Mẹo chọn thực phẩm và nấu ăn để không làm mất vitamin C
Vitamin C rất có lợi cho sức khỏe, được cung cấp từ những món ăn hằng ngày. Nhưng vì chế biến không đúng cách mà lượng Vitamin C giảm đi đáng kể thậm chí là mất hết. Bí quyết nấu ăn không làm mất đi vitamin C trong thực phẩm được các bà nội trợ truyền tai nhau, bạn đã biết chưa?
Một số lưu ý trong quá trình lựa chọn các loại rau phổ biến để đảm bảo hàm lượng vitamin cụ thể
Dưa leo: Bạn nên chọn quả to, thuôn dài, bề mặt da xù xì như nổi gai, có màu xanh trắng, cuống dưa tươi
Bắp cải: Chọn những bắp chắc, nặng hơn so với những bắp cải cùng kích cỡ, cuống nhỏ và xanh, lá bên ngoài cuốn chặt, các lớp lá bóng có màu từ trắng đến xanh
Xà lách: Nên chọn loại lớp lá xanh bên ngoài có màu xanh nõn, mượt, còn nhựa là rau mới hái, lá dày, cuống to
Rau cần: Bạn nên chọn loại ít rễ, lá màu xanh, cọng rau non trắng, cuống lá dày
Rau muống: Nên chọn mớ rau phẳng, khi ngắt cuống có vệt nhựa ứa ra là rau mới hái, còn rau muống mà hai đầu ngóc lên trên là rau hái từ hôm qua, rất dễ bị ôi và mất hàm lượng vitamin
Cà rốt: Chọn củ màu sáng, còn cứng, không quá to, củ thuôn dài, tròn đều, cuống lá nhỏ, lá xanh tươi
Cải thảo: Nên chọn những cây có màu trắng, nặng, các lá cuộn chặt với nhau.
Hướng dẫn cách không làm mất Vitamin C trong khâu chế biến thực phẩm
Nên giữ nguyên hình dáng của rau xanh khi luộc hoặc thái, cắt chúng thành những khoanh, miếng lớn thay vì thái nhỏ chúng ra.
Không ngâm rau xanh và trái cây trong nước sau khi đã rửa chúng sạch sẽ. Thay vào đó, hãy dùng khăn giấy để thấm hết lượng nước còn bám trên rau xanh và trái cây.
Trong quá trình nấu, hãy cho rau vào khi nước đã sôi, tuyệt đối không cho rau vào nồi khi nước còn nguội.
Chỉ nên dùng muỗng hoặc vá bằng gỗ để đảo rau xanh trong quá trình nấu thay vì dùng muỗng, vá bằng kim loại. Kim loại sẽ hoạt động như một chất xúc tác phá hủy vitamin C trong thức ăn.
Video đang HOT
Phải đảm bảo rằng lượng nước đun nấu trong nồi ngập hết phần rau xanh cần nấu. Nếu để rau tiếp xúc với không khí khi đang được đun nấu, không khí sẽ phá hủy vitamin C trong rau.
Luôn đậy nắp nồi khi chế biến món rau hấp. Phương pháp hấp sẽ tạo ra áp lực tống ô xy ra ngoài. Do đó, vitamin C sẽ bị ô xy hóa (phân hủy) nhiều hơn mức bình thường.
Đối với món rán, nên sử dụng thật nhiều dầu ăn để mỗi miếng rau luôn được bao phủ bởi một lớp dầu mỏng. Điều này góp phần ngăn không làm lượng vitamin C bị mất đi đồng thời còn giúp cho rau không tiếp xúc trực tiếp với ô-xy. Bạn chỉ cần cho đủ lượng dầu ăn cần dùng và đảo thật đều tay trong quá trình nấu các loại rau.
Hâm đi hâm lại thức ăn sẽ khiến các loại vitamin tan hết trong nước, đặc biệt là các vitamin trong rau bị hủy diệt nhanh chóng. Tốt hơn là nên nấu lượng vừa đủ ăn trong bữa để tránh việc hâm đi hâm lại mà như vậy khi bạn ăn cũng thấy ngon miệng và không lo mất đi chất dinh dưỡng.
Muối sẽ giúp bảo vệ vitamin C trong thức ăn. Đó là lý do giải thích tại sao bạn nên cho thêm muối vào trong nước luộc rau. Cần cho muối vào rau ngay sau khi thái, cắt rau để làm món rau trộn tươi ngon hơn.
Theo www.phunutoday.vn
14 loại thực phẩm không nên ăn khi đói bụng
Các thực phẩm dưới đây rất có lợi cho sức khỏe nhưng tuyệt đối không được dùng khi đói để tránh những hậu quả khôn lường
CHUỐI
Trong chuối có chứa rất nhiều magiê và vitamin C tốt cho quá trình trao đổi chất và sức đề kháng cho cơ thể của bạn. Tuy nhiên sẽ cực kỳ nguy hiểm khi bạn dùng chuối làm thức ăn khi đói, do hàm lượng magiê sẽ tăng đột ngột trong máu, làm mất sự cân bằng của tim mạch, gây tổn hại cho sức khỏe của bạn.
Ngoài ra, trong chuối có hàm lượng vitamin C cao, nên vitamin C khi được vào cơ thể lúc đói cũng sẽ gây ra những tổn thương cho dạ dày của bạn.
QUẢ HỒNG
Có chứa tương đối nhiều nhựa, tanin. Các chất này gặp phải axit dạ dày trong lúc dạ dày trống rỗng sẽ dễ dàng kết hợp với axit dạ dày tạo thành những cục nhỏ khó hòa tan. Tuy nhiên, những cục này nếu nhỏ có thể được thải ra theo đường phân, nhưng nếu là cục to sẽ đóng thành sỏi, gây buồn nôn, nôn ọe, loét dạ dày thậm chí thủng dạ dày...
KHOAI LANG
Trong khoai lang có chứa nhiều tannin và chất nhựa. Ăn khoai lang lúc đói sẽ kích thích tiết ra nhiều axit dạ dày, gây cảm giác khó chịu, cồn cào.
Đây là loại củ tốt cho đường tiêu hoá, nó cũng chứa nhiều tinh bột nhưng không giống như gạo. Trong khoai lang có chứa nhiều tannin và chất nhựa, nếu đói bụng mà ăn khoai lang sẽ gây ra những tổn thương cho dạ dày. Nếu ăn khi đói, các chất có trong khoai sẽ kích thích nêm mạc gây cảm giác đầy bụng, ợ chua cực khó chịu.
CÁC LOẠI BÁNH NƯỚNG VÀ BÁNH BỘT NHỒI
Thành phần men trong bột của các loại bánh nướng và bánh bột nhồi. Chính chất này sẽ làm kích thích dạ dày, gây triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, khiến bạn mất cảm giác ngon miệng và khó chịu trong người, bụng chướng.
QUẢ LÊ
Trái cây tuy rất tốt cho sức khỏe cũng như hệ tiêu hóa, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng ăn trái cây đặc biệt là lê. Chất xơ thô của lê sẽ làm niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng nếu ta ăn vào lúc bụng đói dễ dẫn đến các bệnh đường ruột, đau dạ dày.
CỦ TỎI
Tỏi là loại thực phẩm cay, có nhiều công dụng chữa bệnh và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu với cái bụng trống rỗng mà bạn lại ăn nhiều món ăn có chứa tỏi hoặc ăn sống sẽ vô cùng nguy hiểm.
Tỏi sẽ khiến lớp niêm mạc dạ dày của bạn bị kích thích mạnh, dẫn đến hiện tượng co rút đau bụng, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và đường ruột. Nếu thường xuyên ăn lúc đói sẽ dẫn đến tổn thương dạ dày.
SỮA VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ SỮA
Sữa và sữa đậu nành có chứa nhiều đạm, giàu vitamin nhưng nếu bạn dùng nó như một món đồ ăn nhanh chống lại cơn đói thì lại "phản tác dụng".
Khi bụng đói mà ăn sữa chua, tính a xít trong dạ dày sẽ tiết ra tiêu diệt các vi khuẩn a-xit lactic có trong sữa chua. Do đó tác dụng của sữa chua bị giảm đi rất nhiều.
Ăn sữa chua đúng cách là ăn sau bữa ăn từ 1-2 giờ đồng hồ hoặc trước khi đi ngủ. Như vậy sữa chua sẽ phát huy hết tác dụng, giúp cơ thể tiêu hóa tốt thức ăn do dịch dạ dày đã được pha loãng, tính a-xít kiềm trong dạ dày làm cho các vi khuẩn a-xít lactic tăng trưởng thích hợp nhất.
THỰC PHẨM LẠNH
Với cái bụng đói mà bạn chọn ăn hoặc uống các thực phẩm lạnh là điều tối kỵ vì khi bạn ăn hoặc uống chúng có thể làm dạ dày bạn co thắt lại.
Nếu bạn thường xuyên ăn hoặc uống thực phẩm lạnh khi bụng rỗng về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến dạ dày của bạn và phát tác các bệnh như viêm loét dạ dày...
CAM, QUÝT
Cam, quýt là loại hoa quả được nhiều người yêu thích bởi vị ngọt mát. Thành phần chủ yếu của quýt là vitamin, đường và các axit hữu cơ tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu bạn ăn những loại quả này lúc đói bụng sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày bởi trong hai loại quả này có chứa rất nhiều axit hữu cơ, axit, acid citric, acid... ăn khi đói sẽ làm tăng axit, dẫn đến tổn thương cho dạ dày. Nếu bạn cứ giữ thói quen đó không sớm thì muộn sẽ gây ra căn bệnh đau dạ dày.
CÀ CHUA
Cà chua thường dùng để làm salad hay làm nguyên liệu tạo màu khi chế biến món ăn, tuy nhiên vẫn có người ăn sống hay dùng quả để ép lấy nước uống. Trong cà chua chứa nhiều thành phần như pecine, apocrustic và khi đói khì cơ thể chúng ta không thể chuyển hoá các chất này.
Nếu vào dạ này mà chúng tiếp xúc với axit và dịch tiêu hoá sẽ gây kết tủa, tạo cảm giác đầy bụng và khó tiêu lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh liên quan về dạ dày.
ĐƯỜNG VÀ THỨC ĂN CHỨA NHIỀU ĐƯỜNG
Đường là một loại thực phẩm rất hay dùng hàng ngày để giải khát, chế biến món ăn... Tỏi rất tốt cho tiêu hóa và giúp cơ thể hấp thụ thức ăn. Nhưng khi bụng đang đói cồn cào mà lại sử dụng đường hoặc các thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo bánh, hoa quả ngọt sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. Vì lúc đó lượng đường trong máu tăng cao đột ngột dễ gây ra các chiệu trứng có hại cho sức khoẻ của bạn.
DƯA CHUỘT VÀ CÁC LOẠI RAU TƯƠI KHÁC
Dưa chuột và rau tươi thường rất tốt cho cơ thể, ăn nhiều sẽ không sao, thậm chí còn giúp thức ăn tiêu hóa tốt. Tuy nhiên, lúc bụng rỗng và lúc sáng sớm thì hoàn toàn không nên ăn vì chất axit animo trong rau tươi, dưa leo sẽ gây nên chứng ợ nóng, đầy hơi và đau bụng khiến cho bạn mệt mỏi và khó chịu trong người.
TRÀ XANH
Trà xanh có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe của bạn như khả năng phòng chống ung thư, làm chậm quá trình lão hóa, nhưng sẽ làm giảm chức năng tiêu hóa cho dạ dày của bạn, dễ dẫn đến hiện tượng chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi nếu bạn uống lúc đói.
Với những lưu ý và khuyển cáo về ăn uống khi đói bụng trên đây mong rằng các bạn sẽ lựa chọn cho mình một chế độ ăn khoa học và hợp lý để tận dụng tối đa dinh dưỡng từ món ăn. giúp cơ thể phát triển khoẻ mạnh.
Theo www.phunutoday.vn
Bà bầu uống chanh leo, con lớn nhanh như thổi Chanh leo hay còn gọi là chanh dây là một loại trái cây rất dễ mua ở bất kì khu chợ nào. Chỉ qua các bước chế biến đơn giản bạn đã có được những món ăn, thức uống vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng. Đặc biệt chanh leo mang lại những tác dụng thần kì với bà bầu. Chanh leo chứa hàm...