Mẹo chụp Panorama đẹp trên smartphone
Các bức ảnh panorama sẽ luôn luôn tạo ra được cảm giác choáng ngợp nơi người xem, song để chụp được một bức ảnh panorama là không hề đơn giản. Nếu sử dụng smartphone, hãy kết hợp cả kỹ thuật chụp, “mẹo” chụp và các ứng dụng để tạo ra được kết quả tốt nhất.
Dưới đây là một số mẹo nhỏ từ trang Theo Make Use Of, bạn có thể tham khảo và áp dụng cho những bức ảnh panorama của mình:
Ánh sáng và hình dạng của cảnh mẫu
Trong các bức ảnh thông thường, bạn chỉ cần lựa chọn vị trí có nguồn sáng tốt nhất, và máy ảnh trên smartphone sẽ lo phần còn lại thay cho bạn.
Với nhiếp ảnh panorama, nguồn sáng trong bức ảnh sẽ thay đổi qua mỗi bức ảnh thành phần (thường là 3 ảnh) tạo thành ảnh khung cảnh rộng (toàn cảnh), đặc biệt là khi bạn đang chụp trong nhà. Hình dạng của vật mẫu cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể tới yếu tố này, chưa kể tới các bức tường và các chất liệu vải, có vân. Ánh sáng sẽ bị phân tán trên các loại vật liệu mềm như vải và sẽ phản chiếu trên các bề mặt tường và sàn nhà, khiến việc chụp ảnh trở nên rất khó khăn.
Ngay cả chụp ảnh ngoài trời cũng không hề đơn giản. Ví dụ, bức ảnh phía trên gặp hiện tượng bị chia làm nhiều “dải” sáng khác nhau khá rõ rệt. Khó có thể đoán được lý do gây ra hiện tượng này là gì. Có thể, người chụp đã vô tình để ngón tay che bóng lên ống kính khi chụp, và cũng có thể một đám mây đã bay qua bầu trời trong quá trình chụp.
Do đó, nếu muốn thu được kết quả tốt nhất, hãy tránh chụp ảnh panorama trong nhà. Nếu cần phải chụp ảnh trong trường hợp này, hãy chắc chắn rằng bạn có thể điều khiển hệ thống đèn, cửa sổ theo ý mình. Hãy lựa chọn các vị trí có nguồn sáng ổn định cho toàn bộ bức ảnh. Bạn cũng cần phải lưu ý về vị trí của tay khi chụp.
Ảnh có độ sáng tốt, đồng đều sẽ đẹp hơn rất nhiều
Nếu có thể, hãy tránh chụp chuyển động
Khi chụp ảnh nhiều người ở chế độ panorama, bạn sẽ gặp khó khăn, bất kể là trong hoàn cảnh nào. Ví dụ phía trên cho thấy vấn đề khi chụp ảnh con người và các vật chuyển động: chiếc ô tô trong ảnh xuất hiện cả ở bên phải và ở giữa bức ảnh.
Do đó, hãy tránh các vật chuyển động nhanh khi chụp panorama. Nếu bạn đang định chụp một nhóm người, hãy nhắc nhở mọi người phải hết sức kiên nhẫn và hợp tác với bạn. Hãy nói rõ rằng, bạn cần mọi người phải đứng yên để chụp panorama. Chụp nhiều lần cũng là một lời khuyên hữu hiệu giúp bạn có thể tạo ra bức ảnh tốt nhất để chỉnh sửa và sử dụng sau này.
Những góc nhìn tĩnh lặng như thế này có thể phát huy được thế mạnh của panorama
Nếu thời tiết xấu, bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề khi chụp ảnh panorama. Gió và mưa có thể khiến việc ghép các bức ảnh lại với nhau trở nên khó khăn hơn, do đó bạn hãy tránh chụp trong thời tiết xấu, bất kể là chụp phong cảnh hay con người.
Vị trí và cách giữ cân bằng
Bạn cần di chuyển từ trái sang phải khi chụp panorama. Điều này có thể là rất khó khăn, nhất là khi bạn không phải là một người “sành” nhiếp ảnh.
Video đang HOT
Khi chụp, bạn sẽ phải di chuyển một cách nhẹ nhàng khoảng vài cm, cùng lúc giữ khoảng cách ổn định giữa 2 chân và giữ người đứng yên. Quan trọng nhất, bạn sẽ phải chọn vị trí “chuẩn” để di chuyển. Chọn vị trí không chuẩn sẽ khiến đường chân trời không thẳng và hiện tượng bóng mở xảy ra như trong bức ảnh trên.
Tất cả các đường thẳng (cạnh bàn, tòa nhà…) đều có thể bị bẻ cong khi chụp panorama. Bạn có thể cố gắng chụp ra các đường thẳng tuyệt đối, hoặc sử dụng các đường cong một cách sáng tạo. Tuy vậy, trong phần lớn các trường hợp, bạn nên tránh các đường thẳng này.
Khi chụp ảnh panorama, bạn cũng nên áp dụng nguyên tắc “nín thở và chỉ thở ra sau khi nhấn nút chụp ảnh”, đồng thời cũng có thể sử dụng tripod và monopod để chụp tốt hơn.
Góc nhìn không thể chê được khi chụp panorama.
Sử dụng ứng dụng panorama mặc định của hệ điều hành
Người dùng các phiên bản Android và iOS mới nhất sẽ không cần phải nhờ tới các ứng dụng của bên thứ ba để chụp panorama. Ứng dụng chụp ảnh của Android và iOS đã có tích hợp sẵn khả năng chụp panorama.
Ảnh chụp trên iPhone
Với các ứng dụng này, bạn có thể chụp panorama ở bất cứ đâu. Ứng dụng của Android và iPhone cũng đi kèm các hướng dẫn từng bước cho người chụp, giúp bạn có thể chụp ra các bức ảnh thành phần chuẩn nhất có thể, đồng thời cũng sẽ tự động “khâu” các bức ảnh này lại thành một bức panorama tự động.
Ảnh chụp từ Lumia
Nếu smartphone của bạn không có tính năng chụp panorama mặc định, hoặc nếu bạn muốn thử các ứng dụng của bên thứ 3, hãy cùng tìm hiểu một số ứng dụng chụp panorama từ bên thứ 3 của các hệ điều hành iOS, Android và Windows Phone ở mục dưới đây:
Ứng dụng của bên thứ 3
Trong thời điểm hiện tại, hãy nhớ rằng bạn không cần phải tự “khâu” các bức ảnh panorama lại với nhau bằng phần mềm trên máy vi tính sau khi chụp. Hãy để các ứng dụng smartphone làm điều đó thay cho bạn.
Trên iOS, Cycloramic là một lựa chọn tốt, cho phép bạn chụp panorama không cần tay trên iPhone 5 (tự động xoay máy khi đặt trên bề mặt phẳng). Các tính năng panorama thông thường cũng có mặt trên Cycloramic, chưa kể bạn cũng có thể sử dụng ứng dụng này để “khâu” các bức ảnh đã chụp từ trước thành panorama.
Trên Android, bạn có thể sử dụng ứng dụng Photaf Panorama (có 2 phiên bản mất phí và miễn phí). Hãy lưu ý rằng trên Android có rất nhiều ứng dụng chụp “ video panorama”. Sản phẩm tạo ra có thể là rất tuyệt vời.
Nếu bạn đang chụp panorama trên Lumia, hãy sử dụng ứng dụng Nokia Panorama tuyệt vời của công ty Phần Lan. Ứng dụng Photosynth của Microsoft sẽ giúp bạn chụp panorama trên hầu hết các thiết bị Windows Phone.
Theo Vnreview
Chụp ảnh đẹp ngày đông chỉ với smartphone
Dù bạn chỉ có trong tay một chiếc smartphone nhưng không vì thế mà không thể có được những bức ảnh ấn tượng trong tiết trời mùa đông. Lợi thế của smartphone với máy DSLR là thuận tiện và nhỏ gọn, vì thế mà càng ngày càng có nhiều người dùng smartphone để ghi lại những khoảnh khắc đẹp.
Các bức ảnh chụp trong trời tuyết luôn rất đặc biệt, bởi chúng đem lại cho các nhiếp ảnh gia một khung tranh trắng toát. Nền tuyết trắng sẽ giúp bạn có thể dễ dàng tạo ra những bức ảnh đặc biệt, nhưng nếu không cẩn thận, bạn cũng có thể làm hỏng các bức ảnh chụp trong trời tuyết. Tuy nhiên, Make Use Of đã tổng hợp ra những nguyên tắc quan trọng nhất giúp bạn có thể lưu lại khoảnh khắc bầu trời tuyết trắng một cách tuyệt vời nhất có thể, ngay cả khi tất cả những gì bạn có trong tay chỉ là một chiếc smartphone.
Trước khi đến với những lời khuyên này, hãy lưu ý rằng trong trời tuyết, bạn vẫn phải tuân theo các nguyên tắc căn bản của nhiếp ảnh.
Hãy mặc đủ ấm cho mình và cho... điện thoại
Đừng làm "anh hùng rơm". Bạn thích trời lạnh? Tốt. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng bạn đủ sức mạnh để đánh bại thời tiết. Một vài người thích cảm giác tay lạnh cóng khi cầm máy trong bầu trời mùa đông, nhưng để chụp được những bức ảnh đẹp, bạn phải đảm bảo độ ấm cho bản thân để có thể di chuyển linh hoạt khi chụp ảnh.
Nếu chỉ chụp ảnh bằng smartphone, gần như chắc chắn là bạn sẽ phải dùng tới màn hình cảm ứng. Do đó, hãy lựa chọn các loại găng tay có thể hoạt động tốt khi bạn đeo găng. Một vài mẫu smartphone có thể hoạt động tốt ngay cả khi bạn đeo găng tay loại thường, nhưng để chắc chắn rằng mình sẽ không bỏ lỡ khoảnh khắc nào, hãy thử nghiệm tính năng cảm ứng với găng tay trước khi đi ra ngoài. Một trong những lời khuyên hữu ích là hãy "chấm" một chút keo tản nhiệt CPU máy vi tính vào găng tay để có thể sử dụng tốt với màn hình cảm ứng. Bạn cũng có thể mua các loại găng tay chuyên dụng cho màn hình cảm ứng.
Ngoài ra, hãy lưu ý rằng smartphone sẽ tiêu tốn pin nhanh hơn trong trời lạnh, do đó hãy lưu ý sạc đầy pin hoặc đem theo pin sạc di động.
Và quan trọng nhất, hãy "mặc" cho smartphone của mình một chiếc vỏ ốp chắc chắn, tốt nhất là loại có thể chống chọi với thời tiết. Trời tuyết sẽ làm cho mọi thứ ẩm ướt và trơn trượt hơn, chưa kể khi đeo găng bạn sẽ không thể cầm chắc điện thoại như thông thường. Bạn chắc chắn sẽ không muốn làm rơi găng tay vào tuyết hay bất cứ thứ gì khác. Các loại vỏ bảo vệ chống chọi thời tiết là lựa chọn tốt nhất trong trường hợp này.
Glider Gloves là một trong những găng tay chuyên dụng cho smartphone được đánh giá cao
Đứng vững vàng và giữ chắc tay
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của "nhiếp ảnh smartphone" nói chung là bạn phải đứng vững, tránh rung tay. Trong trời lạnh, nhưng là khi có tuyết thì điều này sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Đừng quá vội vàng khi chụp ảnh, hãy đứng dang hai chân ra một chút, đặt hai khuỷu tay vào hai bên người và bắt đầu chụp ảnh.
Đi chụp ngay sau cơn mưa tuyết
Các bức ảnh chụp mùa đông đẹp nhất là ngay sau khi mưa tuyết vừa tan. Tuyết vẫn còn mới, mây trắng vẫn còn ở trên bầu trời, và bạn cũng sẽ thu được vừa đủ ánh sáng để smartphone có thể thu lại đủ màu sắc trong các bức ảnh, các màu không bị "hòa" vào với nhau.
Tránh chụp ảnh tuyết khi có quá nhiều ánh nắng và vùng tối quá sâu
Thực ra, đây là khung cảnh tuyệt vời nhất để chụp ảnh, nếu như bạn mang theo mình một chiếc DSLR. Nếu bạn chỉ có iPhone hoặc Lumia, hãy nhớ rằng smartphone của bạn không có đủ dải nhạy sáng để thu lại vùng tối và tuyết trong bức ảnh.
Khi cố gắng chụp lại cảnh này, bức ảnh thu được của bạn sẽ chỉ là nỗi thất vọng. Bạn sẽ làm hỏng vùng ảnh có tuyết hoặc làm hỏng vùng tối. Làm thế nào để chụp được một bức ảnh tuyết tuyệt đẹp bằng smartphone? Chụp vào buổi sáng, khi mặt trời chưa lên quá cao và vùng tuyết chưa sáng quá mức. Bằng cách này, bạn sẽ tạo ra được một "bộ lọc của tự nhiên" giúp giảm dải sáng của bức ảnh. Hãy tránh các vùng tối quá sâu, để ý tới khu vực màu tối và chụp lại khi chúng hơi sáng hơn bình thường một chút.
Cân bằng trắng trước khi chụp
Khi chụp ảnh trong nền tuyết trắng,tính năng Cân bằng Trắng trên smartphone của bạn chắc chắn sẽ bị thử thách rất nhiều. Có thể, ứng dụng camera mặc định trên smartphone sẽ không đem lại mức cân bằng trắng tự động đủ tốt để chụp ảnh.
Trên iPhone, hãy sử dụng ứng dụng Camera để tùy chỉnh cân bằng trắng. Trên Android, bạn có rất nhiều lựa chọn camera, trong đó có thể kể tới CameraZoom FX. Thật may mắn, nếu bạn đang sử dụng Lumia, ứng dụng Pro Cam của Nokia đủ tốt để tùy chỉnh và chụp ảnh trong trời tuyết.
Hãy mở ứng dụng chụp ảnh mà bạn lựa chọn, tìm tới tùy chỉnh Cân bằng Trắng (White Balance), sau đó bắt đầu thử nghiệm với cài đặt của bạn. Hãy liên tục căn chỉnh lại cho tới khi thu được một bức ảnh càng gần với cảnh thực càng tốt. Với tùy chỉnh này, bạn sẽ không tìm được một mức Cân bằng Trắng "chuẩn cho tất cả", thay vào đó với mỗi cảnh bạn sẽ phải điều chỉnh lại.
Vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn lười không chịu chỉnh Cân bằng Trắng? Các bức ảnh sẽ có màu ngả xanh. Màu sắc khi chụp trong trời đông thường khá lạnh, do đó nếu bạn không muốn mọi người có khuôn mặt xanh xao nhợt nhạt, hãy chỉnh Cân bằng Trắng.
Chụp ảnh đen trắng
Mùa đông là lúc bạn không cần phải ngại ngần gì khi chụp ảnh đen trắng. Hãy tăng độ tương phản và chỉnh độ sáng để chụp ảnh đen trắng. Trong khung cảnh trời nhiều mây và nhiều tuyết, có rất nhiều ánh sáng chiếu từ khắp mọi phía khiến cho ảnh ngả xám và trở nên "mịn" quá mức. Tăng độ tương phản, chỉnh độ sáng và chụp đen trắng là một trong những cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này.
Chụp lại phản ứng của vật nuôi/bạn bè
Trong các điều kiện thời tiết đặc biệt như thế này, bạn khó có thể đoán được ai đó sẽ làm gì. Bạn có thể nhìn thấy bạn bè của mình đang bước đi một cách kì cục do đường ngập tuyết và quá trơn. Trẻ em có thể đang nô đùa trong tuyết. Một chú mèo có thể đang nằm sưởi ấm trên ban công. Hãy chụp lại những khoảnh khắc này. Đây là những gì bạn đang kiếm tìm.
Hãy nhớ rằng chỉ riêng tuyết sẽ không tạo thành một bức ảnh đẹp. Chụp một bức ảnh chỉ có trời tuyết là một lựa chọn tồi: cảnh vật quá buồn tẻ và gần như không có nội dung gì cả. Biểu hiện của con người và thú nuôi trong tuyết là vô giá. Steve McCurry, nhiếp ảnh gia nổi tiếng với bức ảnh chụp cô gái người Afghanistan bị bạo hành, còn có một bức ảnh khác ít người biết tới: Công viên Trung tâm New York trong một ngày tuyết trắng. Hãy nhìn vào người đàn ông cầm ô trong bức ảnh. Bạn có thấy bức ảnh này rất ấn tượng không?
Theo Make Use Of
5 điều nên bỏ qua khi chụp ảnh trẻ em Khi bạn (hoặc người thân) có em bé, có thể bạn sẽ có những đam mê và cảm hứng mới về nhiếp ảnh. Nhưng nếu là một người lần đầu đến với máy ảnh DSLR, bạn có thể thất vọng với những tấm hình chụp đầu tiên của mình, và rồi bị ám ảnh bởi những lời khuyên tìm được trên mạng. Thực...