Mẹo dọn dẹp không gian sống để hạn chế lây lan virus trong mùa dịch
Theo các chuyên gia, việc dọn dẹp vệ sinh nhà cửa sạch sẽ sẽ góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 trong không gian sống, nhất là với những gia đình có bệnh nhân mắc Covid-19.
Sàn nhà là bề mặt cần được làm sạch cẩn thận. (Ảnh: Pinterest)
Chia sẻ với Infonet, bà Trần Thị Dung (công tác tại Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, việc giữ nhà cửa sạch sẽ là biện pháp quan trọng giúp phòng chống dịch Covid-19, bởi virus có thể lây qua đường hô hấp như bọt khí, giọt bắn, không khí; qua tiếp xúc với F0 hoặc tiếp xúc với các bề mặt có nhiễm mầm bệnh.
Theo bà Dung, các gia đình nên dọn dẹp nơi ở với tần suất 2 lần/ngày. Trong đó, lưu ý đến các bề mặt như: Mặt bàn, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, công tắc đèn, thiết bị điện tử, thành giường, bồn cầu, labo rửa tay… Ngoài ra, cần thường xuyên làm sạch một số bề mặt phát sinh vết bẩn khác (sân vườn, sàn nhà, nơi có diện tích đi lại nhiều).
Nên đeo găng tay khi lau dọn nhà vệ sinh. (Ảnh: Pinterest)
Trong quá trình thực hiện, người dọn cần trang bị đầy đủ các dụng cụ vệ sinh, đeo găng tay. Lưu ý rằng, các dụng cụ dọn dẹp ở phòng của người cách ly với các phòng khác phải được tách riêng; đồng thời đảm bảo chúng luôn khô ráo, sạch sẽ. Phòng của người cách ly cũng nên do chính họ tự dọn. Trường hợp họ không thể thực hiện, gia đình có thể để một thành viên khác vệ sinh hộ nhưng phải mặc đồ bảo hộ cẩn thận.
Còn theo Bác sĩ Bùi Thị Yến Nhi (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM), việc ưu tiên vệ sinh, khử trùng là thói quen quan trọng giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus SARS-COV-2 tại chính nơi ở. Các thành viên có thể dùng khăn lau hoặc cồn với nồng độ ít nhất là 60%, sau đó lau các đồ dùng thường xuyên chạm vào như: Điều khiển tivi, bàn phím, màn hình điện thoại, máy tính bảng, công tắc đèn, nút bấm cầu thang, mặt ghế, mặt bàn, các tay cầm của cửa và vòi nước…
Màn hình điện thoại cũng cần được làm sạch thường xuyên. (Ảnh: Pinterest)
Video đang HOT
Riêng với bề mặt thảm (màn, chăn ga, thảm, quần áo), nước ấm và xà phòng được cho là có công dụng tốt trong việc phá huỷ màng lipid chứa virus. Mọi người có thể làm sạch những vật dụng này bằng nước ấm, xà phòng hoặc kết hợp thêm chất tẩy rửa chuyên dụng. Tuy nhiên, trước khi giặt không nên giũ trang phục bẩn vì có thể làm lây mầm bệnh ra ngoài không khí. Quần áo sau khi giặt cũng cần được làm khô hoàn toàn.
Việc khử trùng là cần thiết nếu trong gia đình có người bị bệnh hoặc vừa có F0 bước vào nhà trong thời gian 24 giờ trước. Lúc này, hãy mua khăn tẩm hoá chất khử trùng; đơn giản hơn là pha hỗn hợp Ethanol 62 – 71% hoặc Natri hypoclorid 0,1%, sau đó lau trong vòng 1 phút.
Các thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, giúp bảo vệ cơ thể khoẻ mạnh trong mùa dịch. (Ảnh: ĐIện máy Xanh)
Để bảo vệ sức khoẻ trong mùa dịch, bên cạnh việc vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, mọi người cũng cần bổ sung chế độ dinh dưỡng cân bằng. Theo Tuổi trẻ Online, các vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cần được ưu tiên. Ngoài ăn trực tiếp, có thể pha chế trái cây dưới dạng nước ép, sau đó sử dụng ngay. Mầm bệnh có thể xuất hiện trên cả bề mặt lương thực, thực phẩm. Chính vì vậy, cần ăn chín, uống sôi; nếu cần thiết, có thể tráng nước sôi bát, đũa, thìa… trước khi dùng.
Có thể điểm qua các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất thiết yếu như: Thịt nạc, các loại cá béo, dầu thực vật, đậu nành, các loại rau xanh, trái cây màu cam, ngũ cốc dinh dưỡng và sữa tăng cường…
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp mọi người nhận thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh nhà cửa để hạn chế virus lây lan; cũng như xây dựng chế độ ăn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Nâng cấp ngôi nhà trở nên sành điệu bằng những món đồ cũ
Dưới đây là những món đồ cũ tưởng chừng như bỏ đi, nhưng qua bàn tay sáng tạo nó đã được biến thành những vật dụng có ích và giúp tô điểm thêm sự sang trọng, tinh tế hơn cho ngôi nhà.
Ngôi nhà vẫn lưu giữ lại những tay nắm cửa từ năm 1928.
Những chiếc băng ghế ở sân bay từ những năm 1970 được tận dụng như đồ trang trí độc lạ.
Chiếc tủ lưu trữ tài liệu từ năm 1963 tân trang và trở thành vật dụng hữu ích.
Chiếc radio cổ điển trở nên hoàn hảo khi được kết hợp với chú ngựa trang trí.
Chiếc bàn làm việc đem đến vẻ hoài cổ cho ngôi khi được xuất hiện trong không gian sống.
Bức tường trưng bày đầy tính nghệ Lò sưởi cũ từ năm 1960 đã được chúng tôi tân trang với những món đồ cũ đã được sưu tầm khá lâu.
Lò sưởi cũ từ năm 1960 đã được tân trang để trở thành điểm nhấn trong phòng ngủ.
Chiếc nôi từ năm 1979 được chủ nhân ngôi nhà giữ lại và biến tấu thành vật dụng trang trí khá hữu ích./.
Khó tin với những không gian sau khi dọn dẹp sạch sẽ Sự khác biệt đến khó tin về những hình ảnh không gian sống sau khi được chủ nhân dọn dẹp sạch sẽ. Thật bất ngờ với một không gian mới lạ sau một ngày dọn dẹp đống bừa bộn ấy. "Cuối cùng thì tôi cũng phải dọn dẹp đống hỗn độn sau phẫu thuật của mình và cảm thấy thật hài lòng". Quá...