Mẹo bảo vệ làn da trong mùa đông
Sức khỏe làn da không chỉ mang lại vẻ đẹp, trẻ trung… mà còn là tấm lá chắn bảo vệ cơ thể chống lại các yếu tố gây hại từ môi trường.
Tuy nhiên, mùa đông với tiết trời lạnh giá có thể làm tổn hại đáng kể đến sức khỏe làn da, gây ra tình trạng da khô, viêm, ngứa, đỏ trên da…
Để bảo vệ làn da trong mùa đông có thể thực hiện những mẹo sau:
1. Dưỡng ẩm hàng ngày giúp bảo vệ làn da
Mùa đông nên dùng kem dưỡng ẩm hàng ngày để bảo vệ làn da:
Da dầu, da mụn : Nên chọn kem dưỡng ẩm có kết cấu mỏng nhẹ ở dạng gel hoặc lotion, thẩm thấu nhanh giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho da mà không gây bít tắc lỗ chân lông.
Da khô : Nên chọn những sản phẩm dưỡng ẩm có kết cấu đặc như kem để giữ ẩm trên da được lâu hơn, đồng thời bảo vệ da khỏi tình trạng mất nước.
Da nhạy cảm: Nên chọn những sản phẩm dưỡng ẩm có kết cấu mỏng nhẹ, chiết xuất từ thiên nhiên giúp da dịu mát.
Thoa kem dưỡng ẩm trực tiếp lên da ướt sau khi tắm để kem dưỡng ẩm có thể giúp giữ độ ẩm trên bề mặt.
Việc dùng máy tạo độ ẩm trong phòng giúp giảm khô da, duy trì độ ẩm làm cho làn da mềm mịn.
2. Không lạm dụng xà phòng
Video đang HOT
Làm sạch da quá mức bằng xà phòng sẽ loại bỏ chất dưỡng ẩm tự nhiên của da, làm rối loạn môi trường bề mặt da. Không những thế việc chà sát quá mạnh có thể làm tổn thương bề mặt da, khiến vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào trong da.
3. Tránh thời tiết quá lạnh
Nhiệt độ quá lạnh có thể gây ra các rối loạn về da hoặc tê cóng ở một số người. Do đó, cần tránh để hở da ở ngoài trời quá lạnh.
Trong trường hợp bị lạnh kèm theo da tay hoặc da chân đổi màu, kèm theo đau, loét, mất cảm giác ở ngón tay hoặc ngón chân… cần đến cơ sở y tế ngay để kịp thời xử trí, tránh để lại biến chứng nguy hiểm.
4. Dùng máy tạo ẩm
Mùa đông độ ẩm không khí thấp, khiến da trở nên khô hơn. Việc dùng máy tạo độ ẩm trong phòng giúp giảm khô da, duy trì độ ẩm cho da, làm cho làn da mềm mịn và khỏe mạnh.
Tuy nhiên, khi dùng cần vệ sinh máy và thay nước thường xuyên theo hướng dẫn để giảm nấm mốc.
5. Hạn chế tắm nước nóng
Nước nóng có thể khiến cho da bị khô, nứt nẻ, do đó, chỉ nên tắm nước ấm. Để kiểm tra có thể nhỏ nước lên cổ tay, nếu độ ấm vừa phải, không quá nóng hay quá lạnh là được.
Nên tắm nước ấm hoặc ngâm mình trong bồn tắm với sữa tắm không gây kích ứng, không chứa chất tẩy rửa. Ngay sau đó, thoa kem dưỡng ẩm dạng kem đặc, nhẹ nhàng vỗ bề mặt da.
Hạn chế tắm nước nóng vì nước nóng sẽ làm mất chất bã nhờn và làm cho da bị khô, nứt nẻ.
6. Bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời trong mùa đông cũng có thể gây nguy hiểm cho làn da. Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến lão hóa da sớm và ung thư da. Do đó, ngay cả trong mùa đông, cũng cần sử dụng kem chống nắng khi đi ra ngoài.
7. Bổ sung vitamin D khi cần thiết
Mùa đông ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên lượng vitamin D tự nhiên giảm xuống. Do đó, có thể bổ sung vitamin D theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trong trường hợp bị khô da dai dẳng, bong tróc, ngứa, phát ban hoặc các khối u trên da… nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được chỉ định cách điều trị phù hợp.
Nhặt da, sơn sửa nhiều có làm móng tay nhanh hỏng?
Nhiều người thường xuyên ngâm, nhặt da chế.t, sơn sửa móng lo lắng việc này sẽ khiến móng nhanh khô, yếu hơn, thậm chí dẫn đến ung thư da.
Tôi rất thích cảm giác nhặt da chế.t quanh móng tay, móng chân và sơn sửa móng nên thường xuyên đi làm nail. Nhưng tôi nghe nói sơn móng nhiều, đặc biệt chiếu đèn nhiều sẽ khiến móng khô, yếu hơn, thậm chí ung thư da. Thưa bác sĩ, điều này có đúng không? Mài móng trước khi sơn có gây tổn hại cho móng không? Bao lâu thì nên làm móng một lần? (Minh Anh, Hà Nội).
Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Huy Lượng, Trưởng khoa Laser & săn sóc da, Bệnh viện Da liễu Trung ương, tư vấn:
Chăm sóc móng vừa là cách làm đẹp, vừa giúp vệ sinh. Móng có cấu trúc nâng đỡ, bám rất chắc vùng nếp xung quanh và nếp dưới móng. Đây là nơi được cấu trúc sợi chun chằng chắc chắn, giúp bám chặt cấu trúc mô lành xung quanh mảnh sừng của móng, làm cho móng chắc khỏe.
Khi lạm dụng chăm sóc móng, như ngâm nước với thời gian quá lâu khiến những sợi chun, điểm bám đó bị yếu dần. Hơn nữa, động tác ngoáy khóe móng càng làm cho cấu trúc sợi chun trên đứt gãy nhiều hơn, từ đó gây ra nguy cơ dễ nhiễ.m trùn.g, phản ứng dị ứng, viêm, ngứa, tạo thành vòng luẩn quẩn không dừng lại được.
Theo Tiến sĩ Vũ Huy Lượng, không nên ngâm móng quá 10 phút, không tác động đến móng quá 1 lần/tuần. Ảnh: Võ Thu
Việc mài nhẹ móng để nước sơn "ăn" hơn, bền hơn hầu như không tác động đến lớp sừng móng, làm móng bị mỏng hay hỏng vì không ai mài đến tận lớp sừng của móng.
Nhiều người lo lắng việc sơn móng chân tay có nguy cơ gây ung thư như đồn đoán. Đến nay, một vài nghiên cứu đơn lẻ ghi nhận ca ung thư tại móng nhưng việc này có thật sự do chất sơn móng, cách làm móng hay ung thư do nguyên nhân khác biểu hiện tại móng... thì chưa khẳng định được.
Liên quan đến thông tin việc chiếu đèn khi sơn móng có thể gây ung thư, thực tế, đa số đèn chiếu trong làm móng sử dụng ánh sáng led, loại ánh sáng này có khả năng chống viêm tốt (trong điều trị trứng cá hay bệnh lý da có viêm cũng dùng chiếu đèn). Tôi nghĩ sử dụng chiếu đèn led trong làm móng không có gì nguy hại.
Tóm lại, việc ngâm móng trong nước thời gian dài (quá 10 phút), động tác chủ động ngoáy vào khóe móng là hai yếu tố làm hại móng nhiều hơn cả.
Việc nhặt da chế.t quanh móng, trên lý thuyết, nếu lấy được các tế bào chế.t thì không tác động đến cơ thể, nhưng nhiều người lạm dụng quá mức, động tác can thiệp quá sâu khi nhặt da chế.t, tác động vào cấu trúc lành bình thường, gây tổn thương, là nguyên nhân xuất hiện bệnh lý quanh móng.
Không có con số nghiên cứu cụ thể về tần suất làm móng bao lâu là phù hợp. Tuy nhiên, một con số tương đối do các hội chăm sóc da ở Mỹ và Nhật Bản đã thảo luận là không nên tác động tới móng quá 1 tuần/lần.
Lời khuyên để giữ móng tay khỏe mạnh:
- Giữ cho móng tay sạch và khô.
- Cắt móng tay thẳng. Dùng kéo hoặc bấm móng tay sắc nhọn. Làm tròn các móng tay một chút ở đầu để có độ chắc khỏe tối đa.
- Không cắn móng tay hoặc cắt bỏ lớp biểu bì. Làm như vậy có thể làm hỏng móng.
- Không sử dụng móng tay của bạn như một công cụ, chẳng hạn như cạy mở nắp hộp.
- Khi móng chân dày và khó cắt, hãy ngâm chân vào nước muối ấm. Trộn một thìa cà phê muối vào mỗi lít nước và ngâm từ 5- 10 phút.
- Tránh cắt bỏ móng chân mọc ngược, đặc biệt nếu chúng đang bị nhiễ.m trùn.g và l.ở loé.t. Nếu bạn đang bị móng chân mọc ngược, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được điều trị.
Đi dép tông ở hồ bơi và trong phòng tắm công cộng. Điều này làm giảm nguy cơ nhiễ.m trùn.g do nấm có thể xâm nhập vào móng chân của bạn.
Nếu móng tay của bạn thay đổi, sưng lên hoặc gây đau, hãy đến gặp bác sĩ da liễu vì đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng.
Mùa đông tắm bằng nước nóng hay nước lạnh mới tốt cho da? Nên tắm rửa bằng nước nóng hay nước lạnh mới tốt cho da là băn khoăn của nhiều người khi thời tiết vào đông. Tắm rửa là bước chăm sóc da cơ bản mà mỗi chúng ta làm hàng ngày. Vào mùa đông da thường yếu và dễ bị mất nước nên đòi hỏi sự chăm chút hơn khi vệ sinh làm sạch,...