Mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả
Rất nhiều trẻ sơ sinh mắc chứng nấc cụt trong những tháng đầu. Mặc dù nấc không gây hại sức khỏe của bé nhưng lại làm cho trẻ khó chịu. Bạn cần tìm nguyên nhân trẻ nấc và có thể áp dụng các mẹo chữa nấc dân gian đơn giản hoặc thực hành theo lời khuyên từ các y tá.
Trẻ bị nấc là do có các kích thích tác động lên cơ hoành dưới ngực, tạo thành nhiều cơn co thắt gây ra nấc.
Trẻ bị nấc cụt sau khi bú bình: do không khí có trong bình sữa được trẻ nuốt cùng với sữa, đến khi đạt đến mức quá cao thì gây ra những kích thích nhẹ khiến cơ hoành co thắt dẫn đến trẻ bị nấc.
Nhiệt độ thay đổi một cách đột ngột: Khi nền nhiệt giảm nhanh, đột ngột, luồng không khí đi vào phổi làm cho bé bị lạnh và khiến bé bị nấc.
Trào ngược dạ dày thực quản: Đây là hiện tượng mà axit có trong dạ dày trào ngược lên thực quản, khiến trẻ bị nấc.
Đa phần trẻ sơ sinh bị nấc cụt là do bú quá no, kèm theo nuốt phải hơi vào dạ dày. Chỉ khoảng 5-10 phút, cơ thể trẻ sẽ tự cân bằng và hết nấc.
Mẹo chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh
Cho bé uống nước từ từ hoặc là bú sữa mẹ: Nếu như trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, mẹ tuyệt đối không cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi uống nước.
Vỗ ợ hơi bé: Khi con bị nấc cụt mẹ có thể chụm bàn tay lại và vỗ nhẹ vào lưng trẻ cũng có hiệu quả chữa nấc rất nhanh. Mẹ nên vỗ nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, không nên vỗ quá mạnh hoặc vỗ nhiều lần nhẹ.
Video đang HOT
Vỗ nhẹ lưng trẻ để trị nấc
Dùng tay bịt lỗ tai của bé: Dùng 2 ngón tay bịt hai bên lỗ tai của trẻ trong khoảng nửa phút rồi thả ngay ra.
Dùng tay gãi nhẹ trên môi hoặc là mang tai trẻ khoảng 60 cái.
Ngoài ra ngay khi bị nấc, nếu như trẻ có thể khóc ngay thì sẽ làm giãn thần kinh thực quản, và ngưng được các kích thích lên cơ hoành khiến cho trẻ hết nấc.
Thay đổi tư thế bú bình của trẻ để giảm bớt lượng không khí bé nuốt vào; kiểm tra xem núm vú bình sữa có bị thủng hoặc rách khiến không khí tràn vào…
Trường hợp trẻ nấc cụt do trào ngược dạ dày kèm theo các triệu chứng như là nôn trớ liên tục khi ăn, đau bụng, biếng ăn, khó chịu, quấy khóc dữ dội… thì nên đưa trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị.
Mẹo chữa nấc theo kinh nghiệm dân gian
- Lấy khăn sữa hoặc rơ lưỡi quấn vào ngón tay trỏ và chấm lên một ít mật ong rồi đưa vào miệng rơ lưỡi cho bé.
Ảnh minh họa
- Lấy cuốn chiếu, đuôi lá trầu không hoặc một mẩu giấy dán lên trán giữa đầu trong lông mày của trẻ.
- Nhá lá trầu không lấy bã dán vào chán của trẻ.
Theo infonet
Đây là lý do các mẹ nên cho con bú trực tiếp hơn là hút sữa ra bình
Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ nhỏ bú mẹ trực tiếp ít có nguy cơ mắc các chứng bệnh kinh niên khi trưởng thành, đặc biệt là bệnh béo phì.
Trẻ bú sữa mẹ đã hút ra bình có nguy cơ béo phì cao gấp 3 lần trẻ bú mẹ trực tiếp
Không ai có thể nghi ngờ thực tế rằng sữa mẹ, dù được trẻ bú trực tiếp hay được hút ra và bú bằng bình, là tốt nhất cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới đây được công bố trên chuyên trang Pediatrics, sữa mẹ được bú trực tiếp vẫn chiếm "thế thượng phong". Khi so sánh sữa mẹ bú trực tiếp và sữa đã hút ra, các nhà nghiên cứu cho biết sữa bú trực tiếp có ích hơn đối với sức khỏe của trẻ, đặc biệt trong vấn đề kiểm soát cân nặng.
Nghiên cứu mới cho thấy sữa bú trực tiếp tốt cho trẻ hơn sữa hút ra (Ảnh minh họa).
Dự án nghiên cứu về quá trình phát triển liên tục của trẻ sơ sinh khỏe mạnh ở Canada nhằm mục đích đánh giá các căn bệnh kinh niên ở trẻ nhỏ, bao gồm nguyên nhân của các căn bệnh đó. Bệnh béo phì là một trong những đề tài được đưa vào dự án.
Trong số hơn 2.500 trẻ sơ sinh được theo dõi, những trẻ chỉ bú sữa mẹ trực tiếp trong 3 tháng có BMI (chỉ số khối cơ thể) thấp nhất khi được 1 năm tuổi. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc trẻ không được bú sữa mẹ khi chưa đầy 6 tháng tuổi liên quan tới vấn đề trẻ có BMI cao hơn, tăng cân nhanh hơn và có nguy cơ mắc chứng béo phì cao gấp 3 lần.
Lars Bode - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Sản phụ - Sữa mẹ - Trẻ sơ sinh của Quỹ Larsson-Rosenquist thuộc Đại học California San Diego (Mỹ), giải thích: "Các dữ liệu khác cũng cho kết quả tích cực rằng nếu một đứa trẻ có BMI cao khi còn nhỏ, nó sẽ định hình cơ thể trẻ ngay từ thời gian đó và phát triển thành bệnh béo phì khi đến tuổi thiếu niên".
Những trẻ chỉ bú sữa mẹ trực tiếp trong 3 tháng đầu có BMI thấp nhất khi được 1 tuổi (Ảnh minh họa).
Bode và các nhà nghiên cứu khác vẫn chưa thể đưa ra lời giải thích chính xác vì sao sữa bú trực tiếp tốt hơn sữa hút ra bình. Tuy nhiên, họ đã xây dựng nên một vài học thuyết nhằm giải đáp vấn đề này. Một trong số đó cho rằng khi bú sữa trực tiếp từ người mẹ, trẻ có thể tự điều tiết lượng sữa cần ăn và dừng lại khi đã no. Một học thuyết khác tập trung vào sự biến đổi của thành phần sữa mẹ khi được làm lạnh, trữ đông hoặc giữ ấm.
Nghiên cứu này có gây ra áp lực không đáng có cho những người mẹ thường xuyên phải hút sữa?
Sữa bú trực tiếp có thể tốt hơn cho trẻ nhỏ là điều đã được nhiều người biết đến. Ích lợi của việc người mẹ trực tiếp cho con bú không chỉ dừng ở khía cạnh dinh dưỡng, mà còn liên quan mật thiết tới sức khỏe tâm lý và cảm xúc của người mẹ và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, kết quả của cuộc nghiên cứu này có thể chỉ càng đè nặng lên vai những người mẹ bận công tác vốn đã cảm thấy mệt mỏi và áp lực vì họ không còn cách nào khác để có thể cho con bú trực tiếp.
Cuộc nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao ý thức cộng đồng về những ích lợi của sữa mẹ và việc cho con bú, nhưng đổi lại có thể khiến những người mẹ thường xuyên phải hút sữa để dành cảm thấy áp lực.
Sữa hút vẫn có lợi ích vượt trội (Ảnh minh họa).
Thường thì người mẹ phải hút sữa vì khá bận rộn với công việc. Họ hút sữa để đảm bảo đứa trẻ vẫn có sữa để ăn khi họ vắng nhà vì công việc. Vậy không lẽ sữa hút là "chưa đủ tốt". Không thực sự như vậy. Tác giả cuộc nghiên cứu Meghan Azad giải thích, căn cứ vào những dự án nghiên cứu trước đó, sữa hút vẫn có lợi ích vượt trội.
Cô cho biết: " Người mẹ cần nỗ lực rất nhiều để hút sữa cho con và tôi không muốn họ cảm thấy điều họ làm không đáng giá. Nhưng chúng ta cũng cần đặt ra câu hỏi, nếu sữa hút không tốt bằng sữa bú trực tiếp, thì vì sao lại như vậy? Và chúng ta cần làm gì để ủng hộ những người mẹ để họ có điều kiện cho con bú trực tiếp nhiều nhất có thể?".
Khi trao đổi với Lynn Ng - một chuyên gia tư vấn về cho con bú được hội đồng quốc tế công nhận, cô đề xuất một vài cách giúp hạn chế ảnh hưởng của việc cho trẻ ăn sữa hút (liên quan tới vấn đề tăng cân). Lynn cho biết, thay vì cho trẻ ăn theo giờ, người mẹ nên tính đến việc cho trẻ ăn theo nhu cầu, kể cả là ăn sữa đã hút ra bình, để đảm bảo trẻ được ăn đúng lượng cần thiết và không hơn.
Trong khi đó, cách tốt hơn hết, như Azad gợi ý, không nằm ở việc tạo ra áp lực không đáng có cho người mẹ, thay vào đó, họ cần được "gia đình, cộng đồng và các nhà hoạch định chính sách" ủng hộ, tạo điều kiện cho việc cho con bú mẹ trực tiếp.
Theo Helino
Quảng Trị: Cứu cháu bé sơ sinh bị người nhà bỏ lại tại bệnh viện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết, tại bệnh viện đang chăm sóc, nuôi dưỡng 1 bé trai sơ sinh 15 ngày tuổi do người thân bỏ lại. Trước đó, lúc 0h ngày 21/12/2018, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị tiếp nhận một bé trai sơ sinh nặng 2,7kg trong tình trạng thân nhiệt thấp, mất hết các phản xạ....