Mẹo chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi thường được các bác sĩ lưu ý không được sử dụng thuốc. Trị cảm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi dù đơn giản nhưng mẹ cũng không nên chủ quan vì có thể gây nên những hậu quả về sức khỏe bé.
Cảm cúm ở trẻ sơ sinh là bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp. Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy, trước khi trẻ tròn 2 tuổi, dù mẹ giữ gìn vô cùng cẩn thận thì trẻ sơ sinh và trẻ mới bắt đầu biết đi vẫn có thể bị cảm lạnh từ 8-10 lần mỗi năm.
Sở dĩ trẻ ở giai đoạn và lứa tuổi này dễ bị cảm cúm là do hệ thống miễn dịch của trẻ còn non yếu, vẫn chưa có đủ sức đề kháng để chống lại các loại vi-rút gây ra cảm cúm. Trẻ sơ sinh thường bị cảm cúm trong mùa lạnh (kéo dài từ khoảng tháng 9 đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau). Do đó, mẹ sẽ thấy bé rất dễ bị ốm trong khoảng thời gian này.
Trẻ sơ sinh bị cảm cúm thường cảm thấy rất khó chịu. (Ảnh minh họa)
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị cúm có thể có các triệu chứng cảm lạnh, nhưng những triệu chứng này thường đi kèm với các dấu hiệu khác có thể bao gồm nôn trớ, tiêu chảy hoặc sốt cao hơn. Bé cũng có thể đặc biệt quấy khóc do các triệu chứng khác mà chúng còn quá nhỏ nên không thể biểu hiện được.
Mẹo chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Trước khi trị cảm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, mẹ cần phải kiểm tra với bác sĩ nhi khoa trước khi cho bé sử dụng bất cứ loại thuốc nào, vì trẻ sơ sinh không bao giờ được dùng thuốc cảm dành cho người lớn và hầu hết các loại thuốc ho, cảm lạnh khác cho trẻ em cũng không an toàn hoặc hiệu quả.
Để giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, đặc biệt là trong những tháng mùa đông, mẹ có thể thử một số mẹo sau:
- Theo dõi chất nhầy: Mũi bị nghẹt có thể gây khó chịu cho bé, khiến bé khó thở và khó ngủ. Dùng dụng cụ hút mũi để hút nhẹ chất nhầy dư thừa. Dùng nước muối sinh lý có thể làm mềm chất nhầy trước khi hút.
- Tăng độ ẩm: Sử dụng máy tạo ẩm dạng phun sương mát trong phòng của bé. Không khí ẩm có thể làm giảm tắc nghẽn và giúp thở dễ dàng hơn.
Cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị cảm cúm bú mẹ nhiều để giảm các triệu chứng. (Ảnh minh họa)
- Bôi thuốc mỡ dưỡng ẩm: Chấm nhẹ dầu khoáng vào mũi bé có thể giúp ngăn ngừa da đỏ, nứt nẻ và đau nhức.
- Bổ sung chất lỏng: Tăng lượng chất lỏng cho bé để thay thế lượng chất lỏng bị mất do sốt hoặc sổ mũi – đặc biệt là sữa mẹ. Nếu trẻ bú sữa công thức thì mẹ có thể tăng lượng sữa lên.
- Sử dụng thuốc: Với trẻ sơ sinh, mẹ phải luôn luôn hỏi ý kiến chuyên gia, thầy thuốc, bác sĩ Nhi khoa trước khi cho trẻ dùng thuốc.
Cách phòng tránh bệnh cảm cúm cho trẻ sơ sinh
Chúng ta đều biết, vi-rút cảm cúm xuất hiện là do sự lây lan của các virus qua đường hô hấp nên cách phòng tránh tốt nhất là nên tránh thật xa những nguồn gây bệnh bằng cách:
Video đang HOT
- Hãy giữ cho bé tránh xa những người đang bị cảm cúm và hút thuốc lá.
- Thường xuyên vệ sinh và rửa tay sạch sẽ cho bé mỗi ngày.
- Người ẵm bồng bé nên rửa sạch tay trước khi bế bé.
- Hạn chế những nơi tập trung đông người.
- Nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
Khi trẻ sơ sinh ngủ li bì, không có nước mắt khi khóc, mẹ cần phải chú ý. (Ảnh minh họa)
Trẻ bị cảm cúm khi nào cần gọi bác sĩ?
Nếu như trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị cảm cúm có các dấu hiệu sau thì mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay:
- Trẻ bị hôn mê li bì, không có nước mắt khi khóc.
- Trẻ không chịu ăn, bị nôn trớ liên tục.
- Sốt cao từ 38 độ C trở lên.
- Tần suất ho ngày càng dày đặc hoặc liên tục.
- Trẻ thở nhanh hơn bình thường
- Có dịch mũi màu vàng xanh, có mùi hôi từ mũi hoặc do ho
- Có các tuyến sưng ở cổ
- Tai bị chảy mủ hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.
- Có các triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày
Các biện pháp hỗ trợ bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh
Bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh có nhiều biện pháp khác nhau như phơi nắng, bổ sung qua sữa mẹ hoặc các loại sữa khác giúp trẻ tự sản sinh ra một lượng vitamin D để bù đắp cho sự thiếu hụt.
1. Vì sao cần bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh?
Vì vitamin D đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của xương và răng, do đó nếu cơ thể trẻ sơ sinh bị thiếu vitamin D có thể dẫn đến chứng còi xương, suy dinh dưỡng và làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp và tình trạng tiểu đường type 1 ở trẻ em.
Thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh cho biết, thực tế chỉ có 1 trong 5 đứa trẻ sơ sinh uống sữa công thức và 1 trong 20 đứa trẻ sơ sinh bú sữa mẹ được bổ sung vitamin hàng ngày theo khuyến cáo.
Vì vậy, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã đề xuất về việc tăng gấp đôi lượng khuyến nghị vitamin D dành cho trẻ sơ sinh vào năm 2008 từ 200 đơn vị quốc tế (IU) lên tới 400 đơn vị. Tuy nhiên, dù có khuyến cáo thì trẻ được đáp ứng mức nhu cầu rất thấp chỉ chiếm từ 5 đến 13% trẻ sơ sinh bú sữa mẹ và khoảng 20 đến 37% trẻ được uống các loại sữa công thức đáp ứng với khuyến cáo tăng cường bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh này.
Bản chất do việc bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh thường không được các bậc cha mẹ quá quan tâm, ngay cả đối với các bé đang được cho bú sữa mẹ hoàn toàn. Việc sử dụng sữa mẹ hoàn toàn thực chất không cung cấp đủ vitamin D cho trẻ, do đó trẻ bị thiếu hụt vitamin D là rất cao. Trẻ cần được bổ sung vitamin D từ nhiều nguồn dinh dưỡng khác.
2. Biện pháp bổ sung và hướng dẫn bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh
Phơi nắng mặt trời buổi sớm cũng là cách bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh - Ảnh Internet
Biện pháp bổ sung:
Vitamin D là nguồn dinh dưỡng được cung cấp cho trẻ sơ sinh từ sữa mẹ và sữa công thức. Tuy nhiên, đối với sữa mẹ và sữa công thức đa số đều không có đủ nhu cầu vitamin D dành cho trẻ. Vì thế đối với trẻ sơ sinh đặc biệt là các em bé bú sữa mẹ hoàn toàn cần nhận cung cấp vitamin D liên tục và bổ sung cho đến khi ăn dặm.
Thời điểm bé có thể ăn dặm thì nguồn vitamin D có thể được cung cấp thông qua nhiều loại trái cây, sữa chua, phô mai, ngũ cốc hoặc đậu phộng mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin D cần thiết cho trẻ.
Ngoài ra, để căn nhắc trẻ cũng có thể được bác sĩ cho sử dụng các loại tổng hợp hoặc sử dụng thuốc vitamin d cho trẻ sơ sinh với các loại giọt chứa vitamin D.
Mặt khác, vitamin D còn được bổ sung thông qua việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, cụ thể là tia cực tím UBV. Trẻ em khi dưới 6 tháng tuổi nên mặc thêm quần áo bảo vệ, không nên cho trẻ phơi nắng quá lâu và lưu ý đối với trẻ nhỏ cũng cần sử dụng kem chống nắng khi đi ra ngoài, việc này giúp phòng tránh nguy cơ trẻ bị bỏng vì giai đoạn này trẻ sơ sinh cực kỳ non và nhạy cảm với tác động nhiệt.
Các bổ sung vitamin D cho trẻ:
Có nhiều phương pháp bổ sung vitamin D đối với trẻ sơ sinh, tuy nhiên chúng còn phụ thuộc vào chế độ bú sữa mẹ và uống sữa pha của trẻ.
Vitamin D cho trẻ sơ sinh được bổ sung đối với mẹ cho con bú hoặc chỉ cho con bú một phần bằng cách: bổ sung 400 đơn vị vitamin D quốc tế mỗi ngày bắt đầu áp dụng đối với trẻ ngay sau khi sinh. Nên cho trẻ sơ sinh uống vitamin d như thế nào? Cần lưu ý cho bé uống khoảng 1 lít sữa công thức mỗi ngày hoặc sữa bò nguyên chất đối với các bé sơ sinh sau 12 tháng tuổi.
Bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh ở dạng nhỏ giọt - Ảnh Internet
Khi trẻ đang được cho uống các loại sữa tăng cường vitamin D nhưng không thể dùng đủ 1 lít mỗi ngày, lúc này cha mẹ nên bổ sung cho trẻ 400 đơn vị vitamin D dạng lỏng đều đặn bắt đầu trong vài ngày đầu sau khi sinh. Trẻ cần được tiếp tục bổ sung vitamin D cho đến khi trẻ có thể uống được khoảng 1 lít sữa mỗi ngày.
Đối với một số trường hợp, bác sĩ phải cho sử dụng thuốc vitamin D cho trẻ sơ sinh ở dạng lỏng, vitamin D3 nhỏ giọt. Lưu ý khi sử dụng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tránh tình trạng vượt quá liều lượng. Nếu thắc mắc về nhu cầu bổ sung vitamin D cho trẻ và nguồn cung cấp vitamin phù hợp dành cho trẻ.
3. Sử dụng sản phẩm bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh
Có nên cho trẻ sơ sinh uống vitamin D?
Trước khi đưa ra quyết định có nên cho trẻ sơ sinh uống vitamin D hay không thì mẹ cần trình bày về việc sử dụng bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh có thực sự cần thiết hay không. Các khuyến nghị khi bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh cần lưu ý:
- Không bổ sung quá 400 đơn vị vitamin D mỗi ngày cho trẻ sơ sinh.
- Cần giữ hướng dẫn sử dụng của các sản phẩm bổ sung cho trẻ để cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể thực hiện bổ sung vitamin D cho trẻ đúng liều hướng dẫn.
- Đối với các trường hợp sử dụng ống nhỏ giọt phân liều đi kèm sản phẩm được sản xuất riêng, không sử dụng ống nhỏ giọt từ một sản phẩm khác hoặc sử dụng với các mục đích khác.
Khi bé có thể ăn dặm, phụ huynh có thể bổ sung vitamin D cho trẻ bằng các loại thực phẩm như trái cây, rau củ,... - Ảnh Internet
- Kiểm tra các đơn vị đo lường to rõ, dễ hiểu với đánh dấu phân liều và đảm bảo các đơn vị này được đo theo đúng đơn bác sĩ kê.
- Khi không thể xác định được liều lượng cần bổ sung, các mẹ nên nhờ bác sĩ hoặc dược sĩ đưa ra hướng dẫn kỹ càng.
- Đối với các trẻ có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng hoặc được sử dụng sữa công thức trong thời gian dài, nên trình bày rõ với bác sĩ trước khi đưa ra quyết định sử dụng sản phẩm bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh hay không.
- Cha mẹ cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ và cách sử dụng thuốc của nhà sản xuất.
- Ngay từ khi mang thai, mẹ bầu nên bổ sung lượng vitamin D cần thiết để giúp cho em bé khi sinh ra có lượng vitamin D trong cơ thể đầy đủ, ngăn tình trạng em bé bị thiếu hụt vitamin D sau khi sinh.
Mùa đông lạnh, không giữ ấm 4 bộ phận này cơ thể sẽ nhiễm bệnh, ốm yếu Mũi, bụng, chân và khớp gối là những bộ phận cần phải giữ ấm trong mùa đông. Mũi Nếu bạn bảo vệ mũi không tốt vào mùa lạnh thì có thể dẫn đến các bệnh về đường hô hấp như sổ mũi, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang... thậm chí nặng hơn có thể gây ra tình trạng khô...