Mèo cưng với những tư thế thách thức mọi định luật vật lý
Những định luật vật lý đưa ra là không thể chối cãi. Nhưng có vẻ như chúng không được áp dụng với loài mèo.
Bức ảnh khiến người xem khó phân biệt đâu là thật đâu là ảo. Có người gọi chú mèo này là “mèo của nhà vật lý học Erwin Schrodinger”.
Trốn như thế này thì đố ai tìm thấy.
Tư thế đứng ngang kỳ lạ trên cây.
Chủ nhân chắc chắn sẽ đau đầu đi tìm lời giải làm sao mà mèo cưng có thế đứng vững trên cánh cửa ô tô.
Video đang HOT
Với móng vuốt sắc nhọn và thân hình mềm dẻo, mèo ta có thể bám vững trên tường.
Nhìn đời theo kiểu lộn ngược đôi khi cũng có thú vui riêng.
Kiểu tạo dáng uống nước có “1-0-2″.
Bức ảnh này sẽ khiến người xem băn khoăn đâu mới là thân ghế và đâu là tay vịn.
Hóa thân thành “chất lỏng” trắng muốt, “chảy” ra từ chiếc giỏ.
Hiên ngang đi giữa không trung.
Người vũ trụ ở đâu?
Vũ trụ rất rộng lớn và chúng ta có thể nhận định số lượng các nền văn minh tiềm tàng ngoài Trái đất là rất nhiều. Vậy họ ở đâu?
Ảnh minh họa.
Câu hỏi tưởng chừng đơn giản này đã làm đau đầu nhiều thế hệ các nhà khoa học, kể từ khi Nghịch lý Fermi được phát biểu (khoảng năm 1950). Một số nhà khoa học cho rằng, người vũ trụ đang ngủ đông; một số khác nêu quan điểm, có thể có một thứ gì đó kìm hãm sự tiến hóa của "họ".
Cũng có thể, người vũ trụ không muốn tiếp xúc với chúng ta? Vào năm 2018, nhà vật lý lý thuyết Alexander Berezin ở Trường ĐH Công nghệ Điện tử (Nga) đưa ra lời giải thích. Ông gọi luận điểm của mình là lời giải "đầu tiên và cuối cùng" đối với nghịch lý Fermi.
Berezin cho rằng nghịch lý có "lời giải đơn giản, không đòi hỏi bất kỳ giả thuyết gây tranh cãi nào".
Tuy nhiên, Nghịch lý Fermi có thể là vấn đề "khó được tiếp nhận, bởi nó dự đoán tương lai của chính nền văn minh của chúng ta - một thứ tương lai còn tồi tệ hơn là tuyệt chủng". Nhà vật lý cho rằng, mấu chốt vấn đề là ở chỗ chúng ta định nghĩa sự sống lạ, ngoài hành tinh theo nghĩa quá hẹp.
"Nét đặc trưng của các nền văn minh ở mức liên sao là không cần có ý nghĩa. Đó có thể là những cơ thể sinh học như chúng ta, hoặc là trí tuệ nhân tạo" - ông Alexander Berezin nói.
Tất nhiên là chúng ta vẫn chưa có chứng cớ cho sự tồn tại của người ngoài hành tinh. Tuy nhiên, để giải quyết Nghịch lý Fermi, nhà vật lý Berezin cho rằng, tham số duy nhất mà chúng ta cần quan tâm dưới góc độ định nghĩa sự sống ngoài hành tinh là ngưỡng vật lý mà chúng ta có thể quan sát được sự tồn tại của sự sống.
Để đơn giản hóa, chúng ta hãy gọi tham số đó là A. Nếu một nền văn minh lạ nào đó chưa đạt tới tham số A, thì nó vẫn có thể tiếp tục tồn tại, nhưng không giúp chúng ta giải quyết nghịch lý.
"Điều gì xảy ra nếu nền văn minh vũ trụ đầu tiên đạt được khả năng du hành liên sao, nhất quyết muốn loại bỏ mọi đối thủ để tự bành trướng?" - ông Berezin đặt câu hỏi.
Điều này không nhất thiết phải có nghĩa là nền văn minh phát triển cao ngoài Trái đất cố tình hủy diệt tất cả các dạng sống khác, mặc dù đây vẫn là kịch bản u ám.
Điều tồi tệ hơn là có thể chính chúng ta trong tương lai cũng trở thành những kẻ hủy diệt đối với các thế giới mà chúng ta liên tục tìm kiếm.
Nhiều nhà khoa học có những góc nhìn lạc quan hơn về chủ đề khi nào chúng ta có thể nhận được thông điệp của các dạng sống lạ tiên tiến. Quan điểm của Berezin chỉ là một giả thuyết mà thôi.
'Thật khó để đưa ra tiên đoán, đặc biệt về tương lai' Luôn có đôi chút mạo hiểm khi đưa ra các tiên đoán, đặc biệt đối với các dự báo cho tương lai trong hàng trăm hay hàng nghìn năm tới. Trớ trêu thay, nghiên cứu nghiêm túc về thứ bất khả thi lại thường mở ra những lĩnh vực khoa học phong phú và hoàn toàn nằm ngoài dự tính. Ví dụ, cả...