Shutterstock
Trong những ngày cuối tháng 4, tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM luôn có trên dưới hơn 20 bệnh nhân mắc sởi là người lớn, trong khi trước đó chỉ độ trên dưới 10 người lớn bị bệnh này nằm viện điều trị nội trú. Tính từ đầu năm đến nay, ở bệnh viện này tiếp nhận khoảng 1.000 bệnh nhân mắc sởi, trong đó chiếm khoảng 1/3 là người lớn. Có ngày có 91 bệnh nhân sởi nằm viện tại đây, nhưng có đến 43 ca người lớn. Bệnh xảy ra nhiều trên người lớn là một trong những yếu tố khác thường của diễn biến bệnh sởi năm nay.
Người mang thai cần đề phòng
Theo bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, mặc dù đến nay tại TP chưa có trường hợp tử vong do bệnh sởi, nhưng số mắc vẫn chưa dừng lại, bệnh này lại dễ lây lan. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 (nơi tiếp nhận điều trị cho trẻ mắc sởi), cho rằng mặc dù sởi không gây tử vong nhiều như bệnh tay chân miệng, nhưng nó là bệnh rất dễ lây lan, và lây lan nhanh qua đường hô hấp (ho, hắt hơi), lây qua tiếp xúc gần với người đang bệnh, lây do dính phải dịch tiết mũi họng từ người bệnh.
Nguy cơ lây bệnh xảy ra trước và sau khi phát ban sởi khoảng 4 - 5 ngày. Nếu trong nhà có người mắc sởi thì nguy cơ lây bệnh cho người khác trong gia đình là rất cao (trên dưới 80%) - nếu như các thành viên của gia đình đó chưa có miễn dịch. Với người lớn và trẻ em không có miễn dịch, không tiêm ngừa trước đó, thì nguy cơ bị lây nhiễm sởi ở trẻ em và người lớn là như nhau. Theo bác sĩ Khanh, đáng ngại là chị em phụ nữ đang mang thai, nếu họ bị lây nhiễm bệnh sởi thì có thể dẫn đến sẩy thai. Còn với người lớn nói chung thì biến chứng nặng do bệnh sởi gây ra thường gặp nhất là viêm não, viêm cơ tim (với trẻ em lại khác, biến chứng gặp nhiều là viêm phổi). "Nhưng lưu ý, phụ nữ đang mang thai thì không được tiêm ngừa sởi", bác sĩ Khanh cho biết.
Tránh cảm cúm, cảm nắng
Ngoài ra, trong thời điểm nắng nóng và chuyển mùa ở một số địa phương như hiện nay, rất dễ khiến người ta bị cảm mạo, cảm nắng, sốt ho, sổ mũi. Bác sĩ khuyến cáo, chị em đang mang thai, nhất là mấy tháng đầu thai kỳ cần lưu ý tránh để mắc bệnh cảm cúm; nếu bị cảm cúm, sổ mũi, ho, đau đầu thì không tự ý dùng thuốc chống lại các triệu chứng, biến chứng đó, mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ về thuốc sử dụng. Vì phần lớn các thuốc trị cảm cúm, và trị những triệu chứng trên thường ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Chị em mang thai thời điểm này cần ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc để tăng sức đề kháng cho cơ thể nhằm chống lại bệnh do thời tiết gây ra, để không ảnh hưởng lên thai nhi.
Thanh Tùng
Theo TNO
Chữa cảm nắng, cảm nóng với hoa tầm xuân Tùy theo từng bộ phận của tầm xuân mà tác dụng chữa bệnh cũng có những đặc điểm khác nhau. Tầm xuân thuộc loài cây nhỏ họ quế hoa. Theo quan niệm của y học cổ truyền, tầm xuân có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết chỉ huyết, giải độc giảm đau, thường được dùng để chữa các chứng...