Mẹo đơn giản hạn chế da dầu
Người sở hữu type da dầu thường dễ bị mụn trứng cá, đặc biệt là da luôn nhờn bóng, nhưng nếu biết cách chăm sóc da sẽ hạn chế được tình trạng này…
1. Da dầu, nhờn bóng do đâu?
Da dầu hay còn gọi là da nhờn do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân chính như:
- Da dầu do nội tiết tố : Tình trạng da dầu, tiết nhiều chất bã nhờn thường bắt đầu xuất hiện mạnh ở tuổi dậy thì. Khi nội tiết tố sinh ra quá mức khiến quá trình tiết dầu trên da khó kiểm soát dẫn đến da bị nhờn bóng. Tình trạng này thường xảy ra ở những người đang trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, trong thời kỳ có kinh và thời kỳ mãn kinh.
Chính vì thế, tình trạng da dầu nặng và xuất hiện nhiều mụn trứng cá thường gặp ở lứa tuổi dậy thì cho đến 30 tuổi. Lúc này nồng độ androgen trong nội tiết tố tăng cao, hoạt động sản sinh của tuyến dầu diễn ra mạnh mẽ. Sau 30, làn da sẽ có xu hướng lão hóa do lượng collagen, elastin giảm khiến hoạt động của tuyến bã nhờn chậm lại.
Da tiết nhiều dầu thường gặp nhiều hơn ở độ tuổi dậy thì cho đến 30 tuổi.
- Người hay bị căng thẳng: Khi bị căng thẳng, nội tiết tố có thể tăng lên và kích hoạt tuyến bã nhờn sản xuất nhiều dầu hơn. Nếu kết hợp với chế độ ăn không lành mạnh, đặc biệt là người bị stress có xu hướng ăn vặt nhiều hơn, tiêu thụ nhiều đường hơn sẽ dẫn đến tình trạng da nhờn nghiêm trọng hơn.
- Thời tiết và môi trường: Tác động của thời tiết và môi trường cũng là nguyên nhân chính khiến da tiết nhiều dầu nhờn. Khi thời tiết nồm ẩm, nóng bức sẽ khiến tuyến dầu hoạt động mạnh hơn. Những khu vực khí hậu nóng, độ ẩm cao sẽ khiến cơ chế tăng tiết dầu để bảo vệ da nhiều hơn. Đồng thời môi trường nhiều khói bụi khiến lỗ chân lông dễ bị bít tắc cũng kích hoạt chế độ tăng tiết dầu, bã nhờn cùng bụi bẩn, vi khuẩn khiến da nhiều dầu và tăng mọc mụn…
- Thói quen sinh hoạt: Thức khuya dậy muộn, ăn ngủ/làm việc thiếu khoa học… cũng là nguyên nhân khiến da tiết dầu, mọc nhiều mụn hơn.
- Chăm sóc da chưa đúng cách: Khi quy trình chăm sóc da sai cách khiến lỗ chân lông bị bít tắc, chất nhờn tiết da nhiều, tích tụ trên da càng khiến lỗ chân lông to hơn, dễ nổi mụn trứng cá hơn. Hơn nữa, nhiều người bỏ qua bước dưỡng ẩm vì nghĩ sẽ khiến da càng nhờn bóng hơn. Nhưng đây là quan niệm sai lầm bởi dù da tiết nhiều dầu cũng không cung cấp đủ độ ẩm cho da. Ngược lại, nếu không được cấp ẩm đủ, tình trạng tiết dầu trên da càng nhiều hơn.
Rửa mặt quá nhiều cũng khiến da tăng tiết dầu.
Người sở hữu da dầu thường nghĩ phải sử dụng các sản phẩm vệ sinh da có thành phần tẩy rửa mạnh để giúp làm sạch dầu nhờn trên da. Các chất như sodium lauryl sulfate, sodium laureth sulfate, ammonium laureth sulfate… là những thành phần tẩy rửa mạnh, khi mới rửa mặt xong cảm thấy da khô và sạch bong. Nhưng nếu thường xuyên sử dụng thì da sẽ tăng tiết bã nhờn để bổ sung độ ẩm cho da, từ đó da sẽ bị bóng nhờn hơn.
- Rửa mặt quá nhiều: Khi da bị bóng nhờn cũng không nên rửa mặt quá nhiều lần trong ngày. Bởi rửa mặt nhiều, loại bỏ các chất nhờn cũng như độ ẩm trên da, da sẽ bị mất đi lớp dầu bảo vệ, dễ bị tổn thương hơn.
2. Mẹo chăm sóc để da không bị nhờn bóng
Video đang HOT
Khi đã biết nguyên nhân khiến da tiết nhiều dầu, nhờn bóng thì cách xử trí đúng đắn là loại bỏ các yếu tố nguy cơ. Trong đó yếu tố nội tiết khiến da dầu và mọc nhiều mụn trứng cá, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nội tiết để hướng dẫn xử trí, điều trị.
Các bước có thể thực hiện tại nhà như sau:
- Vệ sinh da mặt: Bước tẩy trang và rửa mặt đúng cách vào buổi tối là rất quan trọng trong việc chăm sóc da dầu. Làm sạch da sẽ giúp lỗ chân lông thoáng hơn, giảm độ nhờn bóng và ngăn ngừa được sự xuất hiện của các loại mụn.
Nên dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ, dành riêng cho da dầu. Không nên chọn loại có độ pH cao. Rửa mặt nhẹ nhàng trong khoảng 1 phút với nước ấm sẽ làm sạch da hiệu quả hơn. Không nên dùng nước lạnh hoặc nước nóng và cũng không rửa mặt quá 3 lần mỗi ngày và chỉ nên dùng sữa rửa mặt vào mỗi buổi sáng – tối. Nếu dùng sữa rửa mặt quá nhiều lần trong ngày sẽ khiến da khô và tăng tiết dầu nhờn.
Sau khi rửa mặt cần sử dụng nước cân bằng da, giúp làm sạch sâu, se khít lỗ chân lông và cân bằng độ pH cho làn da mụn. Mỗi tuần tẩy da chết 2-3 lần.
- Chế độ ăn: Kiểm soát chế độ ăn uống hợp lý, tránh xa thực phẩm không có lợi cho làn da như thực phẩm chiên, xào, thức ăn nhanh… Các thực phẩm này sẽ khiến da tăng tiết dầu nhờn và khiến da dầu dễ bị mụn. Nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A như khoai lang, cà rốt, rau cải xoăn, rau bina, ớt chuông và các loại trái cây tươi nhiều nước như cam, dưa hấu…
Cũng nên cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, mỗi ngày 1,5 -2 lít nước.
Có thể dùng giấy thấm dầu nhưng không nên lạm dụng.
- Dùng giấy thấm dầu: Thay vì rửa mặt quá nhiều lần/ngày thì có thể dùng dấy thấm dầu khi thấy da quá bóng nhờn. Giấy thấm dầu là giải pháp tức thì nhưng tạm thời và không nên quá lạm dụng. Mỗi ngày cũng chỉ nên dùng 2-3 lần vì nếu lạm dụng giấy thấm dầu, da có thể bị khô, gây kích ứng. Hơn nữa da có thể lại tăng cường tiết dầu để cân bằng da còn nhiều hơn ban đầu.
Nên sử dụng giấy thấm dầu của các nhãn hàng uy tín, nhẹ nhàng dùng ngón tay ấn nhẹ và dừng lại khoảng 1-2 giây để lượng dầu thấm ra giấy nhiều hơn. Không nên dùng lực mạnh để lau lướt qua da quá nhanh vì sẽ không lấy đi hết lượng dầu mà còn có thể làm tổn thương da.
- Dưỡng ẩm cho da:Là bước không thể thiếu cho mọi type da. Kem dưỡng ẩm có thể cung cấp dưỡng chất, giúp tạo độ đàn hồi và duy trì độ ẩm cần thiết. Nhưng với người sở hữu type da dầu, nên chọn loại kem dưỡng ẩm gốc nước, không chứa dầu để tránh da bóng nhờn hơn. Sử dụng loại dưỡng ẩm nhẹ có chứa hyaluronic acid và các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên với công thức không gây dị ứng, không làm tắc nghẽn lỗ chân lông để kiểm soát tuyến bã nhờn một cách hiệu quả.
Làm thế nào để dùng kem ủ đúng cách giúp mái tóc luôn suôn mượt?
Không phải loại kem ủ tóc nào cũng phù hợp với loại da đầu, chất tóc của bạn nên cần lưu ý một số yếu tố để lựa chọn cho mình một sản phẩm ủ tóc thích hợp.
(Nguồn: Getty images)
Một mái tóc óng ả, suôn mượt là điều mà bất cứ chị em nào cũng mong muốn. Sử dụng kem ủ thường xuyên là một cách giúp mái tóc của bạn trở nên suôn mượt, chắc khỏe và phục hồi hư tổn cho tóc trong thời gian dài.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ủ tóc có tác dụng gì và cách ủ tóc đúng để làm đẹp mà không gây tổn hại cho tóc.
1. Tác dụng của việc ủ tóc
Mỗi ngày mái tóc của chúng ta phải chịu nhiều tác động từ bụi bẩn, nắng, gió; chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học, tâm lý căng thẳng, thức khuya, dùng chất kích thích,... Những tác nhân này đều khiến cho tóc bị khô, xơ, rối, gãy rụng, chẻ ngọn.
Bên cạnh đó, việc sấy tóc thường xuyên, hay dùng hóa chất tạo kiểu tóc,... cũng làm tăng nguy cơ khiến tóc hư tổn.
Vì vậy, việc ủ tóc định kỳ chính là giải pháp để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho tóc được phục hồi và khỏe mạnh, mềm mượt hơn.
2. Chọn kem ủ phù hợp
Không phải loại kem ủ tóc nào cũng phù hợp với loại da đầu, chất tóc của bạn nên cần lưu ý một số yếu tố để lựa chọn cho mình một sản phẩm ủ tóc thích hợp.
Nếu tóc bạn khô và xơ, hãy lựa chọn các sản phẩm ủ tóc có chứa dưỡng chất dưỡng ẩm như dầu dừa, jojoba, ôliu, hoặc các thành phần tự nhiên như mật ong, bơ, sữa chua sẽ giúp tóc đạt độ ẩm cần thiết và giảm khô xơ.
Đối với tóc dầu và bết, bạn nên chọn sản phẩm ủ tóc có tác dụng điều tiết bã nhờn, giảm dầu và không gây bết tóc. Các thành phần như trà xanh, nha đam, bạc hà, hoặc đất sét là lựa chọn tốt cho tóc dầu.
Nếu tóc của bạn hư tổn và chẻ ngọn do nhuộm, uốn, duỗi hoặc sử dụng máy sấy, máy là tóc, hãy chọn sản phẩm ủ tóc có chứa protein, keratin, hoặc các thành phần phục hồi tóc như tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu bưởi, hoặc chiết xuất từ tơ tằm
3. Quy trình ủ tóc
Sau khi lựa chọn được loại ủ tóc phù hợp với tóc của mình, bạn cần biết cách thực hiện quá trình ủ tóc đúng cách để đạt được hiệu quả tối ưu.
Bước 1: Gội đầu
Làm sạch tóc là yếu tố quan trọng hàng đầu trước khi thực hiện ủ tóc. Việc này giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu nhờn, và sản phẩm chăm sóc tóc cũ, tạo điều kiện cho sản phẩm ủ tóc thẩm thấu tốt hơn.
Sau khi gội xong, bạn để cho tóc ráo nước hoặc có thể dùng khăn bông lau nhẹ tóc nhưng vẫn giữ lại độ ẩm cần thiết cho tóc.
Bước 2: Bôi kem ủ
Bạn lấy một lượng kem ủ vừa đủ cho vào lòng bàn tay, sau đó thoa nhẹ nhàng từ gốc đến ngọn. Đối với phần ngọn tóc, bạn nên dùng lượng kem ủ nhiều hơn, vì phần này dễ tổn thương, cháy nắng và chẻ ngọn.
Để lượng kem được phủ đều lên tóc, tốt nhất bạn nên chia nhỏ từng phần. Bạn nên dùng tay hoặc lược thưa để đảm bảo kem ủ được chia đều ở mọi vị trí. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế việc thoa kem ủ quá sát chân tóc để tránh tình trạng đổ dầu nhiều hơn.
Sau khi bôi kem, bạn nên dùng khăn bông quấn quanh tóc để đảm bảo hiệu quả ủ cao hơn.
Bước 3: Ủ tóc
Trong quá trình ủ tóc, bạn có thể sử dụng máy sấy tóc ở mức nhiệt vừa phải vào phần khăn ủ, khiến kem ủ bên trong nóng lên giúp tóc dễ dàng hấp thụ dưỡng chất.
Thời gian ủ tóc thích hợp là từ 15-20 phút. Không nên ủ quá lâu vì kem ủ có thể gây cảm giác nhờn và bóng cho tóc hoặc da đầu.
(Ảnh: Unplash)
Bước 4: Xả sạch tóc
Sau khi tóc đã được ủ xong, bạn nên tháo khăn và xả sạch tóc. Tóc nên được xả bằng nước lạnh sẽ tốt hơn và nên xả đến khi nào nước trong và các lớp kem ủ không còn nữa.
Bước 5: Làm khô tóc
Sau khi xả sạch tóc, bạn có thể dùng khăn bông lau tóc và để tóc khô tự nhiên. Trong trường hợp cần dùng máy sấy tóc, bạn nên để ở chế độ sấy mát và nhiệt độ thấp để tránh làm tổn thương tóc.
Lưu ý khi sử dụng kem ủ tóc:
- Chọn loại kem ủ tóc phù hợp
- Không dùng thay kem xả hàng ngày
- Không nên dùng kem ủ tóc thường xuyên, tần suất sử dụng thích hợp là 1 lần/tuần.
- Nên sử dụng trong thời gian dài để thấy được hiệu quả./.
Chăm sóc da dầu đúng cách trong mùa hanh khô Điều kiện thời tiết hanh khô vào mùa đông ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng giữ ẩm của làn da, kể cả đối với da dầu cũng sẽ khiến khiến làn da khô, ngứa và thậm chí là lão hóa sớm. Để khắc phục những vấn đề trên và lấy lại làn da mịn màng, bạn hãy nắm một số bí quyết...