Mèo đến nhà thì khó chó đến nhà thì sang: Hiểu làm sao cho đúng?
Góc nhìn của dân gian, khoa học và Phật giáo về quan niệm: Mèo đến nhà thì khó chó đến nhà thì sang, có nhiều điểm khác nhau và rất đáng để tìm hiểu.
Một câu nói quen thuộc trong dân gian: “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang” được tạm hiểu là nếu có một chú mèo đến nhà nghĩa là gia đình đó sắp tới làm ăn khó khăn, có trở ngại; ngược lại, nếu một chú chó vô tình lạc vào nhà thì có thể sắp tới gia đình đó gặp nhiều may mắn, cuộc sống thuận lợi.
1. Theo quan niệm dân gian
Quan niệm dân gian vẫn chỉ là sự đúc kết, trải nghiệm của ông bà, tổ tiên, dòng tộc để lại, được truyền qua các thế hệ, và một hiện tượng lặp đi lặp lại quá nhiều nên họ chiêm nghiệm ra mà không có cơ sở khoa học, việc mèo vào nhà thì khó chó vào nhà thì sang cũng là một quan niệm được người xưa đúc kết lại.
Mèo đến nhà thì khó
Mèo dù là vật nuôi trong nhà nhưng chúng thực sự không gần gũi, không tình cảm, nếu gia đình cho chúng ăn ngon, yêu chiều nó thì nó ở lại. Thế nhưng nếu không đủ ăn thì nó sẵn sàng bỏ chủ đi bất cứ lúc nào, nhất là khi chúng đã trưởng thành. Chính việc bỏ đi đột ngột, bất cứ lúc nào của mèo, thể hiện sự mất mát nên người ta quan niệm mèo đến là mang đến xui xẻo, điềm xấu xa.
Nhìn chung, trong quan điểm dân gian, con người không có thiện cảm lắm với mèo nên nếu có một chú mèo hoang đến nhà là điều tối kỵ, chủ nhà sẽ cố gắng xua đuổi chúng đi.
Người Trung Quốc cũng có câu “Chó đến thì tiền tài, mèo đến thì tang ma” cũng hàm nghĩa là mèo mang đến tin buồn cho gia chủ. Thế nhưng thực hư thế nào, chuyện giải thích cho rành rẽ không hề đơn giản vì thế chúng ta cũng đừng vì thấy mèo vào nhà mà quá hoang mang.
Vì sao chó đến nhà thì sang?
Ngược lại với mèo, chó dù là vật hoang dã được con người mang về thuần phục nhưng chúng rất nhanh chóng thích nghi, chẳng bao giờ đột ngột bỏ đi như mèo.
Từ bao lâu nay, chú chó càng ngày càng trở thành vật nuôi gần gũi, trung thành, sống rất tình cảm, quấn quýt bên con người. Dù chủ của nó giàu có hay nghèo khó nó vẫn ở bên giữ của và bảo vệ chủ. Có không ít chú chó cứu người, thậm chí khi chủ qua đời, chó còn nhịn đói canh mộ rất cảm động. Trong kinh Phật nói đến chó như là một loài rất khôn ngoan, biết dẫn đường cho chúng Tăng đi khất thực, dẫn đường cho chúng Tăng đi về Tịnh xá…
Xuất phát từ đặc tính của nó nên người ta thường làm cả tượng con chó đá ở cổng nhà, cổng chùa để trông nhà, trông chùa,… cảnh báo kẻ gian, ngăn trừ tà ma. Chó vì thế mà cũng được xem là biểu hiện của thần giữ của nên nhìn thấy chó là người ta nghĩ tới hình ảnh giàu sang.
Nhìn chung, chó được mọi người rất quý, thậm chí nhiều gia đình rất tin tưởng và còn nuôi chó để trông trẻ. Cho nên, từ đó chúng ta có thiện cảm với con chó bởi có niềm tin rằng nó đem lại điều may, điều lành.
Câu chuyện dân gian về “chó đến nhà thì sang”
Dân gian vẫn quan niệm: “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang”, điều này xuất phát từ câu chuyện được truyền miệng thời Lý Công Uẩn – tức vua Lý Thái Tổ. Tương truyền, năm Lý Công Uẩn ra đời (năm Giáp Tuất 974) ở quê ông có chú chó con màu trắng đốm lông vàng hình chữ “Vương” trên lưng vừa sinh ra ngụ ý: “Năm Tuất sinh người làm vua”.
Đến năm Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, bỗng có chú chó cái bụng mang dạ chửa băng từ núi Ba Tiêu lên đỉnh Nùng (vườn Bách Thảo) rồi hạ sinh chú chó con. Mãi đến năm Nhâm Tuất, cả chó mẹ lẫn con đều hóa đá. Về sau, cũng tại đây được lập nên “Chính điện đài” và xây ngôi miếu cạnh bên để thờ “Cẩu Nhi”.
Video đang HOT
Ý nghĩa câu nói: “Chó vào nhà thì sang” được người xưa đúc kết từ quá trình nuôi dưỡng cùng nhiều huyền thoại về sự gắn bó giữa người và chó mà trong đó điển hình nhất là tích “Cẩu Nhi” minh chứng cho sự hưng thịnh của một triều đại thời Lý.
2. Theo góc nhìn khoa học
Con người, con vật hay cây cối, hoa cỏ đều có trường sinh học. Cụ thể đối với loài chó mèo, những chỗ nào có trường sinh học lành thì chó hay tìm đến, tức là nằm ở chỗ đó nó thấy dễ chịu. Mèo hay trú ngụ ở những chỗ trường sinh học không tốt đối với con người nhưng đối với mèo là tốt nên nó đến. Một số nhà khoa học nghiên cứu thấy vậy. Vì thế, mèo đến nhà, người ta nghĩ là xúi quẩy, khó khăn, không tốt.
Người Trung Quốc cũng có câu tương tự “Mèo đến thì khó, chó đến thì giàu” (Miêu lai cùng, cẩu lai phú). Họ quan niệm mèo vô chủ (lưu lãng miêu) tự nhiên đến nhà là điềm gia chủ sắp đến vận bần cùng. Ngược lại, chó vô chủ (lưu lãng cẩu) tự dưng đến nhà là điềm gia chủ sẽ được giàu có.
3. Theo góc nhìn của Phật giáo
Theo quan điểm nhà Phật, chúng ta biết không phải do những con vật đem điều khó khăn hay cái sang giàu đến nhà mà điều đó phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta. Con chó hay con mèo đến không phải điều ngẫu nhiên, có thể nhân duyên là điềm báo. Vậy đó là nhân duyên gì?
Nếu gia đình sắp xảy ra điều gì đó không tốt hoặc ở nơi đất nhà mình có những từ trường không tốt xuất hiện, cảm lên khiến cho con mèo đến. Vì mèo linh cảm được những chỗ từ trường xấu nên nó đến. Chứ không phải do con mèo đem điều xấu đến, mà điều xấu ấy là từ chúng ta.
Chúng ta là chính báo, môi trường sống của chúng ta là y báo. Nếu chúng ta phúc báu tốt đẹp thì môi trường sống trở nên tốt đẹp, đất trở nên lành hơn. Nhưng khi chúng ta phúc cạn, họa sắp đến thì xảy ra những điềm xấu. Có thể xuất sinh những từ trường không tốt hoặc có những vong linh ác quỷ không tốt đến, đem theo từ trường xấu và con mèo cảm nhận được. Vậy suy ra muôn sự phải ở chính ta, không phải do con chó hay con mèo. Con chó, con mèo chỉ là vật cảm ứng mà thôi.
Ví như chúng ta là nam châm, đi đến đâu thì đinh, mạt sắt sẽ cảm ứng, hút vào. Nếu bản thân tốt đẹp thì sẽ cảm ứng những điều tốt đẹp. Ngược lại, bản thân sắp xảy ra điềm báo thì sẽ cảm ứng những điều không tốt.
Qua đó, chúng ta nhận thấy rằng không phải do con vật này con vật kia mang điềm gở hay điềm lành đến mà là do chúng ta tạo nên.
4. Hóa giải mèo vào nhà bằng cách nào?
Có thể nói, sự xuất hiện của một con mèo lạ trong nhà là một điềm báo. Nếu vẫn cảm thấy lo lắng khi “mèo đến nhà thì khó”, bạn nên làm gì khi mèo vào nhà?
Theo quan niệm dân gian, vì xem mèo là thứ xui xẻo nên tìm cách hóa giải bằng muối – thứ dùng để tẩy sạch sự ô uế, xua đuổi ma quỷ trong nhà. Khi thấy mèo lạ xuất hiện, đặc biệt là mèo đen, theo tử vi hãy nắm một nắm muối ném qua vai trái, bạn nên lưu ý không ném muối qua vai phải để tránh tăng thêm sự xui xẻo.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng ba trái chanh tươi, tách ra và nhét muối hột vào. Sau đó, bạn để chúng vào đĩa, đặt ở một góc nhà. Sau 1 tuần, bạn vứt chanh ở bãi đất trống xa nhà.
Những mẹo này có thể khiến cục diện xoay chuyển và phòng tránh những xui xẻo cho gia đình.
Tuy nhiên, theo góc nhìn Phật giáo, khi biết rằng mèo đang ngầm đưa ra một thông báo về một chuyện chẳng lành sắp tới vì nó cảm nhận được năng lượng của chúng ta. Thay vì tức giận, xua đuổi mèo đi thì hãy xem chúng là sứ giả báo tin cho mình, chăm sóc cho nó nếu có thể.
Sau đó, không nên ngồi im mà chờ đợi xem sự việc có diễn ra như việc con mèo vào nhà bạn hay không, thay vào đó, ngay lập tức ta phải tìm cách thay đổi năng lượng của bản thân. Ví dụ trường khí của mình quá yếu, thu hút năng lượng âm thì cố gắng cải thiện.
Cụ thể như việc ta chăm chỉ tập thể thao, làm nhiều việc tốt, giúp đỡ nhiều người, yêu thương mọi người xung quanh mình hơn nhằm gia tăng thêm phúc báu, hạn chế hoặc đẩy lùi những chuyện xui xẻo có thể xảy ra.
Tại sao không nên soi gương vào ban đêm theo quan điểm tâm linh?
Vì sao ông bà ta thường khuyên con cháu rằng không nên soi gương vào ban đêm? Ẩn sau câu hỏi này là những truyền thuyết đầy ma mị, đáng sợ.
1. Truyền thuyết đáng sợ về việc soi gương vào ban đêm
Những người già ngày xưa thường dạy con cháu rằng: Ban ngày trang điểm cho người khác nhìn, ban đêm trang điểm cho ma quỷ xem. Bởi vậy, buổi tối không nên soi gương để tránh nhìn thấy những thứ dơ bẩn.
Vì thế, khi tối đến, người xưa thường dùng tấm vải hay những thứ tương tự để che tấm gương lại. Có rất nhiều chuyện xưa kể về lý do vì sao ban đêm không thể soi gương.
Những người tin vào thế giới tâm linh đều cho rằng, đằng sau chiếc gương là thế giới của ma quỷ, âm hồn. Có rất nhiều chuyện xưa kể về lý do vì sao ban đêm không thể soi gương.
Có thuyết nói rằng, vì nếu nhìn chăm chú sẽ khiến gương bị vỡ ra, bị gương hút vào trong. Cũng có truyền thuyết kể rằng nếu soi vào gương vỡ mà thấy mắt trên khuôn mặt thứ 13 nhắm lại thì người đó sẽ nhanh chóng mất mạng.
Hay cũng có người nói, vào 2 giờ đêm là không thể soi gương vì sẽ nhìn thấy cái bóng thứ hai, ban đêm soi gương sẽ nhìn thấy kiếp trước của mình...
Mỗi người đều có ba hồn bảy vía, buổi tối lại là thời gian âm thịnh dương suy, quỷ khí tăng cường, nếu soi gương thì sẽ có thể nhìn thấy những hình ảnh rất khủng khiếp, đáng sợ.
Có một câu chuyện kinh dị về việc soi gương vào ban đêm vẫn được lưu truyền trong dân gian từ xưa đến nay, kể về một gia đình có 2 anh em trai. Cả hai anh em đều lần lượt lấy vợ, chị dâu cả ghen tị với em dâu xinh đẹp hơn mình. Ngày nào, cô chị cũng thấy em dâu chải đầu vấn tóc rất đẹp, liền lén theo dõi.
Kết quả là người chị dâu phát hiện, mỗi khi đêm đến, cô em dâu thường ngồi trước chiếc gương đồng, xõa tóc ra chải dưới ánh đèn mờ ảo. Chị dâu cả nhìn vào trong gương,thấy một con quỷ hình hài gớm ghiếc sợ quá ngất đi. Từ đó, có truyền thuyết cho rằng những người nửa đêm ngồi trước gương chải tóc đều là quỷ.
Vì thế nên ông bà xưa thường xuyên khuyên bào con cháu không nên soi gương vào ban đêm. Liệu những câu chuyện tâm linh ma mị có đúng không? Lý giải nào cho những lời khuyên bảo ấy?
2. Lý giải việc soi gương ban đêm nhìn dưới góc nhìn văn hóa
Dưới góc nhìn văn hóa xa xưa, những người phụ nữ hay soi gương vào ban đêm thường là người không đức hạnh. Những người này nếu không phải là yêu đương vụng trộm, tư tình, tà niệm thì cũng là phong trần nữ nhân, long đong vất vả. Bởi vậy, gương thường được mang đi cất giấu kỹ đi. Những người mẹ thông thường đều dạy con nhớ kỹ những điều này.
3. Lý giải việc soi gương ban đêm nhìn dưới góc độ tâm linh
Trên thân thể bất luận một người nào đều có bảy phần nhân khí, ba phần quỷ khí. Cũng chính là, tự thân người đã có một thể thống nhất âm dương. Tuy nhiên, tỷ lệ âm dương của thân thể con người có thể phát sinh biến hóa.
Vào buổi tối, nhất là ban đêm thì âm thịnh dương suy, quỷ khí tăng lên. Lúc này, soi gương càng khiến cho nhân khí bị tiêu tán và sẽ xảy ra hiện tượng nhìn thấy những điều không nên nhìn.
4. Việc soi gương ban đêm nhìn dưới góc độ phong thủy
Trong phong thủy, gương được gọi là "quang sát", là một loại công cụ được dùng để phòng ngừa sát khí và những điều hung dữ. Tuy nhiên, việc soi gương quá nhiều cũng không tốt.
Gương không những có thể hút tà khí mà còn có thể hút các loại khí khác. Ban ngày, con người hoạt động nhiều nên cơ thể được bổ sung đầy đủ khí, nhưng ban đêm khi ngủ, khí sẽ không được bổ sung đầy đủ. Chính vì thế, soi gương quá nhiều và ban đêm sẽ khiến con người bị hút các luồng khí tích cực, làm cơ thể thêm mệt mỏi.
Ngoài việc không nên soi gương, gia đình cũng không nên kê giường sát vào tường, đặc biệt nên hạn chế việc để gương trong phòng ngủ. Bởi khi con người ngủ, năng lượng sẽ giảm xuống, sức chống cự hạ thấp. Nếu gương đặt trong phòng ngủ có thể đem sát khí phản chiếu lên giường, gây hại cho sức khỏe con người.
5. Những điều kiêng kỵ lúc 12h đêm đừng nên phạm phải
Theo quan niệm tâm linh, 12h đêm được xem là thời khắc thiêng liêng, thời khắc chuyển giao giữa ngày cũ sang ngày mới, là lúc âm khí của âm hồn mạnh nhất, dương khí của con người yếu nhất nên rất dễ bị ma quỷ hù dọa và quấy phá. Để đảm bảo không bị ma quỷ ám vận, xúi giục làm điều sai trái và gặp phải những điều xui rủi bạn hãy thuộc lòng những điều cấm kỵ lúc 12h đêm sau:
- Không nhìn ra cửa sổ hay soi gương : Nửa đêm là giờ thiêng, người ta kiêng vì e rằng có thể nhìn thấy điều gì đó không thuộc về thế giới người bình thường. Nếu lỡ nhìn thấy thứ gì đó lạ thường thì nhất định không được để ý đến nó mà phải lờ đi như không biết. Soi gương vào nửa đêm cũng tiềm ẩn những nguy cơ tương tự bởi gương được quan niệm là con đường nối giữa thế giới âm và dương, là cánh cửa đưa người "khuất mặt" đến thế giới con người.
- Không đi một mình : Nếu như bạn nghe thấy đằng sau có tiếng gọi từ đằng sau thì cũng tuyệt đối không được trả lời hay quay đầu lại nhìn. Đây là một trong những trò đùa của ma quỷ để trêu ghẹo con người.
- Không đốt vàng mã : Vàng mã dành cho người âm, lại đốt vào giờ thiêng âm khí cực thịnh, khó tránh việc ma quỷ kéo lại gần hưởng lộc.
- Không phơi quần áo : Phơi quần áo bán đêm sẽ khiến vong hồn cô đơn, vất vưởng không người thờ cúng sẽ "mượn" và để lại "quỷ khí" ám vào quần áo, mang đến những rủi ro cho người mặc và không tốt cho sức khỏe.
- Không nhìn lại phía sau : Nếu bạn lái xe ở ngoài đường vào lúc 12 giờ đêm thì nên hạn chế việc nhìn lại đằng sau, nếu như có nhìn nhất định phải giữ bình tình, không được có ý nghĩ "không lẽ có ma đi theo sau mình sao?" hay những câu hỏi đại loại như vậy. Vì ma quỷ luôn luôn đi theo những suy nghĩ sợ hãi hoang mang của con người, bạn càng sợ, chúng càng trêu chọc bạn, dễ gây tai nạn nguy hiểm.
Càng là ngày rằm, mùng 1 hàng tháng thì càng nên hạn chế ra đường giờ này, bởi đây là dịp xá tội vong nhân. Có ai gọi tên thì đừng vội thưa hay quay đầu nhìn bởi theo người xưa, đây có thể là trò đùa cợt của ma quỷ nhằm trêu ghẹo con người.
- Không mở cửa vào ban đêm : Kiêng mở cửa vào ban đêm, lỡ đã mở thì phải bình tĩnh, có đồ vật gì bên ngoài cũng không được nhặt lên, tránh xui xẻo.
Theo lời xưa kể lại, có người nửa đêm nghe tiếng gõ cửa bèn thức dậy mở cửa, chẳng thấy ai ngoài một đôi găng tay. Tò mò nhặt lên đeo, người này từ đó hứng chịu đủ điều xui xẻo. Vì thế người ta kiêng mở cửa vào ban đêm, lỡ đã mở thì phải bình tĩnh, có đồ vật gì bên ngoài cũng không được nhặt lên.
5 loại cây 'khắc' Thần tài, trồng trước cửa nhà tài lộc khó đến Nếu bạn muốn tăng lộc khí cho gia đình, nên tránh xa những loại cây dưới đây kẻo dễ dụ tai ương. Cây đa Cây đa là loại cây cổ thụ khá quen thuộc với người dân nước ta. Cây đa thường được trồng ở những nơi đất rộng, bóng cây to, là nơi mọi người thích hóng mát. Tuy nhiên, bạn không...