Mẹo cực dễ giúp nhà vệ sinh luôn thơm mát, vừa tiết kiệm vừa bảo vệ sức khỏe gia đình
Nhà vệ sinh là nơi dễ gây mùi khó chịu ảnh hưởng tới sinh hoạt và cả phong thủy của ngôi nhà.
Mẹo làm sạch áo phao, không tốn công giặt, bông không bị dồn một cục
Kho cá dù to hay nhỏ nhó cho thêm 1 thứ phụ gia này vào: Cá nhừ xương siêu nhanh, thơm ngon đậm đà
Nhà vệ sinh là nơi nhiều xú uế dễ bốc mùi hôi, ẩm ướt. Điều đó không chỉ gây khó chịu khi ngửi mà ảnh hưởng tới tinh thần, sức khỏe của gia đình. Áp dụng ngay các mẹo sau để giúp nhà vệ sinh thơm tho hơn:
Đặt thêm chậu cây xanh khử mùi hút ẩm
Bạn sẽ bất ngờ nhưng cây xanh chính là trợ thủ đắc lực để hút mùi hút ẩm. Vì thế hãy trồng 1-2 chậu cây xanh phù hợp trong nhà vệ sinh. Nhà vệ sinh nhỏ thì treo bình cây thủy sinh trên tường. Những cây có thể trồng trong nhà vệ sinh là cây ưa bóng râm bao gồm trầu bà, lưỡi hổ, thường xuân, dương xỉ, nha đam…Tuy nhiên bạn chú ý không nên trồng nhiều cây trong nhà vệ sinh vì sẽ lại gây um tùm trong nhà vệ sinh khiến muỗi trú ngụ nhé.
Cây cảnh giúp nhà vệ sinh thơm hơn
Nhỏ tinh dầu vào giấy vệ sinh
Video đang HOT
Trong nhà vệ sinh luôn có cuộn giấy. Hãy nhỏ chút tinh dầu vào trong cuộn giấy,chúng sẽ thấm vào đó và lưu hương lâu hơn. Nếu bạn dùng đèn xông tinh dầu thì phải dùng ổ điện mà trong nhà vệ sinh ẩm ướt dễ nguy cơ điện giật, chập cháy. Thế nên nhỏ tinh dầu vào cuộn giấy là cách làm dễ dàng và thông minh. Tinh dầu thấm vào trong cuộn giấy và sẽ tỏa hương từ từ giúp không gian luôn thơm tho. Tinh dầu thích hợp là dầu gió hoặc tinh dầu mà bạn thích. Cách đơn giản nhất là dùng dầu gió vì chung vừa thơm vừa có tính diệt khuẩn lại rất rẻ tiền và an toàn. Tinh dầu còn giúp giảm ruồi muỗi trong nhà vệ sinh.
Nhỏ dầu gió vào giấy vệ sinh
Dùng chanh tươi khử mùi
Tinh dầu vỏ chanh và nước cố chanh đều rất tốt để khử mùi hôi. Nước cốt chanh đổ vào bồn cầu và các góc nhà vệ sinh có công dụng giúp khử khuẩn rất tốt nên giảm mùi. Vỏ chanh có tinh dầu thơm giúp cho khử mùi hôi.
Bạn cũng có thể cắt lát quả chanh ra rồi cắm thêm vài nụ đinh hương để trong nhà vệ sinh. Hoặc nếu bạn có vỏ chanh, vỏ bưởi khô hãy treo chúng trong nhà vệ sinh và vài ngày thay một lần cho chúng khỏi mốc. Hương thơm của chanh bưởi khử mùi hôi cực tốt.
Dùng bã cà phê, trà khô
Bã cà phê hoặc trà khô có thể khử ẩm hút mùi và tạo hương thơm dễ chịu cho nhà vệ sinh. Bạn có thể tận dụng các sản phẩm hết hạn có tính hút mùi khử mùi tốt. Bạn hãy đặt các cốc đựng bã cà phê, trà hoặc cho chúng vào túi lưới rồi treo ở cửa nhà vệ sinh. Hương thơm cà phê và trà rất dễ chịu. Chúng có tính hút mùi tốt. Hãy thay chúng khi được vài tuần, cảm thấy chúng đã bị ẩm và giảm hiệu quả.
Bã cà phê khử mùi
Dùng muối biển hút mùi
Muối biển cũng có khả năng hút mùi mà nhiều người không ngờ tới. Bạn có thể để một cốc muối biển trong nhà vệ sihn để chúng hút mùi. Nhớ là mở nắp lọ muối ra. Muối sau khi đã hút mùi thì chỉ nên dùng để giặt quần áo hoặc dùng cọ rửa nhà vệ sinh, không tái sử dụng như muối thường nhé. Bạn đặt muối sau một thời gian muối bị ướt thì nên thay để muối mới hút mùi tốt hơn.
Treo lõi ngô khô trong nhà vệ sinh
Lõi ngô khô vừa có tính hút ẩm lại vừa khử mùi hôi. Do đó bạn có thể cho lõi ngô khô vào túi lưới để treo trước cửa nhà vệ sinh giúp chúng hút mùi tốt hơn.
Dùng một vài thảo mộc khô tự nhiên
Bạn có thể phơi khô một vài thảo mộc như lá ngải cứu, húng quế, vỏ cam quýt chanh bưởi, sả… sau đó cho vào túi lưới treo trong nhà vệ sinh Chúng giúp hút ẩm khử mùi. Khi chúng bị ẩm thì phơi rồi dùng lại hoặc thay đợt mới.
Ngoài ra cần chú ý vệ sinh thường xuyên và giữ cho nhà vệ sinh khô ráo tốt nhất sẽ giúp khử mùi hôi tốt hơn.
Một số điều kiêng kỵ trong phong thủy khu vệ sinh
Một số quan niệm khi bố trí nhà vệ sinh đang khiến nhiều người hoang mang, như: phòng vệ sinh tối kỵ đặt trên lầu đè lên cửa ra vào chính dưới trệt; không nên xoay bồn cầu và các đường ống ra phía trước nhà vì sẽ khiến tiền tài và an khang của chủ nhà bị...
xả đi hết. Cá biệt, có một số chủ nhà kỹ tính còn xem cả hướng bồn cầu để ngồi sao cho... hợp tuổi. Những quan niệm này có giá trị về mặt khoa học phong thủy đến đâu, và nên giải quyết thế nào?
|
Gia chủ có thể yên tâm bố trí khu vệ sinh dưới gầm cầu thang để tận dụng diện tích nhưng phải mở cửa trên cao để thoát khí tù hãm. |
Nếu xét về yếu tố Cát - Hung trong nhà ở, vị trí thích hợp để đặt khu vệ sinh là tại các hướng xấu, không có lợi về khí hậu. Bên cạnh đó, khu vệ sinh cũng cần đảm bảo hợp lý về hệ thống kỹ thuật. Quan điểm phong thủy cho rằng, Hung gặp Hung hóa Cát. Theo đó, khu vệ sinh nên đặt ở vị trí xấu (theo tính toán về tuổi gia chủ phối hợp với hướng nhà) sẽ tốt hơn là đặt ở vị trí tốt.
Thêm nữa, một khi các khu chức năng chính gồm cửa ra vào, bếp, phòng khách, phòng ngủ, bàn thờ... đã xác định vị trí là các vùng tốt thì đương nhiên những vùng còn lại sẽ dành cho các không gian phụ gồm khu vệ sinh, cầu thang, kho, giặt phơi... Trong ngôi nhà xưa, khu vệ sinh kém tiện nghi và không được chăm chút như bây giờ. Do đó, khi xây nhà, cha ông ta không chỉ phân cung điểm hướng tốt xấu mà luôn đưa khu "nhà xí" ra thật xa khu nhà chính.
Thực tế hiện nay, giữa phong thủy và kiến trúc hiện đại đã có sự dung hòa, dù vẫn bố trí ở Hung phương nhưng thay vì phải "che giấu" ở những góc tối tăm ẩm thấp, khu vệ sinh có thể bố trí ở nơi thoáng đãng, thậm chí còn là nơi thư giãn cho gia chủ.
Nếu chiếu theo la bàn phong thủy thì không bao giờ có sự trùng hợp vị trí cửa chính với khu vệ sinh. Nếu chủ nhà đặt khu vệ sinh trên lầu trùng với vị trí của bộ cửa chính phía dưới thì chỉ do khu vệ sinh đặt sai vị trí, hoặc bộ cửa chính của ngôi nhà đặt sai vị trí. Tuy nhiên, với những ngôi nhà phố nhỏ, nếu đã trót bố trí như vậy thì không thay đổi được. Một hướng khắc phục trong trường hợp này là buộc phải xê dịch một trong hai khu vực này, không để trùng vị trí với nhau. Điều này không quá khó bởi bao giờ bộ cửa trệt cũng lớn hơn so với phòng vệ sinh trên lầu.
Với nhà có nhiều tầng, việc đặt các khu vệ sinh trùng nhau ở vị trí trên dưới sẽ rất thuận lợi cho hệ thống kỹ thuật. Điều cần làm là ngay từ ban đầu phải xác định rõ vùng nào có thể bố trí khu vệ sinh, xem xét trên - dưới các vùng ấy là không gian gì để quyết định bố cục mặt bằng. Việc còn lại chỉ là tránh để khu vệ sinh phía bên trên bếp nấu, bàn thờ (thủy khắc hỏa) và cửa chính. Do đó, có thể tận dụng không gian vệ sinh dưới gầm thang sao cho đảm bảo tiện nghi thoải mái. Khi chủ nhà đã xác định được các vấn đề chính - phụ thì hướng của lavabo, bồn cầu thế nào không còn đáng kể nữa.
Trong phong thủy, các khu chức năng được bố trí theo thứ tự ưu tiên là từ hướng nhà, hướng cửa chính, hướng bếp cho đến hướng bàn thờ, hướng giường ngủ của gia chủ các thành viên, hướng bàn ngồi làm việc... Xác định như vậy là đã quá chi tiết và đầy đủ cho các sinh hoạt cơ bản. Vì vậy, lavabo và bồn cầu có hướng ra sao không còn quan trọng nữa, gia chủ chỉ cần lưu ý sao cho thuận tiện sử dụng, tránh gió lùa, tránh tia nhìn soi mói và không bị va vướng vào các thiết bị khác là ổn.
*Thông tin mang tính chất tham khảo
7 điều kiêng kỵ phong thủy cần tránh khi xây dựng nhà vệ sinh Phong thủy nhà vệ sinh, nhà tắm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tài vận của các gia chủ. Do đó, trước khi quyết định xây dựng và lắp đặt các thiết bị vệ sinh. Gia chủ và kiến trúc sư cần xem xét và tránh những điều kiêng kị trong phong thủy nhà vệ sinh dưới đây để có thể tránh những...